Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 5

TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN

Câu 1: Trình bày về tác giả và tác phẩm Xuý Vân giả dại

Trả lời:

a, Tác giả

Tác giả dân gian

b, Tác phẩm

Vở chèo Kim Nham

- Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật. - Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật.

- Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa. - Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời. - Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng. - Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng.

Đoạn trích Xúy Vân giả dại

- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam - Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam

- Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,... - Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,...

Câu 2: Xuý Vân giả dại thuộc thể loại gì? Em hãy nêu một vài đặc điểm của thể loại này

Trả lời:

- Tác phẩm thuộc thể loại: chèo - Tác phẩm thuộc thể loại: chèo

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. - Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát. - Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan - Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan  m Thị Kính,...

Câu 3: Phân tích tình cảm của Xuý Vân đối với Trần Phương và niềm mong ước của Xúy Vân

Trả lời:

- Tình cảm đối với Trần Phương: - Tình cảm đối với Trần Phương:

+ say đắm, điên cuồng, rồ dại + say đắm, điên cuồng, rồ dại

+ nhớ nhân tình, đêm năm canh tôi thức cả vừa năm + nhớ nhân tình, đêm năm canh tôi thức cả vừa năm

=>  tình yêu thực sự, chân thành, mãnh liệt, thổn thức.

- Niềm mong ước của Xúy Vân: mong chờ hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, vợ chồng (Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.) - Niềm mong ước của Xúy Vân: mong chờ hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, vợ chồng (Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.)

=>  Khát vọng hạnh phúc lứa đôi chân chính và tình cảm chân thật, đến mức điên cuồng. Tình cảm với Trần Phương đã cho Xúy Vân thấy được tia hy vọng của hạnh phúc, chính vì vậy mà nàng đã muốn vùng vẫy để thoát khỏi Kim Nham

Câu 4: Em hãy phân tích mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm nhân vật Xuý Vân

Trả lời:

- Mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của Xúy Vân là mâu thuẫn giữa một bên phải giữ đạo vợ chồng, giữ trinh tiết, một bên là tiếng gọi, khát vọng tình yêu. - Mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của Xúy Vân là mâu thuẫn giữa một bên phải giữ đạo vợ chồng, giữ trinh tiết, một bên là tiếng gọi, khát vọng tình yêu.

+ Đối với Kim Nham: Xúy Vân sử dụng lí lẽ để giữ bản thân ở lại với cuộc hôn nhân: + Đối với Kim Nham: Xúy Vân sử dụng lí lẽ để giữ bản thân ở lại với cuộc hôn nhân:

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Gió trăng thời mặc gió trăng,

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

Tôi thương nhân ngãi

+ Đối với Trần Phương: Xúy Vân yêu Trần Phương và thấy khát khao hạnh phúc được đong đầy: + Đối với Trần Phương: Xúy Vân yêu Trần Phương và thấy khát khao hạnh phúc được đong đầy:

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

[…], tôi nhớ nhân tình,

Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.

Câu 5: Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát trong văn bản. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu”  thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm  khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật.

Trả lời:

Những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát:

- Tôi kêu đò, đò nọ không thưa, - Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

- Cách con sông nên tôi phải lụy đò, - Cách con sông nên tôi phải lụy đò,

[..]

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

- Chờ cho bông lúa chín vàng, - Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

- Rủ nhau lên núi Thiên Thai, - Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết, còn quang với thùng...

- Con cá rô nằm vũng chân trâu, - Con cá rô nằm vũng chân trâu,

Để cho năm bảy cần câu châu vào!

- Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông, - Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

- Ông Bụt kia bẻ cổ con nai, - Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.

[...]

So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có một số nét khác biệt: số tiếng trong dòng thơ có khi nhiều hơn 6 (với dòng trên) và nhiều hơn 8 (với dòng dưới); bên cạnh nhịp chẵn, nhiều dòng có nhịp lẻ (“Tôi kêu đò/ đò nọ không thưa, Tôi càng chờ/ càng đợi, /càng trưa chuyến đò”; “Cách con sông/ nên tôi phải luỵ đò”;...). Đây chính là hình thức lục bát biến thể. Việc chêm vào nhiều tiếng và biến đổi cách ngắt nhịp như nói trên có tác dụng làm cho lời thơ gần với lời nói hằng ngày, một mặt diễn tả được tâm trạng bấn loạn, rối bời của nhân vật, mặt khác thể hiện được tính bất thường của hoàn cảnh mà nhân vật đang lâm vào. Thêm nữa, việc kéo dài câu thơ còn có tác dụng tạo đủ thời gian cho diễn viên thực hiện các động tác múa kèm theo lời hát.

Câu 6: Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau: "Càng chờ càng đợi,  càng trưa chuyến đò

Trả lời:

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

Từ “đò” nguyên nghĩa chỉ một phương tiện chuyên chở trên sông nước nhưng ở dòng thơ thứ nhất, nó đã được dùng theo nghĩa hoán dụ, chỉ “người lái đò” (vì đò là vật vô tri, không thể nghe được tiếng gọi và cũng không thể cất lời “thưa”). Còn ở dòng thơ thứ hai, “đò” trong cụm từ “càng trưa chuyến đò” đã mang nghĩa ẩn dụ, chỉ tình trạng trễ tràng, lỡ làng hoặc ế ẩm, đáng than thở.

Câu 7: Văn bản Huyện đường thuộc thể loại gì? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó

Trả lời:

- Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình kịch nhạc phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. - Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình kịch nhạc phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ.

- Phân loại: - Phân loại:

+ Tuồng cung đình + Tuồng cung đình

+ Tuồng dân gian + Tuồng dân gian

- Tuồng dân gian (tuồng hài) thường được xây dựng trên các tích kể về sinh hoạt đời thương, giàu yếu tố hài, châm biếm, các yếu tố hóa trang, phục trang, đạo cụ, động tác thường đơn giản. - Tuồng dân gian (tuồng hài) thường được xây dựng trên các tích kể về sinh hoạt đời thương, giàu yếu tố hài, châm biếm, các yếu tố hóa trang, phục trang, đạo cụ, động tác thường đơn giản.

Câu 8: Tóm tắt văn bản Huyện đường bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Văn bản "Huyện đường" kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, xoay quanh cuộc kiện tụng liên quan đến vụ trộm của Thị Hến. Trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền. Qua truyện ta thấy được sự vô lương tâm, mục ruỗng đạo đức, đê hèn của một bộ phận quan lại.

Câu 9: Phân tích nhân vật Tri huyện (chức vụ, tính cách).

Trả lời:

+ Chức vụ: cai quản một huyện + Chức vụ: cai quản một huyện

+ Tính cách:  + Tính cách:

Phô trương uy quyền, một kẻ thuộc loại “ăn trên ngồi trốc”, hưởng đủ mùi phú quý và quen sống phóng đãng “Đỉnh chung đà đủ miếng/ Hoa nguyệt cũng quen mùi”.

Cậy quyền cậy thế để tự tung tự tác, bất chấp công lí, đạo lí, miễn sao vơ vét được nhiều: “Lấy của cây ngọn roi/ Làm quan nhờ lỗ khẩu/ Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền/ Dân xã nếu không kiêng/ Bỏ xuống lao giam kĩ”.

đặc điểm chung của tầng lớp thống trị

Câu 10: Phân tích nhân vật Lính lệ (chức vụ, tính cách).

Trả lời:

+ Chức vụ: người hầu giúp việc cho quan. + Chức vụ: người hầu giúp việc cho quan.

+ Tính cách: biết lợi dụng hoàn cảnh để vòi tiền của dân. + Tính cách: biết lợi dụng hoàn cảnh để vòi tiền của dân.

- Giữa ba nhân vật, tuy có chức phận, tính cách và hành động khác nhau nhưng hoàn toàn “gặp gỡ” nhau ở bản chất tham lam và mánh khoé đục khoét người dân “thấp cổ bé họng”. Sự “phối hợp hoạt động” của cả ba có thể làm bộ máy chính quyền trở nên thối nát, gây ra nhiều tai hoạ cho xã hội. - Giữa ba nhân vật, tuy có chức phận, tính cách và hành động khác nhau nhưng hoàn toàn “gặp gỡ” nhau ở bản chất tham lam và mánh khoé đục khoét người dân “thấp cổ bé họng”. Sự “phối hợp hoạt động” của cả ba có thể làm bộ máy chính quyền trở nên thối nát, gây ra nhiều tai hoạ cho xã hội.

Câu 11: Văn bản đã phản ánh hiện tượng gì trong xã hội? Những hiện tượng như vậy theo em còn tồn tại trong xã hội hiện tại không?

Trả lời:

- Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại. - Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại.

- Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng - Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng

- Theo em, hiện tượng này vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội hiện tại và để lại những hậu quả - Theo em, hiện tượng này vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội hiện tại và để lại những hậu quả  tiêu cực cho người dân.

Câu 12: Tri huyện tự nhận mình là kẻ “Sự lý thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền”. Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác.

Trả lời:

Tri huyện tự nhận mình là kẻ “Sự lý thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền”. Toàn bộ hành động sau đó của y đã chứng thực điều này:

- Dây dưa chưa xử kiện ngay để nghĩ kế moi tiền của trùm Sò (“Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.”). - Dây dưa chưa xử kiện ngay để nghĩ kế moi tiền của trùm Sò (“Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.”).

- Thực thi nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” khi tiến hành xử kiện - kẻ có tội bị phạt nặng đã đành (một phần do không có tiền đút lót) nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu. - Thực thi nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” khi tiến hành xử kiện - kẻ có tội bị phạt nặng đã đành (một phần do không có tiền đút lót) nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu.

- Dung túng cho thuộc hạ (lính lệ) giở trò đòi những người thưa kiện phải hối lộ. - Dung túng cho thuộc hạ (lính lệ) giở trò đòi những người thưa kiện phải hối lộ.

Câu 13: Phân tích đoạn trích Huyện đường

Trả lời:

Tuồng là một loại hình kịch hát truyền thống của dân tộc, phát triển rực rỡ dưới thời kì nhà Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Bên cạnh các vở tuồng nổi tiếng như "Lục Vân Tiên", "Bên cầu dệt lụa", "Kiếp nào có yêu nhau" thì vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" cũng là tác phẩm đỉnh cao của bộ môn nghệ thuật này. "Huyện đường" là một trong những trích đoạn tiêu biểu của vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến", thể hiện thái độ của người xưa đối với bộ máy cai trị thời phong kiến.

Đoạn trích "Huyện đường" kể về những mưu mô của tên tri huyện, đề lại, lính lệ nơi huyện đường vào lúc diễn ra cuộc kiện tụng giữa các nhân vật liên quan đến vụ trộm. Thông qua đoạn trích, tác giả dân gian tố cáo, phê phán bọn tham quan, ô lại trong thời kì xã hội phong kiến.

Chủ đề của đoạn trích được thể hiện chủ yếu thông qua các nhân vật: tri huyện, đề lại, mấy tên lính lệ. Trước hết, ngay trong đoạn nói lối, nhân vật tri huyện tự giới thiệu về bản thân mình:

"Quyền trọng trấn nha môn

Bản chức xưng tri huyện

Đỉnh chung đà đủ miếng

Hoa nguyệt cũng quen mùi

[...] Vào ra cũng phải chuyên cần"

Như vậy, qua lời xưng danh ấy, ta biết được tên tri huyện giữ chức vụ quan trọng ở cửa quan. Hắn được hưởng lợi lộc từ địa vị, làm quan nhờ lỗ miệng, lại cậy quyền lực để lấy của cải của nhân dân. Mặc dù làm quan nhưng hắn phân xử bừa bãi. Người đi kiện thắng thua là nhờ vào đồng tiền đút lót. Người dân nếu không nể sợ thì sẽ bị hắn bỏ vào nhà tù giam kĩ. Có thể nói, lời tự giới thiệu của nhân vật tri huyện đã cung cấp cho người xem, người đọc một số hình dung ban đầu về nhân vật. Đây là người có bản chất tham lam, mưu mô, toan tính. Ông ta tự tung tự tác làm hại nhân dân.

Đặc biệt, cách xử án càng bộc lộ rõ bản chất xấu xa của tên quan huyện. Vụ kiện tụng xảy ra đã được một thời gian nhưng tri huyện không giải quyết dứt khoát mà cố tình trì hoãn để moi móc tiền của nhân dân. Khi được đề lại hỏi "quan đã định dứt khoát như thế nào chưa", tên tri huyện ỡm ờ trả lời: "Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể "ấy" được.". Từ "ấy" trong câu nói này ám chỉ toan tính bòn rút tiền từ tên Trùm Sò của tri huyện và đề lại. Hắn muốn nhân cơ hội này kiếm chác, làm giàu cho bản thân. Hành động cười khoái trá cho thấy sự hả hê, sung sướng khi hắn tự "thưởng thức" những mưu mô, thủ đoạn của mình: "Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu". Mặc dù cả tên địa chủ Trùm Sò và Thị Hến đều có tội, nhưng tuyệt nhiên hắn chỉ đưa ra hình phạt với Ốc, Nghêu, lí trưởng vì "Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò. Thầy hiểu chứ?". Mục đích hắn không xử Thị Hến là để có thêm thời gian nhận hối lộ từ Trùm Sò. Hắn làm quan nhưng lại không công bằng, phán xét dựa trên đồng tiền.

Những lời nói của tri huyện được hô ứng nhịp nhàng với tên đề lại. Cả hai không cần phải giữ ý với nhau vì họ đều có chung bản chất. Tên đề lại tham lam, lại còn có thói xu nịnh nên khi nghe tri huyện phán vậy liền tấm tắc khen "Vâng ạ, quan xử hay lắm.".

Ngoài ra, trong đoạn trích, mấy tên lính lệ đóng vai trò tay sai, là trợ thủ đắc lực giúp cho đề lại, tri huyện thực hiện mưu mô của mình. Họ dẫn lí trưởng, Trùm Sò, Thị Hến vào, ra hiệu để ba người đứng lại nói nhỏ. Dù không làm gì nhưng vẫn tỏ vẻ giúp đỡ: "Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi mới chịu xử vụ này đấy.".

Như vậy, các nhân vật trên đã làm nổi bật chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Ngoài ra, ngôn từ gần gũi cùng các tình huống gây cười đã góp phần thể hiện tư tưởng của văn bản. Trích đoạn "Huyện đường" là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn học, ca nhạc và vũ đạo.

Qua đoạn trích, tác giả dân gian bày tỏ thái độ châm biếm, mỉa mai. Trong con mắt của người dân, chốn "cửa quan" là nơi bọn quan lại ô hợp, mưu mô để vơ vét và làm hại những người dân "thấp cổ bé họng".

Câu 14: Tóm tắt văn bản “Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân” bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Văn bản "Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân" giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước. Bài giới thiệu từ sự ra đời của trò rối nước, không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước đến các đặc điểm của con rối nước, việc bảo tồn và phát triển rối nước.

Câu 15: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

Trả lời:

a, Giá trị nội dung

Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về một loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống của dân tộc ta. Qua đó thể hiện niềm tự hào, trân trọng cũng như cho thấy những thách thức và khó khăn của múa rối nước xã hội hiện nay

b, Giá trị nghệ thuật

- Lời văn rõ ràng, rành mạch - Lời văn rõ ràng, rành mạch

- Ngôn từ phù hợp với văn bản thông tin - Ngôn từ phù hợp với văn bản thông tin

- Văn phong mạch lạc, dễ hiểu - Văn phong mạch lạc, dễ hiểu

- Thể hiện những đặc trưng của một văn bản thông tin như nội dung, sapô, bố cục… - Thể hiện những đặc trưng của một văn bản thông tin như nội dung, sapô, bố cục…

Câu 16: Phần sa-pô đã đem đến cho người đọc ấn tượng đầu tiên như thế nào về nghệ thuật rối nước.

Trả lời:

- Ấn tượng nổi bật: - Ấn tượng nổi bật:

+ Sàn diễn là mặt nước còn diễn viên lại xuất thân từ những miếng gỗ. + Sàn diễn là mặt nước còn diễn viên lại xuất thân từ những miếng gỗ.

+ Con người chỉ thầm lặng đứng ở hậu trường, những hình nhân vô tri lại tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu. + Con người chỉ thầm lặng đứng ở hậu trường, những hình nhân vô tri lại tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu.

Nêu ra những đặc điểm “độc”, “lạ” của nghệ thuật múa rối nước để gây tò mò, sự chú ý của độc giả.

Câu 17: Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?

Trả lời:

- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh - Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh

- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối - Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối

- Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sao và cả tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai - Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sao và cả tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai

Câu 18: Nhan đề văn bản Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân đã tạo nên sự hấp dẫn như thế nào với người đọc?

Trả lời:

Nhan đề văn bản Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân gợi lên sự chờ đợi xem tác giả sẽ trình bày như thế nào về sự phản chiếu của đời sống hiện đại trên nền nghệ thuật múa rối nước cổ truyền đang được làm hồi sinh

Câu 19: Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh điều gì? Tại sao người viết lại quan tâm đến điều đó?

Trả lời:

Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh cái lạ, cái độc đáo của nghệ thuật rối nước: khác biệt với nhiều nghệ thuật sân khấu khác ở “sàn diễn”, “diễn viên” ở sự hoán chuyển vị trí, chức năng giữa con người với đạo cụ. Đây là một sự nhấn mạnh đầy dụng ý, kích thích trí tò mò của người đọc, nhất là người đọc nước ngoài đến Việt Nam và đang muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

Câu 20: Bạn hiểu như thế nào về sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật múa rối nước được để cao ở cuối văn bản? Ban có thể góp thêm ý kiến gì về vấn đề này

Trả lời:

Sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật rối nước được đề cập ở cuối văn bản xoay quanh các từ “duy trì”, “bảo tồn” và “phát triển”. Duy trì và bảo tồn quả không dễ vì lớp người thực sự yêu và hiểu hồn của rối nước còn không nhiều, trong khi con người thời nay bị cuốn theo rất nhiều hình thức giải trí mới, hấp dẫn và phù hợp hon. Hon nữa, bảo tồn nghệ thuật múa rối nước luôn gắn liền với việc tổ chức biểu diễn chứ không đơn thuần là việc tàng trữ một cái gì mang tính vật thể. Muốn biểu diễn thành công phải cẩn rất nhiều điều kiện, trong đó có việc phục dựng lại bối cảnh phù hợp, giống bối cảnh của đổng quê xưa. Giữ nguyên vẹn những gì đã có thì sớm muộn múa rối nước cũng sẽ trở nên xa lạ với hậu duệ của những bậc tiền nhân đã sáng tạo ra múa rối nước. Nhưng phát triển thế nào để phần tình hoa của múa rối nước không bị biến dạng, đó là cả một vấn đề lớn chưa thể có câu trả lời dứt khoát.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay