Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 7

QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Câu 1: Trong những câu sau đây, người kể chuyện đã thể hiện khả năng thấu tỏ như thế nào về nhân vật?

“Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”

Trả lời:

Những câu văn này tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật Thanh. Thường, những gì diễn ra trong nội tâm của con người, người ngoài không thể biết được. Nhưng ở lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, những vui buồn, nhớ mong,... của nhân vật vẫn được nói ra tường tận. Đó chính là biểu hiện “quyền năng” có vẻ như không giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”?

Trả lời:

“Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải.” là câu văn miêu tả trạng thái tình cảm của Thanh. Đó là một trạng thái mơ hồ, không rõ hình rõ nét, nhân vật cũng chưa thể ý thức đầy đủ. Nó vấn vương, thoang thoảng như mùi hương, dịu dàng nhưng ngọt ngào, trở nên ám ảnh trong tâm hồn nhân vật.

Câu 3: Phân tích cách thể hiện tình cảm của Thanh và Nga trong đoạn trích.

Trả lời:

Thanh và Nga, lòng đã hướng về nhau, bộc lộ tình cảm của mình bằng nhiều cách: bằng sự cảm nhận ("Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan”; “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”,...); bằng lời nói (“Những ngày em đến đây hải hoa, em nhớ anh quá...); bằng cử chỉ ("Thanh dắt nàng đi xem vườn”; “chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa”;...)

Câu 4: Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.50 –51), đoạn từ "Bữa ăn xong" đến "tưởng nhớ mùi hương” và trả lời các câu hỏi: Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

Trả lời:

Ở đoạn trích này, cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;...

Câu 5: Những yếu tố nào cho thấy ở đoạn trích này, đời sống tình cảm của nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý miêu tả?

Trả lời:

Đời sống tình cảm của nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả qua một số yếu tố: cảm xúc của Thanh khi trở về, nhìn lại căn nhà, khu vườn thân quen; sự chăm sóc của bà dành cho Thanh và những tình cảm của Thanh đối với bà; những lời đối thoại thân tình, trìu mến giữa hai bà cháu; hồi ức đẹp đẽ của Thanh về những ngày sống với bà ở căn nhà, khu vườn thân thuộc này.

Câu 6: Trong lần trở về quê thăm bà này Thanh có tâm trạng ra sao?

Trả lời:

Sau 2 năm trở về thăm quê, trở về với không gian thân thuộc, ngôi nhà của bà Thanh cảm thấy thật bình yên và thong thả. Bởi căn nhà đối với Thanh là một nơi mát mẻ hiền lành, có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.

Nhận ra cây hoàng lan, Thanh nhớ đến câu chuyện tuổi thơ, Thanh hay nhặt hoa dưới gốc cây. Ngày ấy cha mẹ Thanh hãy còn, Thanh nhận ra thời gian trôi quá nhanh

Thể hiện sự hoài niệm của nhân vật Thanh

Câu 7: Qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết của “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai?

Trả lời:

Ta có thể thấy Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người vì tình thương, vì chính nghĩa dù có phải hi sinh bản thân mình.

Câu 8: Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Trả lời:

Trong lời đối thoại và hành động của hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve có sự đối lập. Điều này làm nổi bật lên sự mâu thuẫn giữa ác và thiện, giữa một người tốt và một người xấu...

Nhân vật Giăng Van-giăng:

Khi Phăng-tin còn sống: Cử chỉ với chị Phăng-tin được miêu tả là nhẹ nhàng và điềm tĩnh, cố gỡ bàn tay của Gia-ve. Khi ông bị bắt cầu xin Gia-ve cho mình thời gian để đi tìm con cho chị Phăng-tin. Thể hiện là một con người điềm đạm, tử tế tuy rơi vào nghịch cảnh.

Khi Phăng-tin chết: giật gãy trong chớp mắt chiếc giường sắt cũ nát, cầm lăm lăm thanh giường trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng. Tuy nhiên, ông lại đối với chị Phăng-tin hết sức nhẹ nhàng, sự đau buồn cùng cực, nhắm nhìn Phăng-tin không nhúc nhích, quỳ xuống, nhẹ nhàng nâng bàn tay chị Phăng-tin lên và đặt vào đó một nụ hôn.

Nhân vật Gia-ve:

Khi Phăng-tin còn sống: man rợ, điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng cầm thú gầm, hét to, túm cổ áo, gắt gỏng. Một con người man rợ, quát tháo ầm ĩ.

Khi Phăng-tin đã chết: run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng, lo lắng ông trốn mất. Tuy nhiên, hắn ta vẫn điên cuồng quát tháo, không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin. Một con người không còn nhân tính.

Câu 9: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật thay đổi như thế nào từ trước khi Phăng-tin chết đến sau khi Phăng-tin tắt thở Những điều đó thể hiện điều gì ở nhân vật Giăng van-giăng?

Trả lời:

a, Thái độ với Gia-ve

+ Trước khi Phăng –tin chết + Trước khi Phăng –tin chết

Cử chỉ điềm tĩnh

Ngôn ngữ nhã nhặn

Không phải vì khiếp sợ, mà vì lo cho Phăng-tin. Hạ giọng van xin chỉ vì tình thương với người phụ nữ đang hấp hối

+ +  Sau khi Phăng-tin chết

Thái độ hành động quyết liệt, mạnh mẽ, kiềm chế

Ngôn ngữ ngắn gọn, nghiêm khắc – bình tĩnh

CHấp nhận bị bắt, xả thân vì tình thương

b, Thái độ đối với Phăng –tin

+ Trước khi Gia-ve xuất hiện + Trước khi Gia-ve xuất hiện

Trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện, Giăng van-giăng có thái độ hành động trấn an, giọng điệu nhẹ nhàng điềm tĩnh giống như một vị cứu tinh, che chở.

+ Thái độ với linh hồn Phăng –tin + Thái độ với linh hồn Phăng –tin

Giăng van –giăng ngồi yên lặng, mải miết không nghĩ đến điều gì trên đời.

Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng-tin

Nâng dầu Phăng-tin đặt ngay giữa gối

Thắt lại dây rút cổ áo… đặt lên bàn tay một nụ hôn

Giăng van-giăng là một người có tình yêu mênh mông, một đấng cứu thế một người cứu rỗi linh hồn.

Giăng van-giăng là một hiện thân của tình thương lòng từ bi và nhân ái bao la. Cũng là người kiên cường dũng cảm dám chống lại cường quyền.

Tác giả muốn gửi gắm một thông điệp niềm tin vào con người cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái vô bờ

Câu 10: Em hãy nêu khái niệm, vị trí, dấu hiệu nhận biết và tác dụng của biện pháp chêm xem

Trả lời:

a, Khái niệm:

- Phép chêm xen (thành phần phụ chú) là thêm vào câu một cụm từ không có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra. - Phép chêm xen (thành phần phụ chú) là thêm vào câu một cụm từ không có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

b, Vị trí và dấu hiệu nhận biết:

- Thành phần chêm xen có thể được đặt giữa câu hoặc cuối câu. Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. - Thành phần chêm xen có thể được đặt giữa câu hoặc cuối câu. Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.

c, Tác dụng:

- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện) - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện)

Câu 11: “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”. Trong câu trên, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang của câu là thành phần gì? Hãy nêu tác dụng của thành phần đó.

Trả lời:

Trong câu “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang là thành phần chêm xen. Thành phần này xác nhận một thực tế: ông Ma-đơ-len – thị trưởng của thành phố Mông-tơ-rơi – thực chất là Giăng Van-giăng, một người tù khổ sai.

Câu 12: Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu: “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,..

Trả lời:

Câu “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,... có hai chuỗi liệt kê.

- Chuỗi thứ nhất: “hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu” cho thấy trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống - Chuỗi thứ nhất: “hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu” cho thấy trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống

- Chuỗi thứ hai: “các cháu, các con, các em,.. nói đến các thành viên trong gia đình. - Chuỗi thứ hai: “các cháu, các con, các em,.. nói đến các thành viên trong gia đình.

=> Tác dụng: Biện pháp tu từ liệt kê nhấn mạnh tầm quan trọng của vợ và con trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống.

Câu 13: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê nội dung liên quan đến các văn bản đã học

Trả lời:

+ Giăng van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét đều là nạn nhân của giai cấp tư sản. + Giăng van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét đều là nạn nhân của giai cấp tư sản.

+ Bước từ + Bước từ  xe trượt tuyết xuống mặt Na-đi-a trắng như tuyết, tái nhợt, run rẩy.

+ Dục Thúy Sơn, Bảo kính cảnh giới, Bình Ngô Đại cáo đều là những tác phẩm thể hiện đặc sắc tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi. + Dục Thúy Sơn, Bảo kính cảnh giới, Bình Ngô Đại cáo đều là những tác phẩm thể hiện đặc sắc tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi.

Câu 14: Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống và khác nhau như thế nào?

  • a. Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.
  • b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.
    • a. phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh. Tác dụng: bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu.
    • b. rất có thể là ngày hôm nay. Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu.

Câu a:

Thành phần chêm xen là "một cuốn sách có giá trị về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ".

Tác dụng: thành phần "một cuốn sách có giá trị về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ" bổ sung ý nghĩa cho cụm “Dư địa chí”. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm về giá trị của cuốn sách trên nhiều phương diện đời sống của cuốn sách.

Câu b:

Thành phần chêm xen là "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt".

Tác dụng: thành phần "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt" phụ chú ý nghĩa cho từ ngữ miêu tả về loài hoa bằng lăng.

Câu c:

Thành phần chêm xen là "đánh cái cuộc đời mình vào đấy".

Tác dụng: phụ chú ý nghĩa cho động từ "đánh" để thể hiện giá trị của tiếng đàn - không chỉ là âm thanh mà còn là nỗi niềm của người thể hiện.

Câu d:

Thành phần chêm xen là "một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn".

Tác dụng: nhấn mạnh hình tượng của nhân vật Vinh, vừa là người giữ chức vụ đội trưởng, vừa có kinh nghiệm đầy mình.

Câu 16: Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau:

  • a. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì.
  • b. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
    • a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
    • b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
  • a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)
  • b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sóng lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)
  • c. Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)
    • a. đua trí, đua tài học hỏi người ngoài. Tác dụng: bổ sung ý nghĩa cho câu.
    • b. đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Tác dụng: bổ sung thông tin cho câu.
    • c. những ai đó. Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu.

Câu nói “Na-đi-a, Anh yêu em” có tác dụng rất lớn đối tâm trạng của cô nàng. Ban đầu, khi nghe tiếng nói đó cô đã vô cùng ngạc nhiên, khiến cô “băn khoăn cực điểm” vì không biết ai nói điều đó là anh hay tiếng gió? “Đó là câu hỏi của lòng tự trọng của  danh dự của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên cuộc đời”. Với cô không chỉ cảm thấy hạnh phúc khi nghe lời tỏ tình mà còn băn khoăn liệu lời yêu thương đó có tồn tại khách quan không hay chỉ là tiếng lòng của chính cô.

Na-đi-a vô cùng băn khoăn “Không gió không thể nói được điều ấy! Mà mình không muốn tin rằng gió đã nói điều đó” => Bản thân cô khát vọng tình yêu thương, hạnh phúc cô khát khao lời nói đó là của anh.

Và để kiểm chứng điều đó cô đã dũng cảm tự mình trải nghiệm thử leo lên trượt tuyết một mình. “Nàng bước ra khỏi xe trượt tuyết một mình một cách mệt nhọc gần như kiệt sức”. CÓ thể nói Na-đi- a vẫn không thoát khỏi sự sợ hãi thế nhưng cô vẫn nuôi hi vọng khát khao tìm sự thật

Khát khao tình yêu sự hạnh phúc của cô gái. Nó vượt qua hết nỗi sợ hãi của bản thân.

Câu 20: Vì sao Na-đi-a chấp nhận cùng “tôi” ngồi xe trượt tuyết lao dốc lần thứ nhất? Na-đi-a đã phản ứng như thế nào sau khi trải qua cảm giác đáng sợ khủng khiếp ở lần trượt tuyết đầu tiên?

Trả lời:

Việc Na-đi-a chấp nhận trượt tuyết lao dốc cùng nhân vật “tôi” lần đầu tiên là do “tôi” cố nài nỉ, rồi tôi lại nói khích, chạm lòng tự ái của nàng.

   Phản ứng của Na-đi-a trước lần trượt tuyết lần đầu tiên:

- Lo lắng, sợ hãi: “Na-đi-a sợ tưởng chết đi được, gương mặt tái nhợt, nàng thở không ra hơi…”, “các vàng tôi cũng không trượt lần nữa đâu”. - Lo lắng, sợ hãi: “Na-đi-a sợ tưởng chết đi được, gương mặt tái nhợt, nàng thở không ra hơi…”, “các vàng tôi cũng không trượt lần nữa đâu”.

- Băn khoăn, dò xét: “Có phải tôi đã nói bống tiếng ấy, hay chỉ là trong tiếng gió gào rít nàng nghe như vậy” - Băn khoăn, dò xét: “Có phải tôi đã nói bống tiếng ấy, hay chỉ là trong tiếng gió gào rít nàng nghe như vậy”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay