Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 8 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 8. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 8

THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN

Câu 1: Thông tin chính trong văn bản Sự sống và cái chết được triển khai cụ thể thành các ý phụ và chi tiết nào?

Trả lời:

Thông tin chính được triển khai thành các ý phụ và chi tiết:

– Cái chết là một phần của sự sống và là động lực tiến hoá của các loài sinh vật.

– Không có cái chết, sẽ không có sự tiến hoá.

Câu 2: Dựa vào nội dung văn bản, hãy phân tích “chuyến du hành ngược thời gian” được nhắc đến trong tác phẩm

Trả lời:

- Quay lại lịch sử trái đất 3 tỷ năm: trái đất chỉ tồn tại các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh. - Quay lại lịch sử trái đất 3 tỷ năm: trái đất chỉ tồn tại các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh.

- Ngược lại 500 triệu năm: ngoài 2 dạng vi khuẩn còn có vô số tảo biển, rêu nấm…  - Ngược lại 500 triệu năm: ngoài 2 dạng vi khuẩn còn có vô số tảo biển, rêu nấm…

- 140 triệu năm về trước: toàn bộ thế giới nhỏ bé đã đầy đủ để chào đón - 140 triệu năm về trước: toàn bộ thế giới nhỏ bé đã đầy đủ để chào đón

=> Sự sống của trái đất phát triển, tiến hóa theo thời gian: từ đơn giản đến phức tạp, dần dần trở nên phong phú muôn màu sắc

- Cách sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh: đáng kinh ngạc, đón tiếp, chiêm ngưỡng - Cách sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh: đáng kinh ngạc, đón tiếp, chiêm ngưỡng

=> Niềm hứng thú, sự ngưỡng mộ của tác giả trước lịch sử tiến hóa của các sinh vật trên trái đất

Câu 3: Văn bản cho em hiểu biết gì về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa"?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa" là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.

Câu 4: Cách sử dụng ngôn ngữ và ngữ điệu trong văn bản Sự sống và cái chết mang tính khẳng định cho thấy điều gì ở tác giả?

Trả lời:

- Niềm tin vào sức sống mãnh liệt của Trái Đất dù cho vũ trụ sau hàng tỉ năm nữa có ra sao. - Niềm tin vào sức sống mãnh liệt của Trái Đất dù cho vũ trụ sau hàng tỉ năm nữa có ra sao.

- Sự mong mỏi nhân loại chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sự giàu đẹp của Trái Đất. - Sự mong mỏi nhân loại chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sự giàu đẹp của Trái Đất.

- Niềm tin vào mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, niềm tin vào tương lai. - Niềm tin vào mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, niềm tin vào tương lai.

Câu 5: Phân tích tác phẩm Sự sống và cái chết

Trả lời:

   Bài viết "Sự sống và cái chết" của Trịnh Xuân Thuận là một tác phẩm văn học khoa học đầy triết lý, thể hiện tầm nhìn đa chiều và sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về cuộc sống và tự nhiên.

    Tác giả đưa ra quan điểm rằng sự sống và cái chết là hai khía cạnh cùng một đồng thời và không thể tách rời. Cuộc sống và cái chết là những khía cạnh của quá trình tự nhiên, một quá trình vô tận và vô cùng phức tạp. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích và giải thích các quy luật của tự nhiên, đưa ra những ví dụ cụ thể để minh họa cho các quy luật đó. Từ đó, tác giả kết luận rằng sự sống và cái chết không phải là hai khái niệm đơn giản mà là một quá trình phức tạp, liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau.

    Với cách viết sâu sắc, Trịnh Xuân Thuận đã giúp người đọc thấy rằng sự sống và cái chết không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của cả nhân loại. Đồng thời, ông cũng đưa ra những suy nghĩ đáng suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của sự sống. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả không đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề của sự sống và cái chết. Vì vậy, để tìm hiểu và khám phá thêm về các giải pháp để bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất, cần phải tiếp tục nghiên cứu và đóng góp ý kiến từ các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.

    Tuy nhiên, thực chất điểm bắt đầu và kết thúc của cuộc sống có thực sự là cái chết? Bởi không phải bất cứ một loài nào tiến hóa cũng sẽ tồn tại mãi theo thời gian, những tác động của con người và thiên nhiên đang ảnh hưởng rất nhiều tới vòng đời của vạn vật. Nếu giải thích theo Trịnh Xuân Thuận, vậy đâu là cái kết cho khủng long, loài đã bị tuyệt chủng từ hàng ngàn năm trước? Tại sao hiện nay, khi mọi loài đều đang tiến hóa nhưng những động vật trong sách đỏ lại giảm dần tỷ lệ với sự thích nghi và sự bảo vệ của con người? Và thực chất trong vũ trụ này, con người không phải loài có trí khôn duy nhất, thứ chúng ta tiến hóa không phải là con người mà là một loại robot sẽ có khả năng thay thế con người. Rồi sau đó, chào đón tương lai gần bằng những sự ghé thăm của các thế lực bên ngoài trái đất.

Câu 6: Phân tích tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Trả lời:

Tác phẩm viết về đề tài bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Nhan đề của bài đã giới thiệu khái quát nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung của văn bản đó là "Phục hồi được tầng ozone là một thành công hiếm hoi của những nỗ lực toàn cầu."

Phần sa-pô của bài đã giới thiệu khái quát nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung của văn bản: tình hình về tầng ozone đang sáng sủa và câu chuyện phục hồi, bảo vệ tầng ozone đã chứng tỏ rằng khi khoa học và quyết tâm chính trị hợp lực, thế giới có thể thay đổi vận mệnh của mình. Phần chữ in đậm đã cung cấp thông tin chính của từng phần/ mục trong văn bản, tạo bố cục mạch lạc cho văn bản, giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản.

Văn bản có hai dòng chữ in đậm đó là khoa học vào vai thám tử và đồng lòng. Hai dòng chữ in đậm giúp người đọc hình dung được vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến điều gì trong văn bản.

Có những nghiên cứu về tầng ozone như sau:

Vị trí: tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15 - 40 km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu. Vai trò: tầng ozon như lớp "kem chống nắng" che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV). Nguyên nhân đã suy giảm tầng ozone: hợp chất CFC là nguyên nhân suy giảm tầng ozone.

Nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone đó là năm 1986, Liên hợp quốc đàm phán về hiệp ước xóa sổ CFC. Các nhà khoa học và nhóm cộng sự đã vạch ra hàng trăm giải pháp loại bỏ dần CFC, cùng với sự nỗ lực của công chúng toàn cầu, tầng ozone đang dần hồi phục.

Về phương tiện ngôn ngữ, chủ yếu sử dụng từ ngữ đơn nghĩa vì nội dung của văn bản cung cấp thông tin có tính học thuật. Sử dụng phép tu từ, lối diễn đạt thu hút sự chú ý, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Sa-pô cũng "mời gọi" người đọc: "nếu lâu rồi bạn không nghe tin tức gì về tầng ozone... vận mệnh của mình". Sa-pô được viết theo cách đưa giả thiết "nếu - thì" và có tính chất đối thoại với người đọc. Cùng với nhiều cách diễn đạt thú vị gợi liên tưởng ở người đọc: khoa học vào vai thám tử, tầng ozon như một lớp kem chống nắng, các nhà khoa học là tuyến phòng thủ đầu tiên....

Về phương tiện phi ngôn ngữ, cung cấp hình ảnh trực quan cụ thể như con số, hình ảnh, thang đơn vị, có sử dụng màu sắc hỗ trợ về thông tin. Sự kết hợp kênh hình với kênh chữ giúp người đọc nắm bắt thông tin cô đọng, trực quan, hiệu quả.

Câu 7: Hãy đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

Những giải pháp để bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc:

Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa tại địa phương một cách khoa học

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động trên, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân nhằm thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Tăng cường tuyên truyền về bảo tồn văn hóa di sản cho người dân nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc để từ đó mỗi cá nhân có ý thức bảo vệ di sản.

Đưa di sản văn hóa truyền thống vào bảo quản trong các kho tư liệu, vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng hay tại các bảo tàng và có chính sách, chế độ cho các nghệ nhân, những cá nhân có công sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc…

Câu 8: Phân tích tác phẩm Nghệ thuật truyền thống của người Việt.

Trả lời:

Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Là nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục. Thời thanh niên, ông du học ở Pháp. Nam 1934, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Xoóc -bon, Pa -ri. Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những người đại diện trí thức Thủ đô cùng với Ngụy Như Kon Tum Nguyễn Xiển, Hồ Hữu Tường ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân qua chính phủ cách mạng. Từ khi về nước vào năm 1935, ông dạy học tham gia một số tổ chức nghiên cứu văn hóa và lịch sử, từng là ủy viên thường trực Trường Viễn Đông Bác cổ, ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương. Các tác phẩm chính: Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944), Văn minh Việt Nam (1944).

Văn bản được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật. Văn minh Việt Nam là cuốn chuyên khảo viết bằng tiếng Pháp, hoàn thành từ năm 1939 nhưng phải đến năm 1944 mới được xuất bản tại Hà Nội, có thể xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Tác phẩm được dịch ra tiếng  Việt năm 1996. Văn bản đưa ra những thông tin về các ngành nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam với các đặc điểm và biểu hiện cụ thể, từ đó khái quát được cả đời sống tinh thần, “tâm tính nhân dân” của người Việt thể hiện trong các công trình nghệ thuật.

Câu 9: Trong văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt, tác giả đã sử dụng những cứ liệu nào để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt?

Trả lời:

Những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt là câu nói của linh mục Ca-đi-e-rơ và những chi tiết về việc biến những đồ vật thông thường thành những đồ trang trí đẹp của người Việt.

Câu 10: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm của đoạn trích “Nghệ thuật truyền thống của người Việt”

Trả lời:

  • a. Tác giả:
  • b. Tác phẩm:

Câu 11: Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản “Phục hồi tầng Ozone..” và cho biết tác dụng của chúng.

Trả lời:

Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:

- Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được lỗ thủng tầng ozone thay đổi qua các năm - Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được lỗ thủng tầng ozone thay đổi qua các năm

- Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe. - Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe.

Câu 12: Quan sát thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

  Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên cung cấp thông tin gì?

Trả lời:

Văn bản trên cung cấp thông tin ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dân số già.

Câu 13: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Tăng cường các biện pháp phòng bệnh do nhiễm vi rút Adeno

(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hỏa tốc gửi các ngành, địa phương về việc tăng cường các biện pháp phòng bệnh do nhiễm vi rút Adeno nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút này do sức đề kháng kém như: Trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi và người bị bệnh mạn tính.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, theo dõi số ca mắc vi rút Adeno trên địa bàn. Hướng dẫn triển khai áp dụng các biện pháp dự phòng nhiễm vi rút Adeno.

Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của vi rút Adeno, phát hiện sớm các ca bệnh. Bảo đảm người bệnh được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các tuyến, hạn chế tối đa các biến chứng nặng và tử vong do nhiễm vi rút Adeno. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cho công tác khám chữa bệnh, người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở.

Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng bệnh trong nhà trường. Bảo đảm đủ nước sạch cho sinh hoạt tại trường học, rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung khăn mặt. Cung cấp cho học sinh, phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết về bệnh do vi rút Adeno, để phòng tránh lây nhiễm. Thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, mắc bệnh. Bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về khả năng lây lan, những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời; các di chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhiễm vi rút Adeno.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm vi rút Adeno được ghi nhận tại bệnh viện là 412 ca, nhiều hơn tổng số ca bệnh cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong có nhiễm vi rút này. Tính từ ngày 5-11/9/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với vi rút Adeno, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó

UBND huyện, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tiêm vét vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng trên địa bàn, nhất là nhóm trẻ em từ 5-<18 tuổi. Bảo đảm triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nào?

Trả lời:

Văn bản trên sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như: số liệu, dùng biểu đồ, dùng hình ảnh..

Câu 14: Quan sát hình ảnh đồ hoạ về Lễ hội Xuân hồng – lễ hội hiến máu lớn nhất cả nước dưới đây và trả lời câu hỏi:

a, Những phương tiện phi ngôn ngữ nào xuất hiện trong hình ảnh?

b, Biểu đồ cung cấp những thông tin gì về lượng máu tiếp nhận được qua Lễ hội Xuân hồng các năm?

Trả lời:

a) Sơ đồ, hình ảnh, kí hiệu, số liệu.

b) Biểu đồ cho biết sự thay đổi về lượng máu tiếp nhận được qua Lễ hội Xuân hồng các năm: Năm 2008, lượng máu tiếp nhận thấp nhất chỉ có 2 610 đơn vị máu. Lượng máu tiếp nhận tăng dần qua từng năm: năm 2015 là trên 5 000 đơn vị máu, năm 2016 là 8.000 đơn vị máu, năm 2017 là 9 336 đơn vị máu. Năm 2018 đạt lượng máu tiếp nhận cao nhất là 10 267 đơn vị máu. Sau đó, năm 2019, lượng đơn vị tiếp nhận giảm còn 7 311 đơn vị máu.

Câu 15: Tóm tắt văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Văn bản viết về những thông tin liên quan đến vấn đề nghệ thuật truyền thống của người Việt. Nghệ thuật của người Việt qua thời gian đã có nhiều nét đổi mới nhưng nhìn chung nó vẫn bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống đáng quý. Sự ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo đã tạo nên một số thay đổi trong nghệ thuật Việt, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có đôi chút khác biệt nhằm tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mới. Kiến trúc là nền nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Việt Nam và mang tính chất tôn giáo, thể hiện cái vĩ đại và bí ẩn mà vẫn có tính đều đặn và đối xứng. Nghệ thuật điêu khắc gỗ phụ thuộc vào kiến trúc và là môn nghệ thuật mà người Việt thành công nhất. Nghệ thuật đúc đồng cũng là nền nghệ thuật tiêu biểu ở Việt Nam, thường phát triển ở một số vùng nhất định.

Câu 16: Em hãy cho biết phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.  - Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.

+ Các số liệu thường được sử dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.  + Các số liệu thường được sử dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.

+ Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.  + Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.

+ Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.  + Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.

+ Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,.. + Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,..

Tùy theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

Câu 17: Em hãy trình bày khái niệm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trả lời:

Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

Câu 18: Từ bối cảnh ra đời của văn bản Nghệ thuạt truyền thống của người Việt, em có nhận xét gì về thái độ, lập trường, mục đích viết của tác giả?

Trả lời:

- Thời điểm sáng tác: Cuốn sách được viết vào năm 1938, trong thời Pháp thuộc, theo yêu cầu của Nha học chính Đông Dương. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa, cuốn sách đã không được xuất bản ngay sau khi tác giả hoàn thành nó, mà phải tới năm 1944 mới được in và phát hành. - Thời điểm sáng tác: Cuốn sách được viết vào năm 1938, trong thời Pháp thuộc, theo yêu cầu của Nha học chính Đông Dương. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa, cuốn sách đã không được xuất bản ngay sau khi tác giả hoàn thành nó, mà phải tới năm 1944 mới được in và phát hành.

 Cuốn sách Văn minh Việt Nam ngầm khẳng định truyền thống lâu đời và sự độc lập của văn hoá Việt, thể hiện sự kháng cự đối với chính quyền thuộc địa và tiếng nói đấu tranh cho tự do học thuật của người Việt.

- Mục đích viết của tác giả trong văn bản là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt. - Mục đích viết của tác giả trong văn bản là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.

Câu 19: Theo em, có những lưu ý gì khi đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ

Trả lời:

+ Chú ý tên, nguồn gốc các các hình ảnh, sơ đồ… + Chú ý tên, nguồn gốc các các hình ảnh, sơ đồ…

+ Quan sát và giải mã ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ, + Quan sát và giải mã ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ,

+ Tìm ra mối liên hệ giữa các phương tiện để phân tích cấu trúc logic của thông tin, + Tìm ra mối liên hệ giữa các phương tiện để phân tích cấu trúc logic của thông tin,

+ Đối chiếu tổng hợp với phần thông tin được trình bày bằng ngôn từ với thông tin được trình bày bằng phương tiện phi ngôn ngữ để hệ thống hóa tri thức. + Đối chiếu tổng hợp với phần thông tin được trình bày bằng ngôn từ với thông tin được trình bày bằng phương tiện phi ngôn ngữ để hệ thống hóa tri thức.

Câu 20: Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Trả lời:

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất. - Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn. - Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay