Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 4: Văn bản thông tin (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4: Văn bản thông tin. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Hàm Châu - Tác giả: Hàm Châu

- Thể loại: Văn bản thông tin - Thể loại: Văn bản thông tin

- Văn bản in trong  - Văn bản in trong Người trí thức quê hương, tập 1, NXB Giáo dục, 2002.

- Nội dung: Qua nhiều câu chuyện, văn bản đã cho người đọc thấy được tài năng kiệt xuất và những đóng góp to lớn của giáo sư Tạ Quang Bửu cho sự phát triển của nước nhà. - Nội dung: Qua nhiều câu chuyện, văn bản đã cho người đọc thấy được tài năng kiệt xuất và những đóng góp to lớn của giáo sư Tạ Quang Bửu cho sự phát triển của nước nhà.

Câu 2: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

a) Văn bản thông tin

b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin

Trả lời:

a) Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...).

b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục; chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.

Câu 3: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

a) Dữ liệu trong văn bản thông tin

b) Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin

Trả lời:

a) Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

b) Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.

Câu 4: Trong giao tiếp hằng ngày, ta có thể nói như sau được hay không?

          “Đang hành quân trong rừng một đơn vị bộ đội.”

Trả lời:

– Ở trường hợp này, người nói nhất thiết phải trả chủ ngữ (một đơn vị bộ đội) và vị ngữ (đang hành quân trong rừng) về với trật tự quen thuộc mới được xem là nói đúng: Một đơn vị bộ đội đang hành quân trong rừng.

Câu 5: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

          “Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ.”

Trả lời:

– Cấu trên mắc lỗi thiếu vế câu

– Cách sửa: Bổ sung quan hệ từ phù hợp, tương ứng với quan hệ từ đã có ở vế câu trước, chẳng hạn: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ mà còn đe doạ sự sống của muôn loài.

Câu 6:

1. Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) ... bắt đầu học hát.

b) ... hót líu lo.

c) ... đua nhau nở rộ.

d) ... cười đùa vui vẻ.

2. Điền những vị ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) Khi học lớp 5, Hải ...

b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn …

c) Buổi sáng, mặt trời ...

d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ...

Trả lời:

Ví dụ:

1. a) Học sinh

b) Chim

c) Hoa

d) Mấy em nhỏ

2. a) học giỏi nhất môn Toán.

b) rất ân hận.

c) chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.

d) ít có dịp gặp nhau.

 

Câu 7: Đối tượng và mục tiêu hướng đến của văn bản là gì?

Trả lời:

- Đối tượng: Tất cả người Việt Nam - Đối tượng: Tất cả người Việt Nam

- Mục tiêu: Giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ pháp luật. - Mục tiêu: Giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ pháp luật.

Câu 8: Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Trả lời:

- Văn bản có nhan đề là: Phải coi luật pháp như khí trời để thở - Văn bản có nhan đề là: Phải coi luật pháp như khí trời để thở

- Với nhan đề này, người đọc hiểu bài viết muốn bàn về đề tài pháp luật, nhưng cách đặt nhan đề cũng thể hiện rõ thái độ tôn trọng và đề cao việc chấp hành pháp luật. - Với nhan đề này, người đọc hiểu bài viết muốn bàn về đề tài pháp luật, nhưng cách đặt nhan đề cũng thể hiện rõ thái độ tôn trọng và đề cao việc chấp hành pháp luật.

 

Câu 9: Hãy nhận xét về tính tổng hợp của văn bản  Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Trả lời:

- Văn bản đã tổng hợp được nhiều câu chuyện từ nhiều hướng khác nhau (an toàn lao động kém, tai nạn giao thông, đùa không đúng nơi đúng lúc,…) kết hợp với số liệu thực tế (Việt Nam là một trong số nước …), nhận xét từ người nước ngoài (Nga, Pháp). Điều này giúp tác động được nhiều tới tâm lý, ý thức của người đọc, khiến họ thấy được: cần phải tuân thủ pháp luật. - Văn bản đã tổng hợp được nhiều câu chuyện từ nhiều hướng khác nhau (an toàn lao động kém, tai nạn giao thông, đùa không đúng nơi đúng lúc,…) kết hợp với số liệu thực tế (Việt Nam là một trong số nước …), nhận xét từ người nước ngoài (Nga, Pháp). Điều này giúp tác động được nhiều tới tâm lý, ý thức của người đọc, khiến họ thấy được: cần phải tuân thủ pháp luật.

Câu 10: Hãy nhận xét về sapo của văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Trả lời:

- Sapo là đoạn văn in đậm đầu văn bản. - Sapo là đoạn văn in đậm đầu văn bản.

- Sapo được viết theo cách là lấy một ý từ một câu chuyện trong văn bản. Cách triển khai này giống kiểu đặt nhan đề cuốn sách theo tên câu chuyện đầu tiên. Cách đặt nhan đề kiểu này khiến người đọc muốn tiếp tục đọc câu chuyện. - Sapo được viết theo cách là lấy một ý từ một câu chuyện trong văn bản. Cách triển khai này giống kiểu đặt nhan đề cuốn sách theo tên câu chuyện đầu tiên. Cách đặt nhan đề kiểu này khiến người đọc muốn tiếp tục đọc câu chuyện.

Câu 11: Cách đặt tên các đề mục của văn bản có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Các đề mục: Từ chuyện an toàn lao động – Đến tai nạn giao thông – Và trò đùa tai hại – Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở - Các đề mục: Từ chuyện an toàn lao động – Đến tai nạn giao thông – Và trò đùa tai hại – Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở

=> Điểm đặc biệt: Nó có dạng một câu văn với nội dung: 3 đề mục đầu là tiền đề để đi đến kết luận ở đề mục cuối.

Câu 12: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

b) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

Chữa lại câu viết sai cho đúng.

Trả lời:

a) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

Câu này không có chủ ngữ (không biết ai cho thấy). Đây là câu thiếu chủ ngữ.

Có ba cách chữa lại:

– Thêm chủ ngữ: Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tác giả (Tô Hoài) cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

– Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

– Biến vị ngữ thành một cụm chủ – vị: Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

b) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em thấy Dế Mèn biết phục thiện. Đây là câu có đầy đủ thành phần. (chủ ngữ: em; vị ngữ: thấy Dế Mèn biết phục thiện)

Câu 4: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu dưới đây:

a) Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

b) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

c) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

d) Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.

Chữa lại câu viết sai cho đúng.

Trả lời:

a) Câu có đầy đủ các thành phần:

– Chủ ngữ: Thánh Gióng

– Vị ngữ: cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

b) Chưa thành câu, mới chỉ là một cụm danh từ.

– Danh từ trung tâm: Hình ảnh

– Phụ ngữ: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù

=> Đây là câu thiếu vị ngữ.

Cách chữa:

– Thêm vị ngữ: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù đã để lại trong em niềm kính phục.

– Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận của cụm chủ – vị: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

c) Chưa thành câu, mới có cụm từ (Bạn Lan) và phần giải thích cho cụm từ đó (người học giỏi nhất lớp 6A). Đây là câu thiếu vị ngữ.

Cách chữa:

– Thêm một cụm từ làm vị ngữ: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.

– Biến "câu" đã cho (gồm hai cụm danh từ) thành một cụm chủ – vị: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.

– Biến "câu" đã cho thành một bộ phận của câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

d) Câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ:

– Chủ ngữ: Bạn Lan

– Vị ngữ: là người học giỏi nhất lớp 6A.

Câu 5: Hãy chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn:

a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Trả lời:

a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 6: Hãy liệt kê các giáo sư, nhà khoa học,… có những nhận xét, đánh giá về giáo sư Tạ Quang Bửu. Liệt kê các trích dẫn của họ. Tác dụng của việc đưa vào nhiều nhận xét, đánh giá như vậy là gì?

Trả lời:

- Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng cho biết: Khi viết xong cuốn Lịch sử kiến trúc thế giới, anh tha thiết đề nghị “bác Bửu” cho ý kiến và kết quả là nhận được mấy lời góp ý “rất cụ thể và sâu sắc” khiến anh phải sửa chữa nhiều chỗ... - Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng cho biết: Khi viết xong cuốn Lịch sử kiến trúc thế giới, anh tha thiết đề nghị “bác Bửu” cho ý kiến và kết quả là nhận được mấy lời góp ý “rất cụ thể và sâu sắc” khiến anh phải sửa chữa nhiều chỗ...

- Đồng chí Hoàng Xuân Tuy, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nhận xét: Tạ Quang Bửu “có một cách học độc đáo: học để biết, chứ không phải học để thi”. - Đồng chí Hoàng Xuân Tuy, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nhận xét: Tạ Quang Bửu “có một cách học độc đáo: học để biết, chứ không phải học để thi”.

- Giáo sư Nguyễn Xiển, một người thầy dạy toán kì cựu, nói: “Trong thời kì kháng chiến này, ông Tạ Quang Bửu là nhà khoa học viết được nhiều nhất, do vậy, có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến các thế hệ đương thời.” - Giáo sư Nguyễn Xiển, một người thầy dạy toán kì cựu, nói: “Trong thời kì kháng chiến này, ông Tạ Quang Bửu là nhà khoa học viết được nhiều nhất, do vậy, có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến các thế hệ đương thời.”

- Giáo sư Nguyễn Xiển dự báo: “Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu, ông Lê Văn Thiêm, chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học có tài không kém các nước khác.” - Giáo sư Nguyễn Xiển dự báo: “Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu, ông Lê Văn Thiêm, chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học có tài không kém các nước khác.”

- Giáo sư Lê Văn Thiêm kể lại: “Năm 1951, sau khi từ Thuỵ Sĩ về vùng bưng biền Nam Bộ, tôi cuốc bộ dọc đường Trường Sơn ra Việt Bắc. Một hôm, đến thăm anh Bửu tại một căn nhà lá dùng làm nơi làm việc giữa rừng Tuyên Quang, tôi kinh ngạc và thú vị xiết bao khi thấy, tuy chìm ngập trong công việc, anh vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo toán nổi tiếng qua tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp.” - Giáo sư Lê Văn Thiêm kể lại: “Năm 1951, sau khi từ Thuỵ Sĩ về vùng bưng biền Nam Bộ, tôi cuốc bộ dọc đường Trường Sơn ra Việt Bắc. Một hôm, đến thăm anh Bửu tại một căn nhà lá dùng làm nơi làm việc giữa rừng Tuyên Quang, tôi kinh ngạc và thú vị xiết bao khi thấy, tuy chìm ngập trong công việc, anh vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo toán nổi tiếng qua tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp.”

- Giáo sư Lê Văn Thiêm cho rằng: “năng lực tự học” của ông Bửu gần như là “một thiên huyền thoại”. - Giáo sư Lê Văn Thiêm cho rằng: “năng lực tự học” của ông Bửu gần như là “một thiên huyền thoại”.

- Nhà ngôn ngữ – toán học hàng đầu Noam Chomsky viết: “Ông Tạ Quang Bửu là một người có trí thông minh ghê gớm.” - Nhà ngôn ngữ – toán học hàng đầu Noam Chomsky viết: “Ông Tạ Quang Bửu là một người có trí thông minh ghê gớm.”

- Ông Nguyễn Xuân Huy kể lại trong một bài hồi kí: “Anh Bửu xem và đọc một mạch tiếng Nga làm cho tôi phục quá! Xong, anh dịch ngay ra tiếng Pháp cho tôi đem về nghiên cứu, hướng dẫn bộ đội.” - Ông Nguyễn Xuân Huy kể lại trong một bài hồi kí: “Anh Bửu xem và đọc một mạch tiếng Nga làm cho tôi phục quá! Xong, anh dịch ngay ra tiếng Pháp cho tôi đem về nghiên cứu, hướng dẫn bộ đội.”

=> Tác dụng: tạo nên sự đa dạng về thông tin, dẫn chứng, tăng cường tính chất, độ tin cậy của bài viết.

Câu 7: Tại sao “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”  được coi là một văn bản thông tin?

Trả lời:

Văn bản này được coi là một văn bản thông tin vì:

- Văn bản được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc: Ở đây, văn bản đã cung cấp nhiều thông tin về giáo sư Tạ Quang Bửu. - Văn bản được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc: Ở đây, văn bản đã cung cấp nhiều thông tin về giáo sư Tạ Quang Bửu.

- Ngôn ngữ của văn bản tự nhiên, không mang màu sắc văn học, nghệ thuật. - Ngôn ngữ của văn bản tự nhiên, không mang màu sắc văn học, nghệ thuật.

- Các thông tin trong văn bản có sự chuẩn xác, đảm bảo độ tin cậy.  - Các thông tin trong văn bản có sự chuẩn xác, đảm bảo độ tin cậy.

Câu 8: Hãy viết một đoạn văn chỉ ra những đóng góp của giáo sư Tạ Quang Bửu với nước ta.

Trả lời:

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946–1981). Ông được Đảng tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996 về khoa học và công nghệ. Những điều đó đã cho ta thấy được sự đóng góp to lớn của giáo sư Tạ Quang Bửu. Trong văn bản, ta có thể thấy ông có những công trình nghiên cứu quan trọng, nhiều cuốn sách có giá trị cao cả trong nghiên cứu khoa học và đời sống như Thống kê thường thức, Vật lí cương yếu, Nguyên tử – hạt nhân – vũ trụ tuyến, Sống, Chiến lược con người,… Ông hỗ trợ nhiều nhà khoa học, cơ quan chức năng,… trong giải quyết nhiều vấn đề, ví dụ chuyện ông dịch tiếng Nga, ông thuyết trình cho các thầy dạy toán ở các trường đại học Hà Nội,… Giáo sư còn có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống giặc giữ nước. Chính ở thời của ông cũng như ở thời điểm hiện tại nhìn lại, ông còn là nguồn cảm hứng, là tấm gương cho biết bao trí thức.

Câu 9: Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, người con trai của bạn tác giả là một người có ăn học đàng hoàng nhưng ý thức tham gia giao thông lại kém. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông ở nước ta. Hãy viết một đoạn văn bày tỏ quan điểm của em về vấn đề này.

Trả lời:

          Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta nhưng điều đó không khiến một bộ phận người tham gia giao thông phải sợ hãi vì họ có tư tưởng theo kiểu: cứ kệ đi, lo gì, cái chết không đến ngay, không có phải sợ cả. Xét trường hợp người tỉnh táo, họ có thể là không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu,… Những người này thường tâm niệm trong đầu rằng mình đi tốt, không có gì phải lo cả mà không biết rằng nguy hiểm luôn cận kề họ trong gang tấc. Điểm mấu chốt ở đây là họ luôn nghĩ rằng tai nạn chỉ là ngẫu nhiên, đen quá thì mới bị, chứ không nghĩ rằng mình bị tai nạn chính là do ý thức kém của mình. Cậu con trai trong văn bản có thể lúc có ý định lái xe chơi dạo vòng quanh thành phố cũng có ý nghĩ như vậy. Còn đối với trường hợp người không tỉnh táo, ta có nhắc ngay đến những người đã uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện,… Đây là những người rất dễ gây tai nạn giao thông do không thể tự chủ tay lái. Nói chung, tai nạn là thứ không thể lường trước được, hơn nữa ngoài đảm bảo an toàn cho mình còn phải đảm bảo an toàn cho người, thể nên ta luôn tuân thủ luật an toàn giao thông.

Câu 10: Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?

  • a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.
  • b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.
  • c. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành!

Câu 11: a) Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói về ai.

“Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.”

b) Câu trên sai như thế nào? Nêu cách chữa lỗi.

Trả lời:

a) Cách sắp xếp như trong câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy (Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu (ta). Như vậy, đây là câu sai về mặt nghĩa.

b) Chữa lại như sau:

– Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Hoặc:

– Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Câu 12: Các câu sau sai ở chỗ nào? Nên chữa như thế nào?

a) Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

b) Vừa đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em. Thuý cất vội cặp sách rồi đi ngay.

c) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.

Trả lời:

Để phát hiện được lỗi trong các câu đã cho, phải chú ý đến mối quan hệ về nghĩa giữa các thành phần trong câu. Ví dụ:

a) Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

Chủ ngữ:      cây cầu

Vị ngữ:        (1) đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông;

(2) bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

Qua phân tích, ta thấy, về mặt nghĩa, chủ ngữ chỉ phù hợp với vị ngữ (1) mà không phù hợp với vị ngữ (2) – Cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. Nên chữa thành một câu ghép hoặc hai câu đơn với hai chủ ngữ khác nhau:

– Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

– Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

b) Thuý vừa mới đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em. Thuý cất vội cặp sách rồi đi ngay.

c) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.

Câu 13: Em nhận được bài học gì qua văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở? Hãy kể, sưu tầm một câu chuyện cho thấy tác hại của vi phạm pháp luật.

Trả lời:

- Trả lời theo tình trạng hiện tại của em. Ví dụ: Qua văn bản, em thấy là mình cần tuân thủ pháp luật hơn. Khi tham gia giao thông, em sẽ không phóng nhanh, vượt ẩu, em sẽ đội mũ bảo hiểm,… Khi xem phim, em sẽ xem ở các ứng dụng đã được công nhận, không xem lậu để bảo đảm quyền lợi cho nhà sản xuất,… - Trả lời theo tình trạng hiện tại của em. Ví dụ: Qua văn bản, em thấy là mình cần tuân thủ pháp luật hơn. Khi tham gia giao thông, em sẽ không phóng nhanh, vượt ẩu, em sẽ đội mũ bảo hiểm,… Khi xem phim, em sẽ xem ở các ứng dụng đã được công nhận, không xem lậu để bảo đảm quyền lợi cho nhà sản xuất,…

- Các câu chuyện dưới đây nói về việc không tuân thủ an toàn trong lao động dẫn đến tai nạn: - Các câu chuyện dưới đây nói về việc không tuân thủ an toàn trong lao động dẫn đến tai nạn:

Vụ tai nạn với anh Lê Văn Đặng xảy ra cách nay chỉ hơn nửa tháng. Theo em Bùi Hữu Luân - người làm công cho một trại nuôi cá ở xã Khánh Hòa, anh Đặng là người ở gần nên thỉnh thoảng ghé trại và phụ làm giùm việc nấu thức ăn cho cá. Hôm đó, anh Đặng vào xới thức ăn trong chảo nấu đang quay. Trong lúc Luân đang loay hoay phía ngoài thì nghe tiếng la thất thanh: “Tắt máy! Tắt máy... Luân ơi!”. Khi Luân chạy vào thì anh Đặng đã bị cuốn vào chảo, một cánh tay còn cố vẫy kêu cứu. Khi mọi người đổ xô đến, tắt được máy thì anh đã nằm bất động và bị kẹt giữa trục quay của chảo.

Ngay ở xã Khánh Hòa còn có một nạn nhân nữa là chị Võ Thị Bích cũng bị trục quay của chảo cuốn vào, quật chết ngay trong lúc trộn cám nấu thức ăn. Còn ở xã Mỹ Phú kế bên, mới đây có anh Nguyễn Đức Long (22 tuổi) tử vong khi bị lọt vào chảo nấu thức ăn, để lại nhiều đau khổ cho người thân bởi anh là con trai duy nhất trong nhà.

Người dân ấp Hòa Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân (An Giang) vẫn còn đầy thương cảm khi kể về cái chết của người vợ một gia đình nghèo ở nơi khác đến làm thuê nuôi cá tra. Trong lúc đang làm, chị vợ bị trục quay quấn mái tóc vào chảo nấu. Khi chồng tắt được máy, trục ngừng quay thì thân thể người vợ đã mềm nhũn, bê bết máu, tử vong. Quá đau đớn, sau đó người chồng dắt đứa con mới lên 5 bỏ đi nơi khác.

Ngoài ra, ở An Giang còn có rất nhiều người bị tàn phế vì chảo chế biến thức ăn nuôi cá, trong đó có anh Trần Văn Đức, nuôi cá ở Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú). Anh gặp tai nạn khi đang xúc cám thì chiếc len xới bị vướng vào bộ phận quay làm anh ngã dúi vào chảo. Anh may mắn thoát chết nhưng bị gãy năm xương sườn, giãn khớp bả vai và giập nát phần đầu bàn chân phải. Gia đình đã tốn kém 60 triệu đồng để lo phẫu thuật, chữa trị mà đến nay anh đi lại vẫn khó khăn, không làm lụng gì được nữa.

Còn chị Võ Thị Bụp, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, chỉ vì một chút sơ sẩy cũng bị trục quay của chảo nấu quấn lấy gây chấn thương nặng lồng ngực, cánh tay trái nát nhừ, vỡ hàm, gãy bốn răng, tốn kém 50 triệu đồng chữa trị nhưng phải tháo khớp một cánh tay.

Câu 14: Viết một bài văn phân tích cách triển khai của văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở.

Trả lời:

          Văn bản “Phải coi luật pháp như khí trời để thở” là một văn bản thông tin khác với thông thường, dùng các câu chuyện để truyền tải nội dung. Vì thế, các trình bày, triển khai của văn bản là một điều đáng lưu ý.  Chúng ta sẽ đi qua từng phần của văn bản để phân tích, nhận xét.

          Văn bản là một tập hợp các câu chuyện để từ đó làm gia tăng giá trị của thông điệp mà tác giả muốn truyền tải, đó là cần phải thượng tôn pháp luật. Đề mục của văn bản cũng được thiết kể để góp phần truyền tải nội dung đó. Gộp các đề mục lại, ta thấy nó dạng như một câu với 3 đề mục đầu nêu ra lí lẽ, dẫn chứng và đề mục cuối là kết luận. Phần sapo không khái quát nội dung văn bản mà lấy ý từ câu chuyện đầu tiên để kích thích người đọc.

          Phần đầu tiên, tác giả kể về các câu chuyện có liên quan đến an toàn lao động. Tiếp nối ngay ý ở phần sapo, tác giả kể về chuyện chỉ vì bất cẩn không dập tắt hoàn toàn điếu thuốc mà suýt nữa gây ra hoả hoạn to, may sao vẫn kịp dập tắt. Với câu chuyện này, tác giả đã bắt đầu cho người đọc thấy tác hại của việc không đảm bảo an toàn lao động. Câu chuyện thứ hai cũng ở mỏ Bạch Hổ giúp người đọc nhìn nhận thêm về an toàn lao động. Việc tác giả nêu lời nhận xét của công nhân, kĩ sư Nga và đưa ra lời đánh giả của bản thân giúp người đọc thấy được một vấn đề thường thấy trong lao động của người Việt là “ý thức kỉ luật chưa cao, đặc biệt là an toàn lao động kém”.

          Phần thứ hai, tác giả nói về tai nạn giao thông, một vấn đề rất nhức nhối trong xã hội hiện nay. Ở đây tác giả đã chọn được một câu chuyện có tính tác động cao. Câu chuyện một người tốt nghiệp đại học loại giỏi ở Hà Nội và còn được học tiếp thạc sĩ mà lại chết trong tai nạn giao thông do ý thức kém của mình vừa thể hiện được thông điệp là phải tuân thủ pháp luật vừa chỉ ra một vấn đề, đó là ngay cả những người học giỏi cũng vi phạm pháp luật. Câu chuyện vì thế mà vừa có sự thương cảm vừa có sự chê trách. Tiếp đó, tác giả đưa ra các con số cho thấy tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam, kết hợp với sự tưởng tượng ở câu cuối “mỗi năm tai nạn giao thông xoá sổ dân số của hai xã cỡ trung bình”, điều này góp phần đắc lực cho việc thể hiện nội dung của văn bản.

          Ở phần thứ ba, tác giả tiếp tục nêu lên một hành vi vi phạm pháp luật nữa, đó là đùa cợt không đúng nơi đúng lúc, gây ra nhiều thiệt hại. Câu chuyện hành khách nổi hứng doạ trên máy bay có lựu đạn được tác giả lấy làm cơ sở để chỉ trích hai vấn đề. Thứ nhất, đó là ý thức pháp luật yếu kém của người dân, ngay cả là những người làm về văn hoá. Ý này cũng tương tự ý ở phần hai, chỉ trích những người có ăn có học đàng hoàng mà lại vi phạm pháp luật. Thứ hai, đó là việc xử phạt của nhà nước chưa nghiêm minh, khiến cho người dân không sợ làm những việc sai trái. Có thể thấy là tác giả đã chỉ ra được vấn đề mà ít người chú ý, từ đó cũng cải thiện chất lượng của bài viết.

          Phần thứ tư là phần cuối cùng và vì thế tính chất của vấn đề cũng được đẩy lên cao hơn. Câu chuyện tấm biển tuy ngắn gọn nhưng lại có sức truyền đạt cao, nó giống như một câu chuyện hài châm biếm sâu cay: Tại sao lại cần có một khẩu hiệu thúc dục mọi người tuân thủ pháp luật trong khi đó là điều hiển nhiên. Sang đến câu chuyện về công viên văn hoá Đầm Sen, tác giả không tiếp tục nói về tác hại của vi phạm pháp luật mà nói về hiệu quả của tuân thủ pháp luật. Điều này cho người đọc thấy được ý nghĩa của việc tuân thủ pháp luật. Cuối cùng, tác giả đi đến khẳng định những vấn đề về pháp luật. Có thể thấy, ở phần này, với những câu chuyện mới lạ hơn, tác giả đã củng cố thêm được nội dung của văn bản.

          Trong văn bản, với cách triển khai độc đáo bằng cách câu chuyện, đi kèm với các số liệu cụ thể, tác giả đã truyền tải đi một thông điệp quan trọng như đã nêu ra ở nhan đề “Phải coi luật pháp như khí trời để thở”. Đây là một vấn đề có tính thiệt thực, có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Ngoài ra văn bản cũng cho ta thấy được đặc trưng của yếu tố tự sự trong văn bản thông tin.

Câu 15: Viết bài văn phân tích cách triển khai của văn bản.

Trả lời:

          Văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái” trình bày các thông tin về giáo sư Tạ Quang Bửu. Là một văn bản thông tin với tính chất sử dụng các câu chuyện để thực hiện mục đích của bài viết, văn bản cho ta thấy được nhiều điểm hay đáng lưu ý về cách triển khai. Chúng ta sẽ đi qua từng phần để phân tích, nhận xét.

          Văn bản không sử dụng sapo, đề mục để xác lập bố cục rõ ràng cho văn bản mà sử dụng kết cấu mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài là đoạn đầu tiên của văn bản. Tác giả mở theo kiểu vừa lên vừa xuống: đưa ra nhận định Tạ Quang Bửu là một Lê Quý Đôn thời nay nhưng rồi hạ xuống “cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng”. Cách đặt vấn đề vừa tạo được ấn tượng cho người đọc vừa vẫn thể hiện sự không đề cao thái quá.

          Phần thân bài là tâp hợp các câu chuyện, các ý kiến, đánh giá của nhiều cá nhân tài giỏi khác về giáo sư Tạ Quang Bửu. Phần này một phần cũng được triển khai theo trình tự thời gian.

          Đoạn tiếp theo sau phần mở bài “Thời ở Pháp … Vương quốc Anh”, tác giả đã nói ngay vào những thứ đặc biệt mà giáo sư Tạ Quang Bửu có thể làm được thời ở Pháp. Điều này gây ấn tượng cho người đọc về khả năng ngay ở thời trẻ của giáo sư Tạ Quang Bửu, tạo ra một suy nghĩ cho độc giả rằng ông ấy sẽ còn được nhiều điều phi thường trong tương lai, từ đó khiến người đọc tiếp tục với văn bản. Các đoạn tiếp theo “Tạ Quang Bửu cũng … gần gũi ông Bửu” tiếp tục mở rộng về vấn đề bằng cách nói về sự am hiểu nghệ thuật kiến trúc, âm nhạc, khả năng nói tiếng Anh và cách học độc đáo của giáo sư Tạ Quang Bửu. Ở đây, tác giả cũng bắt đầu đưa vào những nhận xét, đánh giá của những người giỏi khác như Giáo sư Đặng Thái Hoàng,…

          Tiếp theo, tác giả nói về giáo sư Tạ Quang Bửu khi ông trở về nước. Ở đoạn “Trở về nước … trung đại”, tác giả đã làm nổi bật được cách học của một người thực sự là tài năng thông qua chuyện giáo sư Tạ Quang Bửu dùi mài kinh sử, học chữ Hán để hiểu về văn hoá Việt Nam và phương Đông trước khi thực sự đóng góp cho đất nước. Đoạn văn này giúp người đọc cảm thấy khâm phục cái tư duy hơn người của giáo sư Tạ Quang Bửu. Hai đoạn tiếp theo “Giáo sư Tạ Quang Bửu … lúc bấy giờ” trình bày về giải thưởng và những cuốn sách có giá trị cao của giáo sư Tạ Quang Bửu. Lời của Giáo sư Nguyễn Xiển ở đoạn “Tại Hội nghị … các nước khác” tạo nên sự tin cậy cho văn bản, qua đó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của giáo sư Tạ Quang Bửu trong lĩnh vực khoa học. Câu chuyện thú ví của Giáo sư Lê Văn Thiêm vừa tiếp tục cho thấy sự tài giỏi của giáo sư Tạ Quang Bửu vừa khiến người đọc cảm thấy phấn khích. Theo dòng câu chuyện và nhận xét, ở đoạn “Theo Giáo sư … thông minh ghê gớm”, tác giả đã trích dẫn đánh giá của Noam Chomsky, một nhà bác học lớn của thế giới. Có thể thấy việc đưa ra hàng loạt những nhận xét của những người trong nước rồi mới đến một nhân vật tầm cỡ quốc tế là hợp lí, nó khiến cho người đọc tăng dần về cảm xúc.

          Phần tiếp theo “Giáo sư Bửu … lời thơ Xuân Diệu” nói về khả năng ngoại ngữ của giáo sư Tạ Quang Bửu. Như chúng ta đã biết hiện nay, ngoại ngữ là một thứ rất cần thiết trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Mặc dù hiện nay có nhiều công cụ, nhiều hướng tiếp cận đến việc dạy và học ngoại ngữ nhưng có nhiều người vẫn không thể giỏi ngoại ngữ. Vậy nên, ở đây, ta có thể thấy rằng tác giả đã đề cập đến một chủ đề làm cho người đọc thực sự cảm thấy khâm phục với năng lực của giáo sư Tạ Quang Bửu. Các câu chuyện mà tác giả đưa ra cho thấy được những đóng góp to lớn của Giáo sư với nước nhà. Tác giả đã khôn khéo khi để câu chuyện về tiếng Anh, thứ ngôn ngữ quốc tế hiện nay, ở phía sau đi với các công việc hệ trọng của nước ta.

          Ở đoạn kế tiếp “Ngày 6-3-1948 … suy nghĩ rất nhiều”, tác giả đã có những sự đánh giá, nhận xét theo suy nghĩ của riêng mình về giáo sư Tạ Quang Bửu. Đoạn văn có tác dụng bổ trợ cho các phần trên đồng thời có tác dụng như một sự cảm nhận thay cho bạn đọc. Đoạn sau đó, tác giả nói về cái chết của giáo sư Tạ Quang Bửu nhưng vẫn cho người đọc thấy được sự nhiệt huyết với đất nước thông qua bản thảo chưa in “Chiến lược con người”.

          Đoạn “Giáo sư, Tiến sĩ … Đại học Bách khoa” có tính chất như kết bài. Bài thơ Viếng Ánh vừa có tác dụng tổng kết cuộc đời của giáo sư Tạ Quang Bửu vừa khơi gợi cảm xúc ở người đọc.

          Qua văn bản, ta có thể thấy, với việc đưa ra rất nhiều dẫn chứng, nhận xét đánh giá từ các giáo sư, chuyên gia cùng với những câu chuyện thú vị, tác giả đã tạo nên một văn bản truyền tải cho người đọc nhiều thông tin bổ ích về con người và cuộc đời giáo sư Tạ Quang Bửu, đồng thời qua đó truyền cảm hứng cho bạn đọc noi gương Giáo sư.

Câu 16:  Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ.

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề: hiện trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.  Bài viết như lời cảnh tỉnh dành cho các bạn trẻ các bạn trẻ đừng mải mê sáng tạo lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dòi tiếng mẹ đẻ.

Câu 17:  Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ.

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Văn bản đưa ra các dẫn chứng cụ thể nhằm tăng tính xác thực, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về việc sử dụng từ ngữ của giới trẻ hiện nay.
  • Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt nội dung.

Câu 18: Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây được dùng đúng hay sai.

a) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao.

b) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.

c) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.

d) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

e) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.

g) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

i) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

Trả lời:

Đúng: a, b, d, h

Sai:

c) Bỏ từ “cho”.

e) Nên nói: quyền lợi của bản thân mình

g) Thừa từ “của”

i) Từ “giá” chỉ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết

Câu 19: Dựa vào văn bản và thực tế, hãy viết một đoạn văn phân tích tầm quan trọng của người có tài đối với đất nước.

Trả lời:

          Qua văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”, ta có thể thấy, với tài năng xuất chúng của mình, giáo sư Tạ Quang Bửu đã có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước. Thử tưởng tưởng, nếu không có giáo sư thì điều gì sẽ xảy ra? Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chúng ta sẽ yếu kém hơn về các công việc liên quan đến khoa học, kĩ thuật; chúng ta sẽ không có những cuốn sách hữu ích về khoa học tự nhiên, một lĩnh vực quan trọng trong phát triển đất nước; các trường, các ban ngành nhà nước sẽ mất đi một người giỏi có thể làm được những việc hiếm ai có thể làm được,… Những điều vừa nói cho ta thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của người tài đối với đất nước. Những gì mà người tài làm được hơn rất nhiều người thường, họ có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn hay đưa đất nước phát triển nhanh chóng. Điều đó không chỉ đúng ở thời ở giáo sư Tạ Quang Bửu mà còn ở các thời kỳ trước đó và sau này. Trong bài cáo bình Ngô, đoạn nói về những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh, tác giả Nguyễn Trãi đã viết “Tuấn kiệt như sao buổi sớm / Nhân tài như lá mùa thu / Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ dần / Nơi duy ác hiếm người bàn bạc / Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông / Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả”. Nghĩa quân sau đó chiêu nạp được nhiều nhân tài mới có thể đánh bại được quân thù. Đoạn thơ cũng cho thấy nếu chỉ có ít người tài thì cũng khó lòng được điều gì, thế nên phải có nhiều người cùng chung sức. Sau này chúng ta biết đến câu nổi tiếng của Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” hay vua Quang Trung khi lên ngôi phải ra chiếu cầu hiền để tìm người tài giỏi ra giúp đất nước. Những điều đó cho ta thấy ngay từ thời xưa, người tài đã quan trọng như thế nào đối với hưng phế của một triều đại. Nhìn về thời nay, khi thế giới ngày càng có nhiều vấn đề hơn, thì người tài lại càng quan trọng hơn nữa.

Câu 20: Chỉ ra chỗ sai trong những câu dưới đây và nêu lên cách chữa:

a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.

b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.

Trả lời:

a) "Mỗi khi đi qua cầu Long Biên." chưa thành một câu. Chưa có chủ ngữ và vị ngữ; mới chỉ có phần trạng ngữ.

– Cách chữa: thêm chủ ngữ và vị ngữ cho câu. Ví dụ: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối.

b) Tương tự, câu "Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng." chưa thành một câu. Chưa có chủ ngữ và vị ngữ; mới chỉ có phần trạng ngữ (hai trạng ngữ).

– Cách chữa: thêm chủ ngữ và vị ngữ cho câu. Ví dụ: Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy X đã hoàn thành 60% kế hoạch năm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay