Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (Tùy bút, tản văn) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1 Thông điệp từ thiên nhiên (Tùy bút, tản văn) . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 1. THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (PHẦN 1)

Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa của nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông”?

Trả lời:

Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

Câu 2: Tóm tắt văn bản  “Ai đã đặt tên cho dòng sông” bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

Câu 3: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Cõi lá (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Đỗ Phấn - Tác giả: Đỗ Phấn

- Thể loại: Tản văn - Thể loại: Tản văn

- Nội dung: Văn bản đã tái hiện lên một bức tranh thiên nhiên mùa lá rụng ở Hà Nội rực rỡ, quyến rũ con người qua việc kể, tả kết hợp với bộc lộ cảm xúc tâm trạng ẩn trong các phép tu từ, tạo nên một “cõi lá” theo cách nhìn cùa tác giả. - Nội dung: Văn bản đã tái hiện lên một bức tranh thiên nhiên mùa lá rụng ở Hà Nội rực rỡ, quyến rũ con người qua việc kể, tả kết hợp với bộc lộ cảm xúc tâm trạng ẩn trong các phép tu từ, tạo nên một “cõi lá” theo cách nhìn cùa tác giả.

Câu 4: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Đỗ Phấn.

Trả lời:

- Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội. - Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội.

- Ông viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông, nhưng lớn lên lại theo học hội hoạ, thành danh trước hết từ hội hoạ.  - Ông viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông, nhưng lớn lên lại theo học hội hoạ, thành danh trước hết từ hội hoạ.

- Ông trở lại con đường viết văn khoảng từ năm 2005, với những tản văn về Hà Nội.  - Ông trở lại con đường viết văn khoảng từ năm 2005, với những tản văn về Hà Nội.

- Cho đến nay, Đỗ Phấn đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn và 12 tản văn. Hà Nội là một đề tài lớn trong sáng tác của ông. - Cho đến nay, Đỗ Phấn đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn và 12 tản văn. Hà Nội là một đề tài lớn trong sáng tác của ông.

Câu 5: Hãy trình bày đặc điểm chính của tản văn và yếu tố tự sự, trữ tình trong tản văn.

Trả lời:

- Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tuỳ bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. - Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tuỳ bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

- Sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Yếu tố tự sự trong tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. - Yếu tố tự sự trong tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

- Yếu tố trữ tình trong tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.  - Yếu tố trữ tình trong tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

 

Câu 6: Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ được nhận diện thông qua đâu? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào?

Trả lời:

– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.

– Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

– Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+  + Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ; chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có).

+  + Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

+  + Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 7: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường thứ ba. hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế.

Ví dụ trên giải thích nghĩa theo cách nào?

Trả lời:

– Ví dụ trên được giải thích bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ và nêu phạm vi sử dụng.

Câu 8: a) Hãy giải thích nghĩa của các từ “đẫy đà, bất chợt, bất an, sơ suất” theo cách dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

b) Hãy giải thích nghĩa của các từ “tươi trẻ, sơn hà” theo cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Trả lời:

a) – Đẫy đà: to béo, mập mạp.

Bất chợt: “chợt”: xảy ra thình lình và trong khoảnh khắc; “bất chợt”: như “chợt” nhưng nghĩa mạnh hơn.

Bất an: không yên ổn.

Sơ suất: không cẩn thận.

b) – Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.

Sơn hà: “sơn” là núi, “hà” là sông; “sơn hà”: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.

Câu 9: Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện cái “tôi” của tác giả trong văn bản.

Trả lời:

Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái “tôi” của tác giả luôn hiện hữu trong văn bản:

- Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất

- Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. - Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

- Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... - Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

- Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát - Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát

- Tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ - Tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ

Câu 10: Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên ... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.

Trả lời:

– Yếu tố tự sự trong đoạn văn:

+ Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu  + Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu

+ Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng luőt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại. Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hy Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... + Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng luőt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại. Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hy Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

– Yếu tố trữ tình trong đoạn văn:

+ ... như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long. + ... như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long.

+... sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. +... sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.

+ Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. + Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển.

+ Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. + Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

+ ... + ...

- Tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn văn: - Tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn văn:

+ Yếu tố tự sự không chỉ vẽ lên trong tâm trí người đọc thuỷ trình của sông Hương khi chảy vào thành phố với những đường nét uốn lượn mềm mại, duyên dáng ( + Yếu tố tự sự không chỉ vẽ lên trong tâm trí người đọc thuỷ trình của sông Hương khi chảy vào thành phố với những đường nét uốn lượn mềm mại, duyên dáng (một nét thẳng thực yên tâm, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến) mà còn mang đến cho độc giả sự cảm nhận rất rõ về cảm giác thanh thản, bình yên của một dòng sông khi đã tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu của mình khi về với một thành phố chỉ dành riêng cho nó sau rất nhiều gian truân, thử thách trên hành trình. Yếu tố tự sự trong đoạn văn còn được thể hiện qua những liên tưởng thú vị của tác giả về sông Nê-va của Lê-nin-grát; để từ đó, tô đậm điệu chảy lặng lờ, chậm rãi rất riêng của sông Hương.

+ Yếu tố trữ tình trong đoạn văn này vừa góp phần khắc hoạ vẻ đẹp thơ mộng của dòng Hương Giang (qua những liên tưởng độc đáo, lãng mạn:  + Yếu tố trữ tình trong đoạn văn này vừa góp phần khắc hoạ vẻ đẹp thơ mộng của dòng Hương Giang (qua những liên tưởng độc đáo, lãng mạn: đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;...), vừa trực tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dành cho dòng sông (ngạc nhiên, thích thú, tự hào khi phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của dòng sông ở đoạn này (đường nét uốn lượn tình tứ, điệu chảy lặng lờ của dòng sông); yêu thương, trìu mến trong cách kiến giải cho điệu slow của dòng sông (vì quá yêu thành phố, quá lưu luyến với người tình mong đợi trước khi chia xa).

è Tóm lại, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ trình vừa làm cho hình tượng sông Hương trong đoạn văn trở nên sinh động, gợi cảm vừa trực tiếp bộc lộ tình cảm của tác giả dành cho dòng sông. Với sự xuất hiện của yếu tố tự sự, đoạn văn không chỉ ghi lại thuỷ trình của dòng sông khi chảy vào thành phố mà còn thể hiện được những tình cảm mà Hương Giang dành riêng cho Huế. Vì thế, hình tượng sông Hương hiện lên không đơn thuần là một dòng sông mà đã được nhân hoá như một cô gái Huế e ấp, dịu dàng, duyên dáng với một vẻ đẹp riêng, khó lẫn trong hành trình tìm về với thành phố thân yêu của nó. Những yếu tố tự sự ấy kết hợp những yếu tố trữ tình đã phần nào giúp người đọc hình dung rõ hơn về những tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho sông Hương và xứ Huế.

Câu 11: “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Oà thức cùng với xôn xao lá cành.”

Hãy phân tích đoạn văn trên.

Trả lời:

- Thời gian: vào mùa xuân nhưng đã gần đến mùa hè. - Thời gian: vào mùa xuân nhưng đã gần đến mùa hè.

- Chú ý cách dùng từ độc đáo “bẽ bàng”, “chao chát”: những từ này thông thường chỉ dùng để chỉ người. “Bẽ bàng”: hổ thẹn và buồn tủi vì cảm thấy bị người ta chê cười. “Chao chát”: tráo trở, không thật thà. => Tác giả đã nhân hoá sự vật => Tác giả lồng ghép cảm xúc của mình ngay từ đầu văn bản, bộc lộ một cách độc đáo tâm trạng rộn ràng trước sự kiện sắp diễn ra. - Chú ý cách dùng từ độc đáo “bẽ bàng”, “chao chát”: những từ này thông thường chỉ dùng để chỉ người. “Bẽ bàng”: hổ thẹn và buồn tủi vì cảm thấy bị người ta chê cười. “Chao chát”: tráo trở, không thật thà. => Tác giả đã nhân hoá sự vật => Tác giả lồng ghép cảm xúc của mình ngay từ đầu văn bản, bộc lộ một cách độc đáo tâm trạng rộn ràng trước sự kiện sắp diễn ra.

- “Oà thức” cũng là một cách nói đáng chú ý - “Oà thức” cũng là một cách nói đáng chú ý

Câu 12: “Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội [...] này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng.”

Phân tích đoạn văn trên.

Trả lời:

- Sắc đẹp của không gian được tạo ra từ chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông: khoảng trời trong veo màu thạch lựu; lá đu đưa trong gió; âm thanh như tiếng chùa huyền hoặc; cảnh những đứa trẻ chơi đùa dưới gốc cây; vẻ đẹp khiến cho người Hà Nội muốn đi qua để ngắm nhìn. - Sắc đẹp của không gian được tạo ra từ chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông: khoảng trời trong veo màu thạch lựu; lá đu đưa trong gió; âm thanh như tiếng chùa huyền hoặc; cảnh những đứa trẻ chơi đùa dưới gốc cây; vẻ đẹp khiến cho người Hà Nội muốn đi qua để ngắm nhìn.

- Nghệ thuật so sánh độc đáo:  - Nghệ thuật so sánh độc đáo:

+ Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch: Những chiếc lá tạo ra âm thanh gợi ra tiếng chuông chùa. => Tác giả nâng vẻ đẹp của lá, tạo cảm giác thần thánh, bí ẩn + Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch: Những chiếc lá tạo ra âm thanh gợi ra tiếng chuông chùa. => Tác giả nâng vẻ đẹp của lá, tạo cảm giác thần thánh, bí ẩn

+ Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. => Sự hoà hợp thiên nhiên và con người + Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. => Sự hoà hợp thiên nhiên và con người

+ Sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng + Sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng

è Đoạn văn cho thấy cảm xúc yêu mến, hạnh phúc của tác giả trước cảnh đẹp của thiên nhiên.

Câu 13: Bức tranh " chiều xuân" qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.

Trả lời:

Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên tĩnh lặng, nhẹ nhàng, êm đềm, thơ mộng nưng phảng phất nỗi buồn. Qua từng khổ thơ chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

- Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng. - Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.

- Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ. - Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.

- Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Ở khổ 3 này Anh Thơ đã sử dụng thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm - Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Ở khổ 3 này Anh Thơ đã sử dụng thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm

=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.

Câu 14: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Chiều xuân

Trả lời:

Giá trị nội dung

  • Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
  • Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

Câu 15: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Chiều xuân

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật

  • Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
  • Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

Câu 16: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Trăng sáng trên đầm sen

Trả lời:

Văn bản ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người trong đêm trăng sáng; đặc biệt là vẻ đẹp của đầm sen được tác giả khắc họa rõ nét thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn trắc ẩn của tác giả.

Câu 17: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Chu Tự Thành của văn bản “Trăng sáng trên đầm sen”

Trả lời:

 Tác giả

Chu Tự Thanh (1891-1948): người Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

- Là nhân sĩ yêu nước nổi tiếng.  - Là nhân sĩ yêu nước nổi tiếng.

- Về sáng tác văn học, ông được biết đến chủ yếu bởi những bài tản văn đặc sắc như: Tâm lưng, Trăng sáng trên đầm sen, Màu xanh,... - Về sáng tác văn học, ông được biết đến chủ yếu bởi những bài tản văn đặc sắc như: Tâm lưng, Trăng sáng trên đầm sen, Màu xanh,...

Câu 18: Xác định cách giải thích nghĩa của từ được dùng trong những trường hợp sau:

  • a. Lâu bền: lâu dài và bền vững.
  • b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.
  • c. Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.
  • d. Tê (từ ngữ địa phương): kia.

e. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng, chế tạo”, thiết (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt”; kiến thiết có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).

Trả lời:

a. Giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích nghĩa của các thành tố cấu tạo nên từ.

b. Giải thích nghĩa của từ bằng cách kết hợp dùng từ đồng nghĩa (chậm chạp), trái nghĩa (khẩn trương) và giải thích bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ (để mất nhiều thì giờ).

c. Giải thích nghĩa của từ bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ.

d. Giải thích nghĩa của từ bằng cách dùng một từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. Cách giải thích này đã xác định thêm phạm vi sử dụng của từ là chỉ dùng ở một số địa phương nhất định, chẳng hạn như một số tỉnh ở khu vực miền Trung.

e. Giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích nghĩa của các thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 19: Điền các từ đăm đăm, giao thương, nghi ngại vào chỗ trống tương ứng với phần giải thích nghĩa phù hợp.

  • a. ............: giao lưu buôn bán nói chung.
  • b. ............: nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.
  • c. ……….: có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.
    • a. Giao thương
    • b. Nghi ngại
    • c. Đăm đăm

Câu 21: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp biến ảo, đầy chất thơ của sông Hương và xứ Huế; yêu tha thiết, đắm say và trân trọng, tự hào đối với những vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ sở, những giá trị lịch sử, bề dày văn hoá và vẻ đẹp tâm hồn của con người ở vùng đất cố đô. - Cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp biến ảo, đầy chất thơ của sông Hương và xứ Huế; yêu tha thiết, đắm say và trân trọng, tự hào đối với những vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ sở, những giá trị lịch sử, bề dày văn hoá và vẻ đẹp tâm hồn của con người ở vùng đất cố đô.

– Cách thể hiện của cảm hứng chủ đạo ấy trong tác phẩm:

+ Thể hiện qua  + Thể hiện qua những từ ngữ, câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, nhận xét, đánh giá của tác giả dành cho sông Hương, xứ Huế: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất; lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...; có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu; có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ;...

+ Thể hiện qua  + Thể hiện qua cách tác giả lựa chọn sử dụng từ ngữ, hình ảnh khắc hoạ hình tượng sống Hương, xứ Huế trong văn bản: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn; dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng; uốn mình theo những đường cong thật mềm; dòng sông mềm như tấm lụa; sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long; chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non; dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc;...

+ Thể hiện qua  + Thể hiện qua những phát hiện, liên tưởng thú vị, tài hoa, tinh tế và độc đáo của tác giả dành cho sông Hương, xứ Huế: liên tưởng vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn với hình ảnh một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại và hình ảnh người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở; liên tưởng hành trình sông Hương tìm về với thành phố Huế là hành trình của một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại tìm về với người tình mong đợi của nó; điệu chảy lặng lờ của sông Hương trong lòng thành phố được liên tưởng với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế;...

+ Thể hiện qua  + Thể hiện qua cách nhìn nhận, khám phá đối tượng (hình ảnh sông Hương) ở nhiều góc độ, khía cạnh để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp đa dạng của sông Hương. à Bộc lộ tình yêu, niềm say mê, gắn bó với thiên nhiên; sự am hiểu sâu sắc, tường tận, uyên bác về thiên nhiên và văn hoá Huế.

- Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm: Hãy phát biểu theo suy nghĩ của em. Gợi ý: - Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm: Hãy phát biểu theo suy nghĩ của em. Gợi ý:

+ Cảm hứng chủ đạo ấy thể hiện xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, được bộc lộ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc khiến độc giả cảm nhận rất rõ tình yêu đắm say, niềm tự hào thương mến của tác giả dành cho dòng sông quê hương. + Cảm hứng chủ đạo ấy thể hiện xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, được bộc lộ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc khiến độc giả cảm nhận rất rõ tình yêu đắm say, niềm tự hào thương mến của tác giả dành cho dòng sông quê hương.

+ Cảm hứng chủ đạo với những cách thể hiện ấy đã góp phần làm nên chất trữ tình/ chất thơ cho bài tuỳ bút. + Cảm hứng chủ đạo với những cách thể hiện ấy đã góp phần làm nên chất trữ tình/ chất thơ cho bài tuỳ bút.

+... +...

Câu 22: Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu “Ai đã đặt tên cho dòng sông” có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

Vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu tiếp tục được thể hiện trong phần còn lại của văn bản:

- Qua cách cảm nhận độc đáo của tác giả, sông Hương được xem là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế: Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. - Qua cách cảm nhận độc đáo của tác giả, sông Hương được xem là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế: Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu.

- Không gian bờ sông ấy cũng là nơi lưu giữ một nét văn hoá rất riêng của Huế trong cái sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: ... màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông... - Không gian bờ sông ấy cũng là nơi lưu giữ một nét văn hoá rất riêng của Huế trong cái sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: ... màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...

- Chính vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông đã khiến nó luôn biết cách làm mới mình, từ đó khơi gợi nguồn cảm hứng vô tậm cho các thi nhân: Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. - Chính vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông đã khiến nó luôn biết cách làm mới mình, từ đó khơi gợi nguồn cảm hứng vô tậm cho các thi nhân: Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

Câu 23: Phân tích tác phẩm Chiều xuân.

Trả lời:

Anh Thơ là một nữ thi sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam, bà để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và có giá trị, có thể kể tới Theo cánh chim câu, Đảo ngọc hay Hương Xuân,.... Thơ bà mang thương nhớ cho người thưởng thức bởi sự nhẹ nhàng, sâu lắng và đậm dư vị của tình quê.

Đến với thơ Anh Thơ, ta bất chợt lắng lòng mình lại để cảm nhận vẻ đẹp của vạn vật, của quê hương từ những điều dung dị, đời thường. Bài thơ "Chiều xuân" trích trong tập thơ "Bức tranh quê" là một thi phẩm đầy yên bình và dịu ngọt vị quê nhà như thế:

"Mưa bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi"

Một chiều mùa xuân có chút gì đó đượm buồn, vẫn bình lặng yên ả thế thôi nhưng bầu không khí có phần thiếu tươi vui như bao mùa xuân trong thơ Xuân Diệu hay Nguyễn Bính. Làn mưa bụi bay bay "êm êm" trong cơn gió nhẹ, mưa cũng thân thương mà đầy dịu dàng, không quá nặng hạt cũng chẳng phải mang giông tố, mưa mơ màng êm ả đi qua bến vắng của dòng sông.

Và có lẽ mưa cũng đang dừng chân nơi bến đỗ để ngắm dòng sông thơ, nơi có con đò nằm "im lìm" lặng lẽ, sau một ngày dài làm việc, con đò dường như cũng mệt mỏi, đành cho phép bản thân "biếng lười" đôi chút, thả mình dưới dòng nước mênh mang, mặc kệ sông kia có bồng bềnh sóng nhỏ. Không gian có trời, có sông, cao rộng mà phảng phất buồn bởi chút trống trải, yên tĩnh lạ thường.

"Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

Cảnh vật xa xa dần lại gần hơn, quán tranh những ngày sớm mai vốn đông vui thì khi ngày gần tàn lại đầy im ắng, tịch liêu, quán tranh đang "im lìm trong vắng lặng" gợi sự cô đơn, lặng lẽ, hiu hắt buồn. Đó phải chăng còn là hình ảnh người thi sĩ đang một mình thưởng thức cảnh quê hương giữa khung cảnh mênh mang.

Cánh hoa xoan tím rụng "tơi bời" theo làn gió xuân nhẹ nhàng, sắc tím nhạt màu của cánh hoa càng làm tăng thêm vẻ hoang hoải nơi cảnh vật. Chiều cuối ngày, thiên nhiên phải chăng đã mệt mỏi, muốn ngơi nghỉ, mà không còn rộn ràng, háo hức, sức sống tươi vui như những buổi sớm bình minh hay khi ngày trưa sống động.

Bức tranh xuân qua bốn câu thơ đầu có buồn nhưng không phải là cái buồn của bi lụy, hoang tàn mà là nét buồn lãng mạn, nên thơ, nét buồn thấm vào mưa, vào con đò, vào mái tranh hay cánh hoa đều mang cả sự mơ màng, thương mến.

"Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa"

Làng quê Việt Nam tự bao đời gắn với cánh đồng mênh mông rộng lớn, những triền đê xanh mát mỗi chiều về. Triền đê bước vào thơ Anh Thơ cũng đẹp đẽ đến nao lòng, những áng cỏ non " biếc" như đang thi nhau vươn mình đón nắng, mọc tràn cả bờ đê xanh mát, tươi non mơn mởn.

Đàn sáo đen cũng bị hấp dẫn bởi vẻ tươi non mà hạ cánh mình xuống mổ vu vơ. Sáo đen đang đi tìm mồi, đang kiếm ăn, đang lao động đấy thôi mà sao nghe nhẹ nhàng đến thế, chúng tựa như những đứa bé đang nghịch ngợm những ngọn cỏ non xanh dưới chân mình, vui vẻ kiếm tìm những con mồi nhỏ bé. Cảnh tượng thật bình yên và khoáng đạt biết bao!

Những chú bướm dang đôi cánh của mình bay "rập rờn" giữa khoảng trời yên bình, trong từng cơn gió thổi. Những đôi cánh mỏng manh ấy lượn lờ chào nghiêng thật mềm mại và duyên dáng.

Nơi triền đê là những chú trâu, chú bò "thong thả cúi ăn mưa", cuối chiều, khi những hạt mưa êm êm buông mình xuống mặt cỏ, trên những cây cỏ còn đọng lại những giọt mưa, trâu bò ăn cỏ mà tựa như đang thưởng thức những hạt mưa tinh túy của đất trời. Sự lắng đọng của cảnh trước được thay thế dần bằng những hoạt động của vật, bởi thế mà cảnh cũng tình hơn.

"Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa."

Đồng lúa quê hương xanh rờn được đắm mình trong những cơn mưa xuân, lúa lặng lẽ tận hưởng vị mát dịu của những hạt mưa trong lành mà ông trời ban tặng, ướt đẫm trên lá. Những cánh cò trắng trốn mình nơi những vạt lúa xanh, "chốc chốc" bay ra tận hưởng khí trời xuân tuyệt diệu.

Đẹp nhất là hình ảnh những người lao động thôn quê, cần mẫn cúi cuốc cào, chắc có lẽ "cô nàng yếm thắm" ấy đang tập trung với công việc của mình mà chợt cò bay ngang qua khiến nàng không khỏi giật mình. Thửa "ruộng sắp ra hoa" phải chăng chính là những thành quả lao động mà còn người sẽ nhận được sau những ngày vất vả cuốc cày chăm bón.

Còn điều gì đẹp hơn khi một bức tranh có cảnh, có người. Một bức tranh nghệ thuật chiều xuân đầy hài hoà và xinh đẹp của quê hương đất Việt, biểu tượng của hồn quê hương, hồn dân tộc. "Chiều xuân" của Anh Thơ là một bản nhạc đầy thương yêu và tự hào dành cho quê hương mà thi sĩ gửi đến cho chúng ta, bồi đắp và nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi người những tình cảm đẹp đẽ cho cảnh vật bình dị của làng quê Việt.

Câu 24: a) Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.

b) Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:

– lá gan, lá phổi, lá lách,...

– lá thu, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,...

– lá cờ, lá buồm,...

– lá cót, lá chiếu, lá thuyền,...

– lá tôn, lá đồng, lá vàng....

Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá.

Trả lời:

a) Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt.

b) – dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.

dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

dùng với các từ chỉ vật bằng vải.

dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...

dùng với các từ chỉ kim loại.

Tuy trong các trường hợp trên, từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:

– Khi dùng với các nghĩa đó, từ gọi tên các vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): đó đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây.

– Do đó các nghĩa của từ có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây).

Câu 25: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, ốc, tim,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.

Trả lời:

Ví dụ:

– Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi. (Ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương – cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người).

– Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường (cầu thủ).

– Nhà ông ấy có năm miệng ăn (năm người).

– Giăng Van–giăng trong truyện "Những người khốn khổ" là một trái tim nhân hậu (người nhân hậu).

– Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam (người làm thơ).

Câu 26: Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì

về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

Trả lời:

- Dựa vào nội dung văn bản để giải thích từ “cõi lá”. “Cõi lá” là xứ sở của lá, thế giới của lá. Tác giả đã miêu tả “cõi lá” với các tầng bậc ý nghĩa: - Dựa vào nội dung văn bản để giải thích từ “cõi lá”. “Cõi lá” là xứ sở của lá, thế giới của lá. Tác giả đã miêu tả “cõi lá” với các tầng bậc ý nghĩa:

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Lá cây bồ đề như khoảng trời trong veo, ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng; lá của những cây sấu cổ thụ, lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói, lá xà cừ xanh chen lẫn vàng,... tất cả làm nên những nét đặc trưng, quyến rũ của cảnh sắc Hà Nội.  + Vẻ đẹp của thiên nhiên: Lá cây bồ đề như khoảng trời trong veo, ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng; lá của những cây sấu cổ thụ, lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói, lá xà cừ xanh chen lẫn vàng,... tất cả làm nên những nét đặc trưng, quyến rũ của cảnh sắc Hà Nội.

+ “Cõi lá” cũng là “cõi người”, cõi “nhân sinh”. Ẩn hiện trong lá là gương mặt người: “Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá”; là tình yêu của người Hà Nội: “Những người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua quãng phố đông mà chật chội [...] này chỉ để ngắm nhìn chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”; là “cõi nhớ” của người Hà Nội, khi xa Hà Nội, nhớ về Hà Nội là nhớ về những mùa lá rụng vàng rượi bên hồ Hoàn Kiếm;... là nguồn nhựa sống của người Hà Nội, đi trong “cõi lá” thấy mình như trẻ lại. + “Cõi lá” cũng là “cõi người”, cõi “nhân sinh”. Ẩn hiện trong lá là gương mặt người: “Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá”; là tình yêu của người Hà Nội: “Những người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua quãng phố đông mà chật chội [...] này chỉ để ngắm nhìn chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”; là “cõi nhớ” của người Hà Nội, khi xa Hà Nội, nhớ về Hà Nội là nhớ về những mùa lá rụng vàng rượi bên hồ Hoàn Kiếm;... là nguồn nhựa sống của người Hà Nội, đi trong “cõi lá” thấy mình như trẻ lại.

è Thế giới cây, lá và con người hoà quyện trong nhau, nương tựa vào nhau, làm nên một thực thể sống, cùng sinh tồn.

Câu 27: Nêu giá trị nội dung bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Trả lời:

  • Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp thơ mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn người Huế.
  • Tác giả coi sông Hương là biểu tượng cho tất cả những gì là vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô này.
  • Bài kí chứng tỏ sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha với Huế và một vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa đất cố đô của tác giả HPNT

Câu 28: Nêu giá trị nghệ thuật tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Trả lời:

Đọan trích là đoạn văn xuôi súc tích và đày chất thơ về sông Hương. Nét đắc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và một trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo.

  • Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa

Câu 29: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ (Truyện Kiều, Nguyễn Du):

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thua.

Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.

Trả lời:

– Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa: "bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó". Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: dùng cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác. Do đó, Thuý Kiều dùng từ cậy là thể hiện sự tin tưởng ở Thuý Vân trong sự thay thế mình.

– Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng (kết hợp với từ lời) vì đều chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thế, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:

+  + nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.

+  + nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

+  + chịu (lời): thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Thuý Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thuý Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời.

Câu 30: Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.

Trả lời:

Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản tản văn:

– Nội dung được miêu tả có ý nghĩa như thế nào? Nhận biết những tình cảm, suy nghĩ của tác giả bộc lộ trong quá trình miêu tả.

– Khả năng quan sát, xâu chuỗi các sự việc, hiện tượng nhỏ nhặt, rời rạc để hướng tới thể hiện chủ đề tác phẩm.

- Cách nhìn, cách cảm về thế giới, con người giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ. - Cách nhìn, cách cảm về thế giới, con người giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ.

- Ngôn ngữ của tản văn giàu sức gợi, chất thơ. - Ngôn ngữ của tản văn giàu sức gợi, chất thơ.

- Yếu tố tự sự và trữ tình luôn đan xen, hoà quyện; các chi tiết, sự kiện được miêu tả vừa đậm chất suy tư, vừa bay bổng, lãng mạn. - Yếu tố tự sự và trữ tình luôn đan xen, hoà quyện; các chi tiết, sự kiện được miêu tả vừa đậm chất suy tư, vừa bay bổng, lãng mạn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay