Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 10: Văn bản. Thách thức đầu tiên
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Văn bản. Thách thức đầu tiên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN:
CHINH PHỤC NHỮNG CUỐC SÁCH MỚI
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em hãy giới thiệu về tác giả Võ Quảng.
Trả lời:
- Trần Thanh Địch (1912 2007) quê ở Thừa Thiên - Huế
- Ông là nhà văn, nhà báo và nhà phê bình có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Một số tác phẩm: Đôi tai mèo (1973), Một cần câu (1993),... được yêu mến và đánh giá cao.
Câu 2: “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội thuộc thể loại văn bản nghị luận
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?
Trả lời:
Văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có phương thức biểu đạt là nghị luận.
Câu 4: Tác phẩm được chia làm mấy đoạn.
Trả lời:
Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có bố cục gồm 4 phần:
Phần một: Từ đầu đến “Cách mạng tháng Tám thành công”: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
Phần hai: Tiếp theo đến “an phận thủ thường”: Bàn luận về thế giới nhân vật trong tác phẩm.
Phần ba: Tiếp theo đến “nhân vật trực diện khác”: Bàn luận về người kể chuyện trong tác phẩm.
Phần cuối: Còn lại: Nhận xét của tác giả về sức cuốn hút của tác phẩm.
Câu 5: Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm là gì?
Trả lời:
- In trong cuốn Bàn về văn học thiếu nhi, xuất bản năm 1983
- Nhan đề do người biên soạn đặt.
Câu 6: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Mỗi tác giả đều có một nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng và Quê nội là những tập truyện dài không có cốt truyện nhưng lại có sức quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hướng, nhân vật là những người nông dân bình thường, mấy chú nhóc hiếu động vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa chuẩn bị chống giặc giữa làng. Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi” nên tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Giới thiệu tác giả Nguyên Quang Thiều.
Trả lời:
- Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội
- Ông là một nhà thơ. Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí.
- Quê: Hà Nội.
- Là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.
- Nhiều sáng tác: Thơ tuyển cho thiếu nhi, Những người lính của làng, Người cha, truyện thiếu nhi, …
Câu 2: Em hãy tóm tắt “Mon và Mên đang ở đâu”
Trả lời:
Trong một buổi sớm hè sau cơn mưa, tôi gặp một cậu bé trên triền đê sông Đáy. Cậu bé thắc mắc tôi đã gặp Mon và Mên ở đâu, tại sao lại nghe được tiếng nói chuyện của chim chìa vôi. Tôi chia sẻ tôi gặp Mon và Mên trong chính tuổi thơ của mình và tôi nghe được câu chuyện về Mon và Mên do trong một chiều mưa lũ trẻ đã nói về bầy chim chìa vôi non ở ngoài bãi sông. Chú bé bày tỏ mong muốn kể tiếp câu chuyện về Mon và Mên, băn khoăn về sự trở lại của bầy chìa vôi.
Câu 3: Tác phẩm chia làm mấy phần?
Trả lời:
Mon và Mên đang ở đâu có bố cục gồm 2 phần:
Phần một: Từ đầu đến “bầy chìa vôi non”: Câu chuyện về sự gặp gỡ của tác giả với Mon và Mên
Phần hai: Còn lại: Ước muốn tiếp nối câu chuyện của cậu bé.
Câu 4: Tác phẩm thuộc thể loại gì và phương thức biểu đạt chính là gì?
Trả lời:
- TL: phỏng vấn
- PTBD: tự sự
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)?
Trả lời:
Giá trị nội dung:
Văn bản đã bàn về truyện ngắn Quê nội của Võ Quảng. Qua những đánh giá, nhận định, phân tích của tác giả ta hiểu hơn về cái hay cái đẹp trong nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.
Giá trị nghệ thuật:
- Tác giả thành công trong việc đặt vấn đề gây ấn tượng với người đọc.
- Lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)?
Trả lời:
Văn bản đã bàn về truyện ngắn Quê nội của Võ Quảng. Qua những đánh giá, nhận định, phân tích của tác giả ta hiểu hơn về cái hay cái đẹp trong nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.
Câu 3: Nội dung chính của văn bản Mon và Mên đang ở đâu?
Trả lời:
Văn bản là cuộc phỏng vấn rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của Bầy chim chìa vôi. Văn bản đã thuật lại câu chuyện về sự gặp gỡ của tác giả với Mon và Mên, ddoogf thời thể hiện ước muốn tiếp nối câu chuyện của nhân vật cậu bé trong văn bản.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản Mon và Mên đang ở đâu?
Trả lời:
Văn bản là cuộc phỏng vấn rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của Bầy chim chìa vôi. Văn bản đã thuật lại câu chuyện về sự gặp gỡ của tác giả với Mon và Mên, đồng thời thể hiện ước muốn tiếp nối câu chuyện của nhân vật cậu bé trong văn bản.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Mon và Mên đang ở đâu?
Trả lời:
“Bầy chim chìa vôi” là một trong những truyện ngắn vô cùng ý nghĩa dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đăng tải truyện ngắn đã nhắn nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.” Đây cũng chính là điều mà hai nhân vật chính Mon và Mên trong câu chuyện đã làm được. Hai cậu bé cho người đọc một cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng, vừa dũng cảm, đáng yêu.
“Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc đã làm nổi bật lên hình ảnh hai cậu bé Mon và Mên vừa dễ thương, vừa giàu lòng nhân ái.
Mở đầu câu chuyện là khoảng thời gian đêm khuya với sự trằn trọc của hai cậu bé. Mon tuy là em trai, nhưng cậu bé lại chính là người bắt đầu những câu hỏi thể hiện sự lo lắng về tổ chim chìa vôi. Cậu bé liên tục hỏi anh Mên: “Anh ơi… em bảo…”, sau đó là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc về tổ chim chìa vôi: “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; “Thế làm thế nào bây giờ?”… Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy suy nghĩ non nớt nhưng vô cùng lo lắng cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Thậm chí, có thể do quá lo lắng, em Mon còn đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông như vậy? Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão, và cũng để cho hai anh em Mon và Mên bớt lo lắng, suy nghĩ về sự an toàn của bầy chim.
Sau một hồi xoay mình qua lại, thì thầm khó ngủ, cố gắng suy nghĩ sang chuyện khác thì Mon vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Đây là một quyết định quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon, đây là điều thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.
Trái ngược với sự quan tâm trực tiếp từ Mon, anh trai của cậu bé – Mên lại có một cách lo lắng kín đáo hơn, tuy có chút cọc cằn nhưng lại vô cùng ấm áp. Khi em trai trằn trọc giữa đêm không ngủ, thực chất anh Mên cũng chưa ngủ được, cũng vì thế nên cậu bé mới trả lời em trai một cách tỉnh táo và ráo hoảnh tới vậy. Thay vì lo lắng trực tiếp và liên tục đặt ra câu hỏi, Mên lại đáp lại em trai một cách cục cằn: “Gì đấy? Mày không ngủ à?...”; “Bảo cái gì mà lắm thế?” hay “Tao không biết”. Dẫu vậy, anh Mên cũng bày tỏ nỗi lo lắng “Ừ nhỉ”, “Tao cũng sợ”. Để nỗi lo lắng qua đi, Mon và Mên đã nghĩ đến câu chuyện bắt cá cùng bố, cười “hi hi” khi nghe em Mon kể trò nghịch ngợm, nhưng dường như hai cậu bé vẫn không yên tâm chìm vào giấc ngủ. Khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ?, cuối cùng im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”. Đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Điều này cho thấy Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói.
Hai anh em sau thời gian rạng sáng vật lộn trên bờ sông với chiếc đò, cuối cùng đã đưa con đò về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”. Khung cảnh bình minh hiện lên với vẻ đẹp lạ kì cùng nhiều cảm xúc. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, trong khi Mon tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, thì anh Mên ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông. Thật may, bãi cát chưa bị nước nhấn chìm hết. Bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông, con nước bắt đầu dần lên và nuốt chửng dải cát. Trong những giây cuối cùng, bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên không trung tạo nên một “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt hai đứa trẻ. Đây là thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào lên cảm giác hạnh phúc, thành tựu và hạnh phúc khó tả. Hai anh em đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa nhưng đã hửng lên ánh mặt trời ấm áp, hạnh phúc. Hai anh em quay lại nhìn nhau, đã khóc từ bao giờ.
Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, bất an của hai anh em.
Qua hai nhân vật Mon và Mên, chúng ta càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ thiếu niên nào cũng nên có: nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương loài vật, con người. Là một thiếu niên, hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mình, để có thể giống như mong muốn của tác giả: những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.
Câu 2: Phân tích tác phẩm Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
Trả lời:
Mỗi tác giả có một lồi, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách gIữ, cách viết, Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài giản như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khỏm nhân vật hoạt động. Thế mà truyện âm thầm như một mùi hương gây mê có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn vào những mới mẻ - như một buổi tăng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công. Các nhân vật là những người nông dân bình thường, mây cô bác kèm luôn theo bên chân mây chú nhóc hiển động trong thôn, trong làng, trong xóm, vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển minh toàn bộ, thay đổi toàn điện của chế độ xã hội mới. ngắm đâm vào từng gia đình vảo từng con người, từ già đến trẻ. Nó làm thay đổi hẳn những nếp sống thường ngày từ trước. Thay đổi nếp sống lả hết sức phức tạp cho nên trong từng con người thường có những đột biến không thường. Họ thường làm việc hơi quá sức mình một chuỗi. Suốt ngày họ lo đến công việc xã hội hơn là công việc nhà mình. Nông thôn sôi động như một gia đình vừa thức giấc. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới đi luyện tập quản sự. Trong Tỉnh sáng, những Cục, Của Lão, bà Kiên, ông Hai Dĩ, thấy Lê Tảo,... là những con người thật đáng yêu. Mỗi người đến mang một cá tính riêng nhưng loại giống nhãn ở sự tích cực làm việc xã hội. Trong đỏ có một nhân vật xuất hiện tuy không nhiều nhưng thât nổi đỉnh nổi đảm. Đó là bả Kiến. Cục và Củ Lao được phân công đến đạy chữ cho bả thì... hoá ra đây lại là một kẻ tiếng Tây. tiếng Câu, ca dao tục ngữ, hỗ vẻ thơ ca Việt Nam thảy đều thông thạo, bả ta thuộc nhớ và đọc chơi vanh vách. Một tuyển nhãn vặt thử hai nữa có mặt ít hơn, nhưng vẫn xuất sắc và lý thủ không kém các nhân vật trong: chị Ba, anh Bốn Linh, chủ Năm Mũi, anh Bảy Hoàng, ông Tử Đảm, cô Tuyết Hanh. Rồi một tuyến nhân vật thứ ba nữa, cũng rất quan trọng và bê thể; đó là anh Trâu Bỉnh và những chủ chó từng nhà mã những sinh hoạt của chủng luôn luôn khăng klut ở bên con người. Trâu Bĩnh lä một nhân vật thân thuộc, lung linh, trở đi trở lại qua nhiều tập truyện của tác giả từ Cúi thăng. Còn những chủ chó thì vô cùng đa đang. mỗi con một tính, mỗi đứa mệt nết, mỗi Vẫn, Vên một thái độ Chủng cảng nổi rõ tỉnh tỉnh hoặc phong cách ra trong những lúc giận dữ, sợ sệt, hay an phận thủ thường.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thách thức đầu tiên - Chinh phục những cuốn sách mới