Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Thực hành tiếng Việt. Dấu câu, biện pháp tu từ
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Thực hành tiếng Việt. Dấu câu, biện pháp tu từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. DẤU CÂU, BIỆN PHÁP TU TỪ
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Dấu câu là gì và tác dụng của dấu câu?
Trả lời:
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ
Câu 2: Nêu một vài dấu câu em biết.
Trả lời:
- dấu chấm .
- dấu hỏi ?
- dấu cảm !
- dấu lửng …
- dấu phẩy ,
- dấu chấm phẩy ;
- dấu hai chấm :
- dấu ngang –
- dấu ngoặc đơn ()
- dấu ngoặc kép “ ”
Câu 3: Dấu gạch ngang là gì? Tác dụng?
Trả lời:
- Dấu gạch ngang, được viết là ( - ), là một dấu câu của Tiếng Việt.
- Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng:
+ Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
+ Phần chú thích
+ Các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 4: Em hãy phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
Trả lời:
Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Về độ dài, dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Dấu gạch ngang là dấu câu của tiếng Việt. Nó được dùng để:
+ Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
+ Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 5: Biện pháp tu từ là gì? Nêu một vài biện pháp tu từ em biết.
Trả lời:
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.
- Một số biện pjasp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...
Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh là gì?
Trả lời:
So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.
Câu 7: Em hãy đặt hai câu có sử dụng biện pháp so sánh.
Trả lời:
- Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
- Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
“Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.”
Trả lời:
Trẻ em có bổn phận sau đây:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo
- Lễ phép với người lớn
- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè
- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây
“Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu họa sĩ và Hiền kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi Cậu có nhớ thầy Bản không? Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không”
Trả lời:
“Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu – họa sĩ và Hiền – kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:
– Cậu có nhớ thầy Bản không?
– Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?”
Câu 3: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các ví dụ dưới đây:
a, Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức, thông ngách sang nhà ta? Nghe dễ nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
b, Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-nô-cô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.
c, Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
d, Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.
e, Đi suốt chiều dài hơn hai ngàn mét ở phần ngoài của Động Phong Nha, du khách có cảm giác như lạc vào thế giới khác lạ- thế giới của tiên cảnh.
g, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
Trả lời:
a, Dấu gạch ngang dùng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Dế Mèn
b, Dấu gạch nối nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng ( Vi-na; Xu-nô-cô)
c, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú
d, Dấu gạch nối nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng (la- de)
e, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú
g, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú
Câu 4: Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
Trả lời:
Bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc trừu tượng đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn tâm tư của tác giả. Phép so sánh đó như là một cách làm phóng đại hóa nỗi lòng, cảm xúc nóng rực như đống than, đống lửa.
Câu 5: Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Trả lời:
Phép so sánh ở câu trên để nói đến công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ là vô bờ bến. Mỗi em học sinh cần phải biết quý trọng, yêu thương và hiếu thảo với bố mẹ mình hơn nhé.
3. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Chỉ ra tác dụng dấu gạch ngang trong các câu sau:
- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].(Vũ Bằng)
- Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
Trả lời:
- Đánh dấu ranh giới giữa bộ phận chú giải với các bộ phận khác trong câu. (dấu ngoặc đơn và dấu phẩy cũng có công dụng này)
- Đánh dấu lời thoại trực tiếp
Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:
“Anh đội viên mơ màng.
Như nằm trong giấc mộng.
Bóng bác cao lồng lộng.
Ấm hơn ngọn lửa hồng.”
Trả lời:
- Hình ảnh so sánh thứ nhất là phép so sánh ngang bằng “anh đội viên” và “nằm trong giấc mộng”, gợi lên cảm giác mơ màng như đang ngủ của anh đội viên.
- Hình ảnh so sánh thứ hai là phép so sánh hơn kém “bóng bác cao lồng lộng” và “ngọn lửa hồng”, ý chỉ Bác như ngọn lửa tinh thần ấm áp, sưởi ấm cho đồng bào ta.
Câu 3: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau:
a.“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
- “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Trả lời:
- Tác dụng: giúp nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân khi làm nông
- Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào.
Câu 4: Tìm trong văn bản ‘’Trở gió’’ 2 câu văn sử dụng biệt pháp tu từ so sánh , 2 câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp tu từ dó trong từng trường hợp cụ thể
Trả lời:
câu văn sử dụng biện pháp so sánh:
- Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
Tác dụng: miêu tả âm thanh của gió trướng về từ từ vô cùng đặc sắc và sinh động.
- Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương.
Tác dụng: miêu tả nỗi buồn thoáng qua của má về cơm ăn áo mặc khi mùa gió chướng về
câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa:
- Chắc tại gió quá dịu dàng, nên có cảm giác gờn gợn buồn, có cảm giác như gió mồ côi, cúi đầu hiu hắt đi giữa đời.
Tác dụng: hình dung những cơn gió chướng tựa như con người, có cảm xúc, có tính nết sinh động như con người
- Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn..” rồi thở dài cái thượt "Ứ hự, lụi hụi mà hết năm...".
Tác dụng: miêu tả ông trời vô cùng sinh động, có tâm trạng, hành động gần gũi tựa như con người
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
Trả lời:
Bầu trời buổi sáng sớm thật là trong lành làm sao. Những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động.
Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh ở:
- Nhân hóa: cô mây, các bé sương, chị gió, chú chim
- So sánh: Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương.
Câu 2: Em hãy viết Đoạn văn ngắn có sử dụng dấu gạch ngang.
Trả lời:
Mẹ - tiếng gọi đầy thân thương, tự hào. Con người sinh ra mong muốn được sống trong tình yêu thương của mẹ. Bởi đó là người đã đem lại cho chúng ta sự sống, nuôi lớn và chăm sóc chúng ta trưởng thành. Từ khi con nằm trong bụng mẹ, đến khi chào đời và khôn lớn, mẹ là người bảo vệ và chăm sóc. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ nuôi lớn những đứa con. Hành trình trưởng thành của đứa con luôn có bàn tay của mẹ nắm lấy. Khi cuộc sống gặp phải giông bão thì mẹ luôn là bến đỗ bình yên nhất, bao dung và chào đón chúng ta trở về. Nhưng không phải ai cũng may mắn khi được sống trong tình cảm đó. Bởi vậy, chúng ta cần biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình. Với học sinh, điều cần làm là cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi người hãy biết trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, đáng quý.
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Thực hành tiếng Việt (1)