Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 6: Thực hành tiếng việt. Biện pháp tu từ

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Thực hành tiếng việt. Biện pháp tu từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. BIỆN PHÁP TU TỪ

(16 câu)

1.    NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Theo em, biện pháp tư từ là gì?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Câu 2: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.

Câu 3: Nêu một số biện pháp tu từ thông dụng.

Trả lời:

Có hai loại biện pháp tu từ chính, đó là:

- Biện pháp tu từ từ vựng:

  • Biện pháp so sánh;
  • biện pháp ẩn dụ;
  • Biện pháp hoán dụ;
  • Biện pháp nhân hóa;
  • Biện pháp điệp ngữ;
  • Biện pháp nói giảm - nói tránh;
  • Biện pháp nói quá;
  • Biện pháp liệt kê;
  • Biện pháp chơi chữ.

- Biện pháp tu từ cú pháp:

  • Đảo ngữ;
  • Điệp cấu trúc;
  • Chêm xen;
  • Câu hỏi tu từ;
  • Phép đối.

Câu 5: Biện pháp tu từ nói quá là gì?

Trả lời:

Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Nói quá còn có nhiều tên gọi khác như: khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

Câu 6: Chức năng biện pháp nói quá là gì?

Trả lời:

Biện pháp tu từ nói quá thường được dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Nó còn được sử dụng trong khẩu ngữ hằng ngày như: lo sốt vó, buồn nẫu ruột, khóc như mưa, ngã vỡ mặt hay nhiều câu nói quen thuộc khác. Không những thế, biện pháp tu từ này còn được dùng trong các tác phẩm văn học như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca,... Đôi khi nó còn được kết hợp với các biện pháp tu từ khác để câu văn câu nói trở nên sinh động hơn.

Câu 7: Nêu ví dụ về biện pháp tu từ nói quá.

Trả lời:

Trong tác phẩm "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong câu: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.".

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

  1. a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
  2. b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/
  3. c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/
  4. d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/
  5. e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.

Trả lời:

  1. chó ăn đá gà ăn sỏi
  2. bầm gan tím ruột.
  3. ruột để ngoài da.
  4. nở từng khúc ruột
  5. vắt chân lên cổ

Câu 2: Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Trả lời:

Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.

- Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.

- Bộ đội ta mình đồng da sắt.

- Bài toán này tớ nghĩ nát óc mà chưa giải được.

Câu 3: Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá
Trả lời:

Kêu như trời đánh.

- Dữ như cọp.

Khỏe như voi.

Ăn như lợn.

Nhanh như chớp.

Câu 4: Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá:

(1), Hội trường rất yên tĩnh.

(2), Tiếng vỗ tay trong hội trường rất lớn.

(3), Tiếng cười của lũ trẻ rất to.

Trả lời:

(1), Hội trường yên tĩnh đến nỗi mà một cái kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được.

(2), Tiếng vỗ tay trong hội trường to đến nối đinh tai nhức óc.

(3), Tiếng cười của lũ trẻ vang tận mây xanh.

3.    VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

  1. a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

  1. b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

  1. c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trả lời:

  1. a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

=> Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

  1. b) Em có thể đi lên đến tận trời.

=> Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

  1. c) Thét ra lửa.

=> Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.

Câu 2: Xác định biện pháp nói quá trong các trường hợp sau:

  1. Anh chị yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi, từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
  2. Cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn nhặn mời hắn vào nhà xơi nước.
  3. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
  4. Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn.
  5. Bát cơm chan đầy nước mắt
  6. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.

Trả lời:

  1. Anh chị yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi, từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
  2. Cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn nhặn mời hắn vào nhà xơi nước.
  3. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
  4. Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn.
  5. Bát cơm chan đầy nước mắt
  6. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.

Câu 3:  Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá

(1), Anh ấy chạy rất nhanh.

(2), Trăng đêm nay thật sáng.

(3), Trời nóng quá, khiến người khác cảm thấy thật khó chịu.

(4), Hoa nhài nở rồi, đứng thật xa mà vẫn ngửi thấy mùi thơm.

(5), Chiếc xe này sạch sẽ, sáng bóng quá.

Trả lời:

(1), Anh ấy chạy rất nhanh, giống như một mũi tên vừa được bắn khỏi cung tên.

(2), Trăng đêm nay thật sáng, sáng đến nỗi không cần soi đèn vẫn có thể nhìn rõ người đường.

(3), Trời nóng đến nỗi đốt cháy khô cả người.

(4), Hoa nhài nở rồi, thơm đến nỗi mà cách xa 18 dặm vẫn ngửi thấy mùi thơm.

(5), Chiếc xe này sạch sẽ, sáng bóng đến nỗi soi thấy cả mụn trứng cả trên mặt tôi.

 

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
Trả lời:

          Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

          Voi uống nước, nước sông phải cạn

          Đánh một trận sạch không kinh ngạc

          Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Câu 2: Phân biệt nói quá với nói khoác.

Trả lời:

- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

+ Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.

+ Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay