Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 6: Văn bản. Con hổ có nghĩa
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Văn bản. Con hổ có nghĩa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. CON HỔ CÓ NGHĨA
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Vũ Trinh.
Trả lời:
- Vũ Trinh (1759-1818)
- Tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ngư Giả.
- Quê: trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)
- Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
Câu 2: Tác phẩm “Con hổ có nghĩa” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Thể loại: Truyện truyền kỳ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?
Trả lời:
PTBD: tự sự
Câu 4: Nêu xuất xứ của tác phẩm.
Trả lời:
- Tác phẩm là truyện thứ 8 trong 45 truyện ngắn viết bằng chữ Hán trong Lan Trì kiến văn lục
Câu 5: Em hãy tóm tắt câu chuyện thứ nhất của tác phẩm.
Trả lời:
Kể về một bà đỡ họ Trần ở huyện Đông Triều được hổ cõng vào rừng trong một đêm nọ. Khi đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Con Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Cục bạc đó đã giúp bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Câu 6: Em hãy tóm tắt câu chuyện thứ hai của tác phẩm.
Trả lời:
Kể về Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang đốn củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Hổ đã biếu bác một con nai để tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Câu 7: Tác phẩm được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Trả lời:
- Phần 1: Từ đầu… Bà nhờ số bạc mà sống được : bà đỡ Trần giúp đỡ Hổ, và được đền ơn
- Phần 2: Còn lại: Bác Tiều phu giúp Hổ, được hổ nhớ ơn
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tại sao lại xây dựng câu chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải chuyện “Con người có nghĩa”?
Trả lời:
Dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” sẽ tạo ra tính hấp dẫn cho chuyện kể, hơn nữa nó nhấn mạnh lối sống tình nghĩa, đến con vật còn sống có nghĩa cớ sao con người lại có thể không như vậy.
Câu 2: Tại sao trong truyện “Con hổ có nghĩa” tác giả lại chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện mà không chọn con vật khác như con hươu, con ngựa,…?
Trả lời:
Bởi vì con hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn. Chọn con hổ để nói chuyện ân nghĩa sẽ khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn.
Câu 3: Trong truyện “Con hổ có nghĩa”, chi tiết nào em cho là thú vị nhất? Vì sao?
Trả lời:
Các chi tiết thú vị:
- Con hổ đực cầm tay bà đỡ, nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Hổ quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc tặng bà đỡ.
- Hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.
Câu 4: Trong câu chuyện thứ nhất, cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực được thể hiện như thế nào? Điều đó thể hiện hổ là động vật như thế nào?
Trả lời:
- Cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến, tặng bà một bọc bạc để bà sống qua năm mất mùa, đói kém
⇒ Hổ thủy chung, biết ơn và đền đáp ơn nghĩa cho người đã giúp đỡ mình
3. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng bao trùm trong văn bản “Con hổ có nghĩa” là gì?
Trả lời:
Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là: tưởng tượng hư cấu.
Câu 2: Trong “Con hổ có nghĩa”, truyện con hổ với bác tiều so với truyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
Trả lời:
Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.
Câu 3: Bài học nào được rút ra cho chúng ta từ câu chuyện “Con hổ có nghĩa”?
Trả lời:
Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: phải biết ơn người đã cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn, ghi nhớ ân nghĩa ấy suốt đời.
Câu 4: Tại sao trong truyện “Con hổ có nghĩa” tác giả lại chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện mà không chọn con vật khác như con hươu, con ngựa,…?
Trả lời:
Bởi vì con hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn. Chọn con hổ để nói chuyện ân nghĩa sẽ khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn.
Câu 5: Trong dân gian, người ta vẫn thờ hổ, có phải vì hổ có nghĩa hay vì một lí do nào khác?
Trả lời:
Trong dân gian người ta thờ hổ bởi sức mạnh của nó, hổ được coi là chúa sơn lâm, nên dân gian xem hổ là con vật linh thiêng, thờ hổ nhằm cầu cho mọi việc được nâng đỡ, được bảo trợ.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nêu cảm nghĩ của em về con hổ có nghĩa
Trả lời:
Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.
Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.
Câu 2: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa
Trả lời:
“Con hổ có nghĩa” không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn, về một loài vật hung dữ nhưng lại rất có tình nghĩa. Chi tiết cuối truyện khiến em vô cùng ấn tượng là khi nhiều năm sau, bác tiều qua đời khi ấy, con hổ vẫn còn nhớ và có tình có nghĩa. Con hổ đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất, ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình. Tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện thể hiện sự cảm ơn và chào tiễn biệt của con hổ đối với ân nhân của mình. Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 5. Con hổ có nghĩa