Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 8: Văn bản. Hãy cầm lấy và đọc
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Văn bản. Hãy cầm lấy và đọc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Huỳnh Như Phương.
Trả lời:
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học
- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương(1986), Trường phái Hình Thức Nga(2007), Những nguồn cảm hứng văn học(2008)….
Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Thể loại: Truyện ngắn
Câu 3: Xuất xứ của tác phẩm là gì?
Trả lời:
Trích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc (2016)
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?
Trả lời:
PTBD: Nghị luận
Câu 5: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng một vài câu văn.
Trả lời:
“Hãy cầm lấy và đọc’ là một cuốn sách ý nghĩa, lời nhắn gửi yêu thương của ba và thầy cô gửi đến giới trẻ. Tác giả đã lập luận để đưa ra vai trò của sách trong cuộc sống, cũng nư những cách khắc phục của viêc sa sút văn hóa đọc
Câu 6: Tác phẩm được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Trả lời:
- Phần 1 Từ đầu…của thời trung đại : nguồn gốc của tư tưởng “ hãy cầm lấy và đọc”
- Phần 2 Tiếp theo…như Hơ-bơt Mác kiêu dơ đã nói: lập luận về vai trò của sách
- Phần 3 Còn lại: sách trong thời hiện đại và biện pháp khắc phục của sa sút văn hóa đọc
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Em hãy tìm những chi tiết, lý lẽ, bằng chứng thuyết phục để lập luận để khẳng định vai trò của sách.
Trả lời:
Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:
+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.
Câu 2: Để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc, tác giả đề cập những biện pháp nào?
Trả lời:
Để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc, "cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc".
Câu 3: Cách kết văn bản có gì độc đáo?
Trả lời:
Cách kết văn bản độc đáo ở chỗ dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt. Cùng một nội dung, nhưng tác giả đã dùng tiếng Latinh để nói lại nguyên văn câu mà thánh Au-gút-xtinh được nghe, sau đó nói câu đó bằng tiếng Việt như lời kêu gọi mọi người đọc sách.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản Hãy cầm lấy và đọc?
Trả lời:
Văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó văn bản cũng là lời nhắn nhủ của tác giả gửi tới bạn đọc: hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?
Trả lời:
Để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người, tác giả đã dùng biện pháp so sánh, liên tưởng: Nếu lương thực, thực phẩm là thức ăn cần thiết để nuôi sống cơ thể, thì sách chính là “thức ăn” nuôi dưỡng tinh thần. Người không ăn thì chết về thể xác, người không đọc sách sẽ chết về tinh thần. Chỉ khác một điểm: Cái chết tinh thần không diễn ra ngay lập tức như cái chết thể xác, mà là một quá trình từ từ, êm ái, không dễ nhận biết.
Em có thể tán thành hay phản đối quan điểm của tác giả thể hiện qua cách liên tưởng, so sánh như trên. Tán thành hay phản đối đều phải có cơ sở. Chẳng hạn, nếu tán thành, ta có thể giải thích thêm: Khi không được nuôi dưỡng về tinh thần, con người sẽ cạn kiệt cảm xúc, cằn cỗi tình cảm, trí tuệ, không còn khả năng hiểu biết về cuộc sống con người, thế giới xung quanh. Rơi vào tình trạng đó, tâm hồn con người trở nên trống rỗng, như không tồn tại, chẳng khác gì đã chết.
Câu 2: Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?
(1) “Em hãy cầm lấy và đọc? đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc? đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc; đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
Trả lời:
Ba câu liền kể nhau trong đoạn văn có cùng một kiểu cấu trúc, và đều lặp lại gần như nguyên xi vế đầu (hãy cầm lấy và đọc; đó là). Như vậy, lặp chính là biện pháp được sử dụng để liên kết các câu với nhau.
Câu 3: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Hãy cầm lấy và đọc?
Trả lời:
Giá trị nội dung:
Bài viết thể hiện quan điểm cách nhìn nhận của tác giả về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phục sự sa sút văn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn khẳng định vai trò của những trang sách trong cuộc sống.
Giá trị nghệ thuật:
Lập luật chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em hãy Phân tích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc
Trả lời:
Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc" của ông Huỳnh Như Phương nhằm khuyến khích việc đọc sách và nâng cao kiến thức của các em học sinh.
Tác phẩm này có nội dung chủ yếu xoay quanh việc giới thiệu về tầm quan trọng của việc đọc sách và những lợi ích mà nó mang lại cho con người. Tác giả đã nhấn mạnh rằng đọc sách không chỉ giúp ta có thêm kiến thức mà còn giúp ta phát triển tư duy, tăng cường khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng viết.
Tác phẩm cũng đưa ra một số lời khuyên để các em học sinh có thể tiếp cận với sách một cách hiệu quả hơn, bao gồm chọn lựa sách phù hợp với sở thích và trình độ của mình, đọc sách một cách chủ động và sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển để hiểu rõ hơn nội dung của sách.
Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc" là một bài phát biểu đầy cảm hứng và ý nghĩa, giúp các em học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách và khuyến khích các em có thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.
Câu 2: Em hãy viết một bài giới thiệu ngắn về cuốn sách “Hãy cầm lấy và đọc”
Trả lời:
Cuốn sách "Hãy cầm lấy và đọc" của Huỳnh Như Quỳnh là một tác phẩm văn học đầy cảm hứng, sáng tạo và đầy triết lý. Tác giả đã chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm và cảm nhận của chính mình để giúp độc giả tìm ra cách để đọc sách hiệu quả hơn.
Với bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng tràn ngập các kênh thông tin và giải trí, đọc sách đã trở thành một hoạt động xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, Huỳnh Như Quỳnh đã khẳng định rằng đọc sách là một hoạt động vô cùng quan trọng để mở mang tâm hồn và phát triển bản thân.
Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, từ cách chọn sách, cách đọc hiệu quả đến những lợi ích mà đọc sách mang lại. Tác giả đã tư vấn cho độc giả về việc chọn sách phù hợp với mục đích của mình và cách đọc hiệu quả để tận dụng tối đa thời gian đọc sách.
Không chỉ giúp độc giả tìm ra cách để đọc sách hiệu quả, Huỳnh Như Quỳnh còn giải thích tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc phát triển bản thân. Cuốn sách của tác giả không chỉ là một tập hợp các lời khuyên và kinh nghiệm, mà còn là một lời nhắn nhủ về tầm quan trọng của việc giữ cho đầu óc luôn tươi trẻ, mở rộng tầm nhìn và tăng cường khả năng tư duy.
Tóm lại, cuốn sách "Hãy cầm lấy và đọc" là một tác phẩm đầy giá trị và ý nghĩa. Tác giả đã giúp độc giả nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách và cung cấp cho họ những lời khuyên và kinh nghiệm để đọc sách hiệu quả hơn. Đây là một cuốn sách mà mọi người nên đọc để có thể phát triển bản thân và mở rộng tầm nhìn
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 2. Hãy cầm lấy và đọc