Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 văn bản 2: Vịnh khoa thi Hương

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 văn bản 2: Vịnh khoa thi Hương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

VĂN BẢN 2: VỊNH KHOA THI HƯƠNG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một số nét về tác giả Trần Tế Xương?

Trả lời: 

- Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương.

- Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân.

- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...
- Phong cách nghệ thuật: 

- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.



Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Trả lời:

Vào khoa thi năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương ba năm diễn ra một lần vốn từ xưa đều được tổ chức ở Hà Nội, nay bị Pháp bãi bỏ và tổ chức chung cho thí sinh ở trường Nam Định thi cùng với thí sinh trường Hà Nội. Chứng kiến hiện thực đầy bát nháo, đau xót đó, Tú Xương đã sáng tác bài thơ này. Tác giả đã phản ánh hiện thực nhốn nháo của khoa thi năm đó đồng thời thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai thói lố lăng, hợm hĩnh của bộ máy chính quyền Pháp lúc bấy giờ.

 

Câu 3: Xác định bố cục của bài thơ. Nêu nội dung của từng phần?

Trả lời:

- Bố cục: Đề, thực, luận, kết.

- Hai câu đầu: Giới thiệu kì thi 

- Bốn câu tiếp: Cảnh tượng khi đi thi

- Hai câu cuối: Thái độ, tâm trạng của nhà thơ đối với kì thi.

 

Câu 4: Thơ trào phúng là gì? Nêu một số thủ pháp nghệ thuật?

Trả lời:

- Thơ trào phúng là một thể loại đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với các cung bậc tiếng cười mang ý nghĩa xã hội: Hài hước là sự phê phán nhẹ nhàng; châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để phê phán, vạch trần đối tượng; đả kích là tiếng cười phủ định, thường dùng để chỉ trích, phản đối gay gắt đối tượng trào phúng.

- Một số thủ pháp trong thơ trào phúng:

+ Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy…trong câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười.

+ Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là thủ pháp căn bản tạo nên tiếng cười trong thơ trào phúng.

- Cường điệu là nói quá, phóng đại, nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ nhằm làm nổi bật tính hài hước của đối tượng.

- Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh,..trái ngược nhau, tạo nên sự đối lập nhằm khắc họa, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán, đả kích đối tượng.

 

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ?

Trả lời:

Chủ đề: Những cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và sự xâm nhập ồ sạt của thứ văn hóa lai căng (lúc chế độ thuộc địa nửa phong kiến mới được thiết lập” và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả.

 

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu luận (câu 5-6).

Trả lời: 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là “đối”. Hiệu quả, tác dụng một sự đối lập vừa chướng tai gai mắt, vừa đau lòng, phản ánh một thực trạng “cười ra nước mắt”. Sự hiện diện của “quan sứ” và “mụ đầm” là quốc nhục.

 

Câu 2: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

Trả lời: 

- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX

- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự.

 

Câu 3: Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và câu luận của bài thơ?

Trả lời:

- Hai câu thực

+ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: Sĩ tử" là những người đi thi, đáng ra phải trông thật nho nhã, trang trọng, vậy mà ở đây toàn thấy là sự luộm thuộm, lôi thôi. Đảo chữ "lôi thôi" lên đầu câu để nhấn mạnh cái sự nhếch nhác của các sĩ tử trong mùa thi hương lần này → gợi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này vốn sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước.

+ Ậm ọe quan trường miệng thét loa: Cái âm thanh "ậm ọe" ấy chỉ là những thanh âm ú ớ, không rõ tiếng rõ lời, nhưng lại được gân lên bằng sự la lối của đám quan lại trường thi. Sự trang trọng trong việc gọi tên vào thi của kì thi hương ấy đã bị những kẻ làm quan kia lấn át, làm lu mờ bởi sự phách lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi mà chẳng có chút thực quyền nào.

→ Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật lên khung cảnh của trường thi. Nhưng trong đó, người ta thấy không chỉ là bóng dáng của trường thi với kì thi hương mà còn thấy khung cảnh hỗn tạp, nhốn nháo của đất nước khi rơi vào tình nửa thực dân nửa phong kiến.

- Hai câu luận:

+ Hình ảnh của một "ông Tây" với "bà đầm" phản ánh thật đúng với cái tình cảnh của nước ta thời bấy giờ: người dân trở thành nô lệ, triều đình là một bức bình phong còn thực quyền ở trong tay người Pháp.

+ Tú Xương đặt cái "váy" của bà đầm và cái "lọng" của ông quan Tây được đặt ngang bằng, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm. Từ "quan sứ" để nói về ông quan tây nhưng lại dùng từ "mụ đầm" khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự "chơi xỏ" mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp.

 

Câu 4: Xác định và nêu tác dựng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.” 

Trả lời: 

- Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự chấm biếm về cảnh thi cử đáng ra phải trang nghiêm mà lại nhốn nháo không khác gì trò hề.

-  Nghệ thuật đối" "lọng cắm rợp trời" >< "váy lê quét đất"

Tác dụng: Phản ánh hiện thực nhốn nháo chốn quan trường và thái độ châm biếm của tác giả.

 

Câu 5: Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi – nơi vốn được coi là điển hình của sự tôn nghiêm.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối?

Trả lời: 

Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội - mảnh đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

 

Câu 2: Lời nhắn của Tú Xương ở hai câu cuối bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

Từ một khoa thi bình thường, tác giả đã làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội đương thời, bên cạnh đó còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời.

 

Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về khung cảnh đi thi của bài “Vịnh khoa thi Hương”?

Trả lời:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Với kết cấu đảo ngược đưa tính từ lên vị trí đầu câu, Tú Xương đã đặc tả cảnh tượng đáng buồn của một trường thi ở giai đoạn chữ Hán đang bị chữ quốc ngữ đẩy lùi. Ngày xưa, sĩ tử đi thi phải mang theo lều chõng, cơm nước, tráp để đựng bút, giấy, nghiên mực… và một ống quyển để đựng quyển thi. Lọ ở đây là lọ nước uống. Mang vác lỉnh kỉnh như thế nên trông họ lôi thôi, lại chen lấn, xô đẩy nên càng giống một đám đông hỗn loạn ngoài đường ngoài chợ chứ không phải ở chốn trường thi vốn dĩ uy nghiêm. Sĩ tử thảm hại đã đành, còn quan trường cũng chẳng hơn gì. Tiếng loa gọi thí sinh lần lượt nhập trường thi lẽ ra phải rõ ràng, dõng dạc nhưng vì quá ồn ào, lộn xộn nên quan xướng danh phải cố thét lên cho thật to, riết rồi thành ậm oẹ, chẳng ra đâu vào đâu cả nên hoá buồn cười.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ em hãy nêu nghệ thuật và văn bản trên có ý nghĩa như thế nào? Liên hệ đến việc thi cử hiện nay?

Trả lời: 

- Cách sử dụng từ và hình ảnh, nghệ thuật đối, đảo ngữ. Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm. Lựa chọn từ ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa, nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ thái độ châm biếm, hài hước. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

- Hiện nay, mặc dù chuyện thi cử đã tiến bộ hơn về mọi mặt: quá trình tổ chức, giám sát tốt hơn, chặt chẽ song việc gian lận và các kẽ hở vẫn còn xuất hiện trong các kỳ thi cử hiện nay, trong đó bộ máy chính quyền cũng như những người đứng đầu đã thắt chặt hơn các quy chế và quy định song vẫn tồn tại một số yếu điểm, sơ sót nhỏ.

 

Câu 2: Trong chương trình Ngữ văn 8, có một bài thơ viết theo thể thơ Đường luật. Cho biết tên tác phẩm và tác giả của bài thơ đó?

Trả lời: 

Mời trầu – Hồ Xuân Hương.

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 4: Vịnh khoa thi Hương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay