Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 8 Thực hành Tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
BÀI 8: CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(8 câu)
1. NHẬN BIẾT (2 câu)
(8 câu)
1. NHẬN BIẾT (2 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là thành phần biệt lập trong câu. Có mấy loại thành phần biệt lập?
Trả lời:
- Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu.
- Thành phần biệt lập gồm các loại sau:
+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
+ Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.
+ Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về từng loại thành phần biệt lập đã được nêu trong câu 1.
Trả lời:
*Ví dụ về thành phần phụ chú:
Bên dưới con thác – đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả, là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông.
-> Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.
*Ví dụ về thành phần gọi – đáp:
Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi.
Trong ví dụ trên, “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.
*Ví dụ về thành phần cảm thán:
Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.
Trong ví dụ trên, “Ôi” biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
*Ví dụ về thành phần tình thái:
Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy.
2. THÔNG HIỂU (2 câu)
Câu 1: Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:
- Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
- Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:
– Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
- Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Trả lời:
- Thành phần biệt lập là:
- Thành phần tình thái: Hình như
-> Chức năng: Thể hiện sự chưa chắc chắn, ngập ngừng trong suy nghĩ của tác giả khi đứng trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
- Thành phần biệt lập là:
- Thành phần gọi – đáp: Bác Tai ơi
-> Chức năng: Lời gọi thể hiện sự thân thiết, thân mật giữa các bộ phận của một cơ thể người.
- Thành phần biệt lập là: Ôi
-> Chức năng: Bày tỏ cảm xúc của lũ trẻ trước con suối.
Câu 2: Cho biết thành phần phụ chú trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì:
- Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
- Và bởi vậy, truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc – vượt qua khỏi giới hạn không gian và thời gian.
(Theo Minh Khuê, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”)
- Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thủy tiên.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)
- Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng.
(Trần Thị Ly, Kéo co)
Trả lời:
- Thành phần phụ chú: đích thị Bọ Dừa
-> Bổ sung thông tin về tên gọi của nhân vật “ông khách”.
- Thành phần phụ chú: vượt qua khỏi giới hạn không gian và thời gian
-> Bổ sung thông tin về giá trị của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.
- Thành phần phụ chú: gọt thủy tiên
-> Bổ sung thông tin về tên gọi của một trong những quy trình then chốt khi gọt củ hoa thủy tiên.
- Thành phần phụ chú: gọi là tâm điểm
-> Bổ sung thông tin về tên gọi của việc xác định vị trí “giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu”.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Dựa vào thành phần gọi – đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: “Dạ không có gì”.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
- – Hay là chúng ta đem cho nói cái áo bông cũ, chị ạ.
– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Trả lời:
- Thành phần gọi – đáp: Dạ
-> Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: Em – chị.
- Thành phần gọi đáp: Ừ
-> Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: Chị – em.
Câu 2: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng các thành phần biệt lập.
Trả lời:
Tôi (quay sang Hà, nói): Hà ơi, bạn chưa làm tiểu luận à? Nay đến hạn nộp đó.
Hà: Ôi, tớ quên mất. Giờ tớ làm ngay.
Tôi: Nhanh nhé! Tối nay phải nộp rồi đó.
Hà: Ừm, tớ cảm ơn nha.
*Chú thích:
- Thành phần phụ chú: quay sang Hà, nói.
- Thành phần gọi – đáp: Hà ơi.
- Thành phần cảm thán: Ôi.
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.
Trả lời:
Việt Nam nổi tiếng với vẻ đẹp tuyệt sắc trăm miền, trong đó em ấn tượng nhất với vẻ đẹp của Hồ Gươm – nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chao ôi, Hồ Gươm mới đẹp làm sao! Nước hồ trong xanh. Trong cái nắng vàng ươm của mùa hạ, mặt hồ long lanh như được dát vàng. Hai bên bờ là hàng liễu nhẹ nhàng rũ xuống, làm cho cảnh sắc Hồ Gươm càng thêm thơ mộng, trữ tình.
*Chú thích:
- Thành phần cảm thán: Chao ôi
-> Chức năng: Bày tỏ cảm xúc trước vẻ đẹp của Hồ Gươm.
- Thành phần phụ chú: nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội
-> Chức năng: Bổ sung thông tin về địa điểm của cảnh sắc Hồ Gươm.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:
- Chắc chắn trời sẽ mưa.
- Có lẽ trời sẽ mưa.
Theo em, vì sao lại có sự khác biệt ấy?
Trả lời:a
- Giống:
+ Hình thức: Cả hai đều là câu kể, có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.
: Đều sử dụng thành phần biệt lập: Thành phần tình thái.
+ Cả hai câu đều nhắc đến việc “trời sẽ mưa”.
- Khác:
Câu a: Sử dụng thành phần tình thái “Chắc chắn” -> Thể hiện thái độ chắc chắn trong việc nhận định trời sẽ mưa.
Câu b: Sử dụng thành phần tình thái “Có lẽ” -> Thể hiện thái độ dự đoán, phỏng đoán, không chắc chắn trong việc nhận định trời sẽ mưa.
- Theo em, có sự khác biệt ấy do căn cứ xác thực thông tin của người nói kèm theo đó là mục đích của người nói muốn truyền tải đến người nghe, dẫn đến việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ khác nhau, truyền đạt ý nghĩa khác nhau.