Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 5 văn bản 2: Cái chúc thư

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5 văn bản 2: Cái chúc thư. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI
VĂN BẢN 2: CÁI CHÚC THƯ
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy nêu những hiểu biết của em về văn bản “Cái chúc thư” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Văn bản được trích từ tác phẩm “Giai tài” (phóng tác từ vở hài kịch Légataire Universel của Regnard)

- Tác giả: Vũ Đình Long

- Thể loại: Hài kịch

- Nội dung: Hành động kịch xoay quanh màn kịch được các nhân vật dựng ra nhằm chiếm đoạt tài sản của một người sắp chết. Văn bản tạo ra tiếng cười cho người đọc đồng thời lột tả bản chất xấu xa của con người.

 

Câu 2: Hãy nêu những thông tin cơ bản về tác giả Vũ Đình Long.

Trả lời:

- Vũ Đình Long (1896 – 1960) quê ở thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội

- Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, rất mê ca kịch dân tộc. 

- Ông là tác giả của nhiều vở kịch hiện đại như: Chén thuốc độc (1921), Toà án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944), Tổ quốc trên hết (1949, phóng tác), Gia tài (1958, phóng tác),...

 

Câu 3: Hãy tóm tắt văn bản trong khoảng 10 – 15 dòng.

Trả lời:

Cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có thể không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để lại cho ai thừa hưởng. Hy Lạc – cháu ruột ông Di Lung, Khiết – người hầu trai của Hy Lạc và Lý – người hầu gái của cụ Di Lung bàn với nhau mời công chứng viên về làm chúc thư giả. Sau khi Hy Lạc thuyết phục được Khiết liều đóng giả cụ Di Lung, Khiết mặc quần áo của cụ rồi mời công chứng viên lên phòng. Màn kịch dựng ra của ba người bắt đầu từ đây. Khiết nói về chuyện an táng, rồi đến chuyện chia gia tài cho từng người, từ Hy Lạc, Lý rồi bất ngờ nhất là cho Khiết. Khiết được đà tự cho mình quyền tự quyết định, điều này làm Hy Lạc sốc, bực tức nhưng không thể làm gì. Ở màn kịch chia gia tài, Hy Lạc và Lý thể hiện sự đau buồn, thương xót cho sự ra đi cận kề của ông cụ nhưng thực chất chỉ là những lời giả tạo. Cuối cùng, bản chúc thư cũng hoàn thành.

 

Câu 4: Hãy nêu những hiểu biết của em về đặc điểm của hài kịch.

Trả lời:

- Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,...) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phân công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;...

- Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cái thấp kém với cái thấp kém,... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém.

- Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...

- Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như phóng đại tính phi lô-gíc, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật (hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục,...); các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí;...

 

Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch?

Trả lời:

Văn bản mang những đặc điểm của hài kịch:

- Ba nhân vật (Hy Lạc, Khiết, Lý) là đối tượng của tiếng cười, hiện thân cho những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách giả tạo, tham lam của ba nhân vật này được thể hiện qua các biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.

- Trong văn bản có các hành động kịch như lời nói, cử chỉ,… tạo nên nội dung của tác phẩm. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng:

+ Tấn công – phản công: “Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư? – Nếu mà người ta làm cho tôi giận, thì tôi tăng lên ba trăm ngàn cho mà xem!”.

+ Thuyết phục – phủ nhận: “Thưa bác, bác không biết rõ …” – “Bác nghĩ trái lại kia …”.

- Xung đột trong vở kịch: xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém

- Lời thoại: trong văn bản có lời đối thoại và độc thoại.

- Lời chỉ dẫn sân khấu: ví dụ: “Lý ôm một gói áo quần thường mặc của Di Lung, Hy Lạc, Khiết ra”, “nói riêng”, “nói rõ”, “vờ khóc”,…

- Thủ pháp trào phúng: văn bản sử dụng một số thủ pháp như tăng tiến, phóng đại, xây dựng tình huống bất ngờ,…

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản.

Trả lời:

Nhân vật

Hành động kịch qua lời đối thoại

Hành động kịch qua lời độc thoại

Hành động kịch cử chỉ, hành vi

Hy Lạc

- Thưa bác, ý bác thế nào?

- Nếu anh làm được việc này thì là anh cứu tôi khỏi chết đấy … Anh Khiết ơi!...

- Anh đừng lo: đã hai tháng nay, tay phải của cụ bị tê liệt … không kí được.

- Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại nó láo quá!

- Thằng bợm này nó chơi mình một vố khá đấy.

- Con chó!

- Quân phản bội!

- Vờ khóc

- Nói sẽ với Lý

Khiết

- Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra … cậu ạ.

- Cậu nói đúng. Thôi thì tôi cũng liều …

- Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay … có giống không?

 

- Cởi áo

- Vội ngồi vào ghế bành

- Đây áo, quần, mũ trùm đầu của ông cụ Di Lung đấy.

- Giống đấy … Thôi thế là ông cụ sống lại rồi, đừng ai buồn nữa.

- Anh mặc thêm cái áo măng tô này. Những khi yếu mệt, ông cụ vẫn hay mặc áo ấy.

- Ông đã hứa không quên mình mà.

- Cảm tạ Trời Phật.

- Vất gói quần áo xuống

- Vờ khóc

- Vờ đau đớn

- Ngã xuống như là ngất đi

 

Câu 2: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Hy Lạc.

Trả lời:

- Hy Lạc bày ra mưu kế để lập chúc thư giả, chiếm đoạt tài sản. Điều này còn được thể hiệ rõ ràng qua lời nói của Khiết khi làm chúc thư: “Tôi lập cháu tôi tên là Hy Lạc làm người thừa kế độc nhất, toàn hưởng của tôi.”, “Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi…” => Anh ta là một kẻ tham lam, xấu xa.

- “Nếu anh làm được việc này …”, “Anh đừng lo: đã hai tháng nay,…”: những lời nói giả tạo, cố để Khiết tham gia vào kế hoạch của mình. Điều này cũng được thể hiện qua những lời nói của Hy Lạc sau khi thấy Khiết tự ý quyết định. => Hy Lạc là một kẻ mưu mô, biết mua chuộc lòng người.

- “Bác muốn thế nào,…”, “Đau đớn cho lòng tôi quá!”, “Bác để gia tài cho cháu,…”: những lời nói giả nhân giả nghĩa. => Hy Lạc là một kẻ đạo đức giả.

 

Câu 3: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Khiết.

Trả lời:

- Bản chất giả tạo của nhân vật này được thể hiện ngay ở phần đầu của văn bản. “Nhưng mà tôi lo lắm …”, “Nhưng mà, tôi mặc quần áo của ông cụ,…”, “Tôi quyết lắm, nhưng …” cho thấy Khiết có tâm trạng lo lắng, sợ sệt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào màn thể hiện của Khiết ở phần sau, ta thấy rằng có thể ở đây hắn đã cố tình tỏ vẻ lo sợ khi phải thực hiện một việc sai trái như người bình thường.

- Bản chất giả tạo của nhân vật này còn được thể hiện qua chuyện an táng. Lời nói của Khiết hô ứng với lời nói của Hy Lạc nhằm tỏ ra là ông cụ là người nhân hậu, khiêm tốn.

- Khi thấy không có gì sơ hở, Khiết đã cho mình quyền tự quyết bằng việc để cho mình 200 ngàn đồng tiền mặt, để Lý cưới mình, thậm chí còn đe nẹt Hy Lạc. => Khiết là một kẻ mưu mô, xảo quyệt và cũng tham lam như ai.

 

Câu 4: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Lý.

Trả lời:

- Nhiều câu nói, hành động, cử chỉ của nhân vật này hướng tới phác hoạ một con người giả nhân giả nghĩa: bề ngoài thì nói những lời thương xót, đau buồn nhưng thực tế bên trong thì vui mừng, mong ông cụ chết càng nhanh càng tốt. Nhân vật này không phải là trọng tâm như Hy Lạc và Khiết nhưng có tính phụ trợ cao cho việc thể hiện nội dung vở kịch.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay giữa “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Trả lời:

- Ta thấy rằng, việc Hy Lạc bày ra cái mưu đóng giả ông cụ để có được chúc thư theo ý muốn của mình là một việc làm sai trái. Thêm nữa, những hành động lời nói của ba nhân vật (Hy Lạc, Khiết, Lý) cho thấy sự giả tạo. => cái thấp kém

- Khiết lợi dụng tình thế, làm trái ý chủ, tự kiếm lời cho bản thân, cho thấy hắn là một tên mưu mô, xảo quyệt. => cái thấp kém

 Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

 

Câu 2: Tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp gì qua văn bản? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

- Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp về bản chất con người: lòng người khó đoán, một người có thể bên ngoài nói những lời nhân nghĩa nhưng bên trong thì lại là những mưu kế xấu xa. Hơn nữa, hạng người như vậy có thể chính là những người thân của mình.

- Ngoài ra, văn bản cũng cho chúng ta thấy rằng nếu ta làm điều xấu hại người khác thì sau này chính chúng ta cũng có thể bị người khác hại như thế.

- Căn cứ: qua bản chất đạo đức giả của các nhân vật.

 

Câu 3: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.

Trả lời:

Khi đọc văn bản, chúng ta thường thấy hài hước qua một số chi tiết như:

- Những lời nói, hành vi, cử chỉ giả tạo của các nhân vật

- Cách nói cường điệu nhằm bộc lộ rõ tính cách nhân vật:

+ Không, bác không muốn thế đâu. Làm phiên phiến thế nào xong thôi. Chết đắt tiền lắm thì sao cho yên được giấc trăm năm? Nhất sinh tôi cần kiệm, việc tống táng tôi không được làm tốn tiền.

+ Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi gồm có đồ đạc, bát đĩa, tiền mặt, nhà đất; tôi tước hết quyền thừa kế của tất cả thân tộc, họ hàng, cháu, chắt, chút, chít, hiện đã sinh rồi hay sẽ sinh sau đây, kể cả những con đẻ hoang, nếu có ngày tôi chết.

+ Nghe ông nói, mà lòng tôi đau như cắt. Chao ôi! Tội nghiệp cho ông tôi! Sao mà người ta lại cứ phải chết, để cho người sống đau lòng.

+ Bác để gia tài cho cháu, không bằng là bác cứ sống mãi với cháu.

+ Tôi nói: hai trằm này đồng tiền mặt. Không có điều khoản này thì tờ chúc thư vô giá trị.

- Sự bất ngờ về tình huống kịch khi Khiết tự quyết định. Tình huống này làm cho vở kịch thêm đắc sắc, làm nổi bật các xung đột, lột ra rõ nét bản chất con người.

- Những lời đối thoại, độc thoại thể hiện sự bực tức nhưng không thể làm gì của nhân vật Hy Lạc: “Thăng vô lại nó láo quá!”, “À! Thằng phản bội!”, “Con chó!”,…

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI”. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.

Trả lời:

Hãy trả lời theo ý kiến của em dựa trên những phân tích và đánh giá khi đọc văn bản.

- Ví dụ về trả lời đồng tình: Các nhân vật tuy cải trang và thực hiện một màn kịch để lừa công chứng viên làm chúc thư giả nhưng điều quan trọng là họ vẫn phải coi đó như thật, coi nhân vật Khiết là cụ Di Lung thực sự. Điều đó có nghĩa là cụ Di Lung có một phần ảnh hưởng, tác động lên màn kịch của ba người.

- Ví dụ về trả lời không đồng tình: Mưu kế mà Hy Lạc bày ra là để thực hiện mục đích riêng của mình, không liên quan đến cụ Di Lung. Hy Lạc chỉ đơn thuần là mượn hình ảnh cụ Di Lung để giúp cho mọi chuyện triển khai được thuận lợi.

 

Câu 2: “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.

Trả lời:

Hãy trả lời theo ý kiến của em dựa trên những phân tích và đánh giá khi đọc văn bản.

- Ví dụ về trả lời đồng tình: Cái chúc thư ở đây là tài sản, là tiền của, là thứ khiến cho con người từ xưa đến nay phải tranh giành. Trong văn bản, cái chúc thư có thể coi là một “nhân vật” mà các nhân vật khác hướng tới, có tác dụng định hướng câu chuyện, để rồi cũng qua đó mà bộc lộ bản chất tham lam, xấu xa của các nhân vật.



=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 5 Đọc 2: Cái chúc thư

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay