Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 4 văn bản 3, 4: Khoe của, con rắn vuông

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4 văn bản 3, 4: Khoe của, con rắn vuông. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

VĂN BẢN 3, 4: KHOE CỦA, CON RẮN VUÔNG

 

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1: Nêu đặc điểm về cốt truyện, bối cảnh và ngôn ngữ của truyện cười.

Trả lời:

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn.

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong 2 văn bản.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả.

Câu 3: 2 nhân vật trong câu chuyện Khoe của và nhân vật anh chồng trong câu chuyện Con rắn vuông thuộc loại nhân vật nào trong truyện cười?

Trả lời:

2 nhân vật trong câu chuyện “Khoe của” và nhân vật anh chồng trong câu chuyện “Con rắn vuông” thuộc loại nhân vật mang thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 4: Những lời đối thoại trong 2 câu chuyện Khoe của Con rắn vuông có vai trò như thế nào trong khắc họa tính cách các nhân vật?

Trả lời:

- Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười “Khoe của” có vai trò khắc họa tính cách thích khoe của cả hai nhân vật, một người khoe lợn cưới còn một người khoe áo mới. Qua lời đối đáp trên, tính cách nhân vật được thể hiện rõ. Bởi anh đi tìm lợn, không hỏi đặc điểm con lợn mà lại nói về con “lợn cưới” khiến người được hỏi không thể hình dung ra. Một anh thì đứng đợi cả ngày mới gặp được một người tới bắt chuyện, khi trả lời cũng chắc đúng trọng tâm mà còn giơ cả vạt áo ra để khoe chiếc áo mới. Cả hai đều cung cấp các thông tin không đúng với trọng tâm câu hỏi.

- Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười “Con rắn vuông” có vai trò khắc họa tính cách thích nói khoác của người chồng. Lời đối đáp thể hiện sự lúng túng và thay đổi câu trả lời liên lục khi bị người vợ bóc trần sự vô lí. Bởi thứ anh ta thấy không phải sự thật, vậy nên mới không chắc chắn và sửa lời ban đầu của mình như vậy.

Câu 5: Hai nhan đề có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung của câu chuyện?

Trả lời:

Nhan đề có vai trò khái quát nội dung câu chuyện truyền tải, đồng thời cũng góp phần tạo ra tình huống gây cười trong các câu chuyện.

 

II. THÔNG HIỂU (05 câu)

Câu 1: Xác định đề tài của 2 văn bản Khoe củaCon rắn vuông.

Trả lời:

- Đề tài văn bản “Khoe của”: phê phán tính khoe khoang.

- Đề tài văn bản “Con rắn vuông”: phê phán tính khoác lác.

Câu 2: Trong câu chuyện Con rắn vuông, tại sao chị vợ không tin lời chồng nhưng vẫn muốn trêu một mẻ?

Trả lời:

Người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Ở đây quyền chủ động là thuộc người vợ. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.

Câu 3: Bài học rút ra từ câu chuyện Con rắn vuông là gì?

Trả lời:

Câu chuyện cười này phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.

Câu 4: Câu chuyện Khoe của gây cười ở đâu?

Trả lời:

- Đọc câu chuyện “Khoe của” chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.

+ Anh đi tìm lợn: Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to.

+ Anh có áo mới: Lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

- Cách khoe của của hai anh chàng lộ liều, cố ý, lố bịch, đây có thể coi là cuộc đụng đầu thú vị giữa hai cao thủ “khoe khoang” trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Câu 5: Nhận xét về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua 2 truyện cười trên?

Trả lời:

Tác giả sử dụng những hình ảnh hay câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, tình huống rất đời thường và bình dị. Vậy nên, từ những hình ảnh quen thuộc, người đọc càng thấy sự hài hước và châm biếm trong câu chuyện. Cách tác giả dân gian vận dụng và sử dụng rất tài tình, hợp lý tình huống và lời đối đáp để phản ánh thói xấu của con người. Nhờ đó, đằng sau tiếng cười chứa đựng bài học cho con người nhẹ nhàng, thâm thúy.

 

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: So sánh thủ pháp gây cười trong 2 câu chuyện Khoe củaCon rắn vuông.

Trả lời:

Thủ pháp gây cười

Giống nhau

Khác nhau

Khoe của

Con rắn vuông

Tạo tình huống trào phúng

Sử dụng lời của các nhân vật để tạo nên những liên tưởng hài hước, bất ngờ, thú vị

Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai anh chàng có tính khoe khoang: anh chàng có áo mới và anh chàng có lợn cưới.

Anh chồng khoác lác với vợ là thấy con rắn khổng lồ, người vợ dùng trí thông minh để anh chồng tự bộc lộ bản chất.

Sử dụng biện pháp tu từ

Sử dụng lối nói khoa trương, phóng đại

Thông qua lời đối thoại của chính bản thân nhân vật là những đối tượng gây cười.

Thể hiện ở những lời miêu tả con rắn của anh chồng.

 

Câu 2: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tính khoác lác.

Trả lời:

- Rồng nằm bể cạn phơi râu

Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.

- Nói hươu nói vượn.

- Nói thì đâm năm chém mười

Đến khi tối trời chẳng dám ra sân.

- …

Câu 3: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự khoe khoang.

Trả lời:

- Ra đường võng lọng nghênh ngang

Về nhà hỏi vợ: “cám rang đâu mày?”

- Nhún nhường quý trọng biết bao

Khoe khoang kiêu ngạo ai nào có ưa.

- Nhà anh có ruộng năm sào

Một bờ ở giữa làm sao cho liền?

- …

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Qua truyện “Khoe của”, em hiểu như thế nào về khoe khoang? Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của em.

Trả lời:

Truyện cười thể hiện tiếng cười trào phúng, nó phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục. Đối tượng của cái cười trong “Khoe của” là cái đáng cười mà nhân vật để lộ qua hành vi ứng xử của mình – thói khoe khoang, một thói xấu phổ biến trong xã hội. Khoe khoang đồng nghĩa với khoe của. Ý nói khoe khoang là thích khoe vật mới lạ hay mới mua để mọi người trầm trồ, khen ngợi. Khoe khoang thường mang tính chất tiêu cực, khiến người có tính này mất kiểm soát. Bởi lẽ trong lúc khoe thường rất hưng phấn, dẫn đến tâm lý không kiềm chế, dễ để lộ ra những điều đáng lý phải giữ bí mật. Khoe khoang cũng khiến con người bị ảo tưởng quá đà về bản thân mình, làm mất đi động lực phấn đấu. Con người là động vật xã hội, nên nhu cầu được chấp nhận, được quan tâm và yêu thương là một nhu cầu xã hội không thể thiếu. Do vậy, khoe khoang là cách người ta muốn thể hiện mình hoàn hảo, “đẳng cấp” trong mắt người khác để thu hút người khác về phía mình. Ví dụ như anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn của anh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thế mà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khác về chiếc áo mới của mình. Và đúng là trời không phụ lòng người đã mang đến anh lợn cưới cho anh ta, “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn. Cũng như ma tuý, khoe khoang chỉ giải quyết cơn them muốn được chấp nhận ngắn hạn, tạm thời. Vì vậy, mỗi chúng ta nên hạn chế khoe khoang, tập trung vào xây dựng giá trị bản thân lâu dài mới thật sự là giải pháp cơ bản và bền lâu.

 

Câu 2: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của em về thói khoác lác sau khi học xong truyện “Con rắn vuông”.

Trả lời:

Truyện “Con rắn vuông” là tiếng cười phê phán về thói khoác lác của con người. Nói khoác là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Mục đích của việc nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực đến con người. Nói khoác để vui đùa thì có thể chấp nhận, nhưng cứ mãi khoe khoang, khoác lác về những điều không có thật trên đời thì nó sẽ dần biến thành bản tính của con người. Sẽ chẳng còn ai đặt niềm tin nơi ta nữa, mọi người sẽ dần dần xa lánh. Socrate và Platon có nói một phương ngôn giản dị và hay bậc nhất: “Là kim cương nó không bao giờ phải khoe mình là kim cương cả”. Tại sao người ta nói khoác? Nói khoác có nghĩa là “có ít xít ra nhiều”. Người ta là tre nứa thì mới phải nói khoác mình là gỗ đá, là gỗ đá thì nói khoác mình là sắt thép, từ sắt thép mới khoe mình là vàng bạc, từ vàng bạc mới phô mình là kim cương. Nhưng là kim cương người ta chẳng phải khoe mình là gì cả. Càng thiếu tự tin về mình người ta càng hay khoác lác để che giấu. Khoác lác, “sáng tác” những điều không có, dựng lên sự kiện hay tô vẽ những điều xa vời, hão huyền, hào nhoáng phô trương là thể hiện sự thiếu tự tin và không hài lòng với những gì mình đang có. Khoác lác sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng ta nên thói xấu này cần được bài trừ, loại bỏ.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 4 Đọc 2: Khoe của; Con rắn vuông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay