Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (PHẦN 2)

Câu 1: Hãy trình bày khái niệm trợ từ.

Trả lời:

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Câu 2: Trình bày khái niệm thán từ

Trả lời:

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi – đáp

Câu 3: Cho các câu sau:

– Nó ăn hai bát cơm.

– Nó ăn những hai bát cơm.

– Nó ăn có hai bát cơm.

  1. Nghĩa của các câu trên đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
  2. Các từ “những” và “có” trong các câu trên đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?

Trả lời:

  1. a) - So sánh câu thứ nhất và câu thứ hai: Câu thứ nhất nói lên một sự việc khách quan là: nó ăn (số lượng) hai bát cơm. Ở câu thứ hai, thêm từ “những”, ngoài việc diễn đạt một việc khách quan như câu thứ nhất, còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường.

- So sánh câu thứ ba và câu thứ nhất: Câu thứ ba, thêm từ “có”, ngoài việc diễn đạt một sự việc khách quan như câu thứ nhất, còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường.

  1. b) Qua phân tích ở a), ta thấy “những” và “có” đi kèm với cụm danh từ “hai bát cơm”. Hai từ này dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu.

Câu 4: Các từ “này, avâng” trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

  1. a) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".
  2. b) – Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

Trả lời:

- “Này” là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.

- “A” trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.

- “Vâng” ở đây là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.

Câu 5: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Moliere

- Văn bản được trích gồm lớp V (hồi II) của vở kịch “Trưởng giả học làm sang” (1670).

- Thể loại: hài kịch

- Nội dung: Đoạn trích được xây dựng hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Câu 6: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Moliere và vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang”.

Trả lời:

- Moliere (1622 – 1673) là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất nước Pháp và thế giới. Hài kịch Moliere là tiếng cười khoẻ khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Moliere là hiện thân của một tính cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, ảo tưởng.... Những vở hài kịch tiêu biểu của Moliere: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668) Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673),...

- “Trưởng giả học làm sang” phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không nhận ra được thật hay giả, tốt hay xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng.

Câu 7: Hãy nêu những thông tin cơ bản về tác giả Vũ Đình Long.

Trả lời:

- Vũ Đình Long (1896 – 1960) quê ở thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội

- Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, rất mê ca kịch dân tộc.

- Ông là tác giả của nhiều vở kịch hiện đại như: Chén thuốc độc (1921), Toà án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944), Tổ quốc trên hết (1949, phóng tác), Gia tài (1958, phóng tác),...

Câu 8: Hãy tóm tắt văn bản “Cái chúc thư” trong khoảng 10 – 15 dòng.

Trả lời:

          Cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có thể không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để lại cho ai thừa hưởng. Hy Lạc – cháu ruột ông Di Lung, Khiết – người hầu trai của Hy Lạc và Lý – người hầu gái của cụ Di Lung bàn với nhau mời công chứng viên về làm chúc thư giả. Sau khi Hy Lạc thuyết phục được Khiết liều đóng giả cụ Di Lung, Khiết mặc quần áo của cụ rồi mời công chứng viên lên phòng. Màn kịch dựng ra của ba người bắt đầu từ đây. Khiết nói về chuyện an táng, rồi đến chuyện chia gia tài cho từng người, từ Hy Lạc, Lý rồi bất ngờ nhất là cho Khiết. Khiết được đà tự cho mình quyền tự quyết định, điều này làm Hy Lạc sốc, bực tức nhưng không thể làm gì. Ở màn kịch chia gia tài, Hy Lạc và Lý thể hiện sự đau buồn, thương xót cho sự ra đi cận kề của ông cụ nhưng thực chất chỉ là những lời giả tạo. Cuối cùng, bản chúc thư cũng hoàn thành.

 

Câu 9: Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản “Cái chúc thư”

Trả lời:

Nhân vật

Hành động kịch qua lời đối thoại

Hành động kịch qua lời độc thoại

Hành động kịch cử chỉ, hành vi

Hy Lạc

- Thưa bác, ý bác thế nào?

- Nếu anh làm được việc này thì là anh cứu tôi khỏi chết đấy … Anh Khiết ơi!...

- Anh đừng lo: đã hai tháng nay, tay phải của cụ bị tê liệt … không kí được.

- Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại nó láo quá!

- Thằng bợm này nó chơi mình một vố khá đấy.

- Con chó!

- Quân phản bội!

- Vờ khóc

- Nói sẽ với Lý

Khiết

- Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra … cậu ạ.

- Cậu nói đúng. Thôi thì tôi cũng liều …

- Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay … có giống không?

- Cởi áo

- Vội ngồi vào ghế bành

- Đây áo, quần, mũ trùm đầu của ông cụ Di Lung đấy.

- Giống đấy … Thôi thế là ông cụ sống lại rồi, đừng ai buồn nữa.

- Anh mặc thêm cái áo măng tô này. Những khi yếu mệt, ông cụ vẫn hay mặc áo ấy.

- Ông đã hứa không quên mình mà.

- Cảm tạ Trời Phật.

- Vất gói quần áo xuống

- Vờ khóc

- Vờ đau đớn

- Ngã xuống như là ngất đi

Câu 10: Ông Jourdain đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng.

Trả lời:

Ông Jourdain đặt trang phục với mong muốn là để mình trông như một quý tộc, một người cao sang.

Nét tính cách nổi bật của ông Jourdain là thói học đòi, ham hư danh, giàu có nhưng ngu dốt và thích được nịnh nọt:

- Thói ham danh vọng hão huyền là lí do ông đặt may bộ lễ phục theo lối quý tộc, một thứ không thuộc về mình.

- Sự ngu dốt, kém hiểu biết đã khiến ông dễ dàng bị lừa: Điều này được thể hiện trong suốt văn bản:

+ Khi ông chỉ trích phó may đến muộn, ông đã bị phó may lừa là “tôi đã cho hai chú thợ phụ xúm lại chiếc áo của ngài đấy”.

+ Khi ông chê đôi tất lụa quá chật, phó may lại bào chữa “rồi nó giãn ra, lo lại không rộng quá ấy chứ”.

+ Khi ông nói đôi giày làm đau chân, phó may phủ nhận ngay và còn đổ lỗi ngược cho ông Jourdain là do ông tưởng tượng ra.

+ Bộ áo lễ phục được may không phải là màu đen nhưng bằng cách nói dối, phó may đã khiến ông Jourdain nghĩ thế mới là “kì công tuyệt tác”.

+ Ở chi tiết hoa áo may ngược, ông đã nhận ra là như thế không hợp lí nhưng vì không biết gì nên đã bị phó may lừa rằng người quý phái đều mặc như thế. Điểm thú vị trong đoạn kịch này là khi lừa được ông Jourdain, phó may lại đưa ra một lời đề nghị càng khiến cho ông tin là thật: “Nếu ngài muốn, thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà.”

+ Khi ông Jourdain không biết là mặc thế này có vừa sát không, phó may đã lừa ông bằng cách chứng minh như thế mới thật hay: “Tôi thách một hoạ sĩ lấy bút … anh hùng của thời đại”.

+ Ở chi tiết mặc áo, đúng ra chỉ cần mặc vào như bình thường là được nhưng đằng đây phó may do biết ông Jourdain thích nịnh nọt, ngu dốt nên đã bày ra trò mặc lễ phục quý tộc là phải có nghi lễ. Chỉ cần vài lời xưng hô giả tạo “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”, “Người”, đám thợ phụ đã kiếm được bộn tiền.

Câu 11: Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Jourdain, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Jourdain và các nhân vật.

Trả lời:

- Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của ông Jourdain. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Ông Jourdain không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.

Câu 12:  Em hãy nêu giá trị nội dung bài Loại vi trùng quý hiếm

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

  • Văn bản xoay quanh việc giáo sự tự mãn trước loại vi trùng mới ông phát hiện ra. Tuy nhiên, vi trùng này lại là loại có thể gây hại cho môi trường và thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Qua truyện, tác giả muốn thể hiện thái độ châm biếm, dè bửu đối với hành vi của một số người tự cho mình là tài giỏi, tự mãn dẫn đến sai lầm khi làm việc.

Câu 13: Nêu giá trị nghệ thuật “Loại ci trùng quý hiếm”

Trả lời:

- Giá trị nghệ thuật:

  • Truyện thành công trong việc xây dựng tình huống truyện thú vị, độc đáo, làm nổi bật lên tính cách của từng nhân vật.

Câu 14: Nhận xét về cách dùng các từ “này, avâng” bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

  1. a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
  2. b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.
  3. c) Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.
  4. d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

Trả lời:

- Câu ad là đúng.

Câu 15: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau:

  1. a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
  2. b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.
  3. c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ!
  4. d) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám / Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Trả lời:

  1. a) Lấy: từ dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn
  2. b) Nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm hoặc không có gì khác

Đến: từ biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một việc nào đó

  1. c) Cả: từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc
  2. d) Cứ: từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, bất chấp điều kiện khách quan như thế nào

Câu 16: Theo em, giữa người coi trọng " sĩ diện" với người mắc " bệnh sĩ" có gì khác nhau? Văn bản trên ( và đoạn tóm tắt vở kịch Bệnh sĩ" cho thấy nhân vật nào hiện thân đầy đủ cho người mắc " bệnh sĩ"? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến.

Trả lời:

Theo em  người coi trọng " sĩ diện" với người mắc " bệnh sĩ" có gì khác nhau? về hành động, người coi trọng sĩ diện sẽ làm mọi việc để bảo vệ lòng tự trọng của bản thân còn người mắc bệnh sĩ diện sẽ làm mọi việc để thể hiện bản thân. Văn bản trên ( và đoạn tóm tắt vở kịch Bệnh sĩ" cho thấy nhân vật Ông Toàn Nha hiện thân đầy đủ cho người mắc " bệnh sĩ". Bởi ông vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông học hết lớp 4, cho người đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương.....Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp làm giả, thậm chí có thể hại người khác.

Câu 17: Nêu một số ví dụ trong văn bản “thuyền trưởng tàu viễn dương” về lời đối thoại và lời chỉ dẫn sân khấu.

Trả lời:

Lời đối thoại là lời in thẳng, còn lời chỉ dẫn sân khấu là lời in nghiêng trong ngoặc đơn.

- Cá lửa nữa, phải dập mau... ta phải về đấy! Nào, Nhàn!

( Có mấy người định chạy đi thì có tiếng huyên náo)

- Ở đấy đã! Đã có người dập lửa! Cứu người cần hơn! Các anh ở đây đã! Cứu người! Cấp cứu!

( Anh Văn Sửu cùng ông Độp, ông Thình khiêng một cái cáng trên đó ông Toàn Nha nằm bất tỉnh, áo quần tơi tả, lấm lem khói pháo, người nhiều vết bỏng, tay, măt đen sì...) .......

Câu 18: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Thuyền trưởng tàu viễn dương” là hài kịch?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là hài kịch: văn bản có bố cục các phần rõ ràng, có sự phân chia nhân vật tách biệt, có các lời kể, hướng dẫn sân khâu cũng như sử dụng câu từ, xây dựng tình huống truyện thể hiện sự mỉa mai, châm biếm rõ nét của tác giả. 

Câu 19: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Khiết.

Trả lời:

- Bản chất giả tạo của nhân vật này được thể hiện ngay ở phần đầu của văn bản. “Nhưng mà tôi lo lắm …”, “Nhưng mà, tôi mặc quần áo của ông cụ,…”, “Tôi quyết lắm, nhưng …” cho thấy Khiết có tâm trạng lo lắng, sợ sệt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào màn thể hiện của Khiết ở phần sau, ta thấy rằng có thể ở đây hắn đã cố tình tỏ vẻ lo sợ khi phải thực hiện một việc sai trái như người bình thường.

- Bản chất giả tạo của nhân vật này còn được thể hiện qua chuyện an táng. Lời nói của Khiết hô ứng với lời nói của Hy Lạc nhằm tỏ ra là ông cụ là người nhân hậu, khiêm tốn.

- Khi thấy không có gì sơ hở, Khiết đã cho mình quyền tự quyết bằng việc để cho mình 200 ngàn đồng tiền mặt, để Lý cưới mình, thậm chí còn đe nẹt Hy Lạc. => Khiết là một kẻ mưu mô, xảo quyệt và cũng tham lam như ai.

Câu 20: Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay giữa “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Trả lời:

- Ta thấy rằng, việc Hy Lạc bày ra cái mưu đóng giả ông cụ để có được chúc thư theo ý muốn của mình là một việc làm sai trái. Thêm nữa, những hành động lời nói của ba nhân vật (Hy Lạc, Khiết, Lý) cho thấy sự giả tạo. => cái thấp kém

- Khiết lợi dụng tình thế, làm trái ý chủ, tự kiếm lời cho bản thân, cho thấy hắn là một tên mưu mô, xảo quyệt. => cái thấp kém

è Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

Câu 21: Tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp gì qua văn bản? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

- Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp về bản chất con người: lòng người khó đoán, một người có thể bên ngoài nói những lời nhân nghĩa nhưng bên trong thì lại là những mưu kế xấu xa. Hơn nữa, hạng người như vậy có thể chính là những người thân của mình.

- Ngoài ra, văn bản cũng cho chúng ta thấy rằng nếu ta làm điều xấu hại người khác thì sau này chính chúng ta cũng có thể bị người khác hại như thế.

- Căn cứ: qua bản chất đạo đức giả của các nhân vật.

Câu 22: Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.

Trả lời:

Một số thủ pháp trào phúng trong đoạn trích là:

- Tạo tình huống kịch tính: thủ pháp này xuất hiện ở những chi tiết như chi tiết chiếc giày, chi tiết may hoa ngược, chi tiết nịnh nọt của đám thợ phụ.

- Dùng thủ pháp phóng đại: nhiều lời nói dối của phó may được cường điệu quá mức

- Dùng điệu bộ gây cười: hoạt động mặc áo.

Câu 23: Giả sử em được đóng vai ông Jourdain để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Trả lời:

- Hãy trả lời tuỳ thuộc vào sự tưởng tượng của em về vở kịch, về hình ảnh ông Jourdain. Chú ý những chi tiết quan trọng về hình thức như: bộ lễ phục chật, bó sát, hoa may ngược, lông, mũ cài cắm lộn xộn; về dáng vẻ, điệu bộ như: tức giận, ngỡ ngàng, ngạc nhiên (thể hiện sự ngu dốt), tự mãn, vui vẻ (lúc được thợ phụ khen), đi đứng, tác phong bắt chước quý tộc,…

Câu 24: Tính cách học đòi làm sang của ông Jourdain thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau của lớp V (hồi II)?

Trả lời:

– Moliere chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Jourdain mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là "ông lớn" ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

– Khác với tính cách của bác phó may ("vụng chèo khéo chống", "thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ"), tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Jourdain. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi, hết "ông lớn" đến "cụ lớn" rồi đến "đức ông".

- Ông Jourdain vẫn nghĩ đến túi tiền của mình. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: "Thế là phải chăng, ta đang sắp cho nó tất cả túi tiền". Nhưng qua câu nói đó, ta thấy tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được "làm sang".

Câu 25: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?

  1. a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
  2. b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm "Tắt đèn".
  3. c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
  4. d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
  5. e) Cha tôi công nhân.
  6. g) Cô ấy đẹp ơi đẹp.
  7. h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.
  8. i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Trả lời:

- Là trợ từ: a, c, g, i

- Không phải là trợ từ: b, d, e, h

Câu 26: Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây:

  1. a) Đột nhiên lão bảo tôi:

          – Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

  1. b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt...

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

  1. c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
  2. d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn [...].
  3. e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cùng có thể làm liều như ai hết…

Trả lời:

Thán từ trong câu:

  1. a) Này, à
  2. b) Ấy
  3. c) Vâng
  4. d) Chao ôi
  5. e) Hỡi ơi

Câu 27: Trợ từ được phân thành hai nhóm. Đó là những nhóm nào? Hãy nêu điểm chung và điểm khác của hai nhóm này.

Trả lời:

- Trợ từ được phân thành hai nhóm:

+ Nhóm thứ nhất: gồm các từ như những, có, chính, đích, ngay,...

+ Nhóm thứ hai: gồm các từ như à, ư, nhỉ, nhé, chứ đi, thay,...

- Hai nhóm từ này đều có chung mấy đặc tính ngữ pháp – ngữ nghĩa sau đây:

+ Không làm thành phần câu.

+ Không làm thành phần của cụm từ.

+ Không làm phương tiện liên kết các thành phần của cụm từ hoặc thành phần của câu.

+ Biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều được nói đến ở trong câu (nhấn mạnh, nghi vấn, cầu khiến, thân mật, ngạc nhiên,..).

- Tuy nhiên hai nhóm từ này cũng có chỗ khác nhau:

+ Các từ thuộc nhóm thứ nhất có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một từ ngữ trong câu.

+ Còn tác dụng của các từ thuộc nhóm thứ hai thì lại liên quan đến ý nghĩa của cả câu.

Câu 28: Căn cứ vào các chỉ dẫn sân khấu, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.

Trả lời:

– Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Jourdain, một người trên 40 tuổi, thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và một tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.

– Lời chỉ dẫn sân khấu dài: "Bốn chú thợ phụ ra..." chia lớp kịch này thành hai cảnh rõ rệt: cảnh trước gồm những lời thoại của ông Jourdain và bác phó may; cảnh sau gồm những lời thoại của ông Jourdain và tay thợ phụ. Cảnh trước trên sân khấu có bốn nhân vật là bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục, ông Jourdain và một gia nhân của ông Jourdain. Cảnh sau đông hơn, sôi động hơn, có thêm bốn tay thợ phụ nữa.

– Cảnh trước có hai người là ông Jourdain và bác phó may nói với nhau. Cảnh sau, cũng chỉ có hai người là ông Jourdain và một thợ phụ (tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến lúc trước) nói với nhau. Nhưng ta hình dung bốn tay thợ phụ kia cũng xúm xít chung quanh, và ông Jourdain tuy chỉ đối thoại với một người mà như nói với cả tốp thợ phụ năm người. Cảnh này rõ ràng nhộn nhịp hơn cảnh trước.

– Cảnh trước chủ yếu chỉ là những lời đối thoại, tất nhiên các lời đối thoại ấy kèm theo cử chỉ, động tác mà em có thể dễ dàng hình dung ra. Sang cảnh sau, khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại, mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Jourdain. Kịch sôi động hẳn lên.

– Đã thế ở cảnh sau trên sân khấu còn có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng nữa. Ông Jourdain mặc lễ phục được xây dựng công phu, sân khấu và rạp hát sôi động náo nhiệt khi màn hạ kết thúc hồi II.

Câu 29: Em hãy nêu nội dung chính của bài Loại vi trùng quý hiếm

Trả lời:

Nội dung chính: châm biếm chứ không hoàn toàn ca ngợi bởi đã là vi trùng thì nó sẽ gây hại cho môi trường và thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 

Câu 30: Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của Loại vi trùng quý hiếm

Trả lời:

  1. Tác giả 

Aziz Nesin, đọc là Azit Nexin hay Azit Nêxin, (tên khai sinh là Mehmet Nusret; 20 tháng 12 năm 1915 — 6 tháng 7 năm 1995) là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.

Thường được gọi với cái tên "Aziz Nesin", đây nguyên là tên cha ông, được Nesin sử dụng làm bút danh khi bắt đầu sáng tác. Ông đã sử dụng hơn năm mươi bút danh, như "Vedia Nesin", tên người vợ đầu, cho những bài thơ tình được xuất bản trên tạp chí Yedigün.

Ông sinh tại Heybeliada, Istanbul dưới chế độ đế chế Ottoman năm 1915. Sau khi làm viên chức trong vài năm, ông trở thành người biên tập của một loạt tạp chí trào phúng châm biếm nghiêng về chủ nghĩa xã hội. Ông bị tống giam vài lần vì thái độ chính trị của mình.

  1. Tác phẩm 
  2. Thể loại: văn xuôi 
  3. Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm 
  4. Bố cục: 

- Phần 1: Từ đầu đến vào phòng bệnh: Giới thiệu vị giáo sư 

- Phần 2: Tiếp theo Quả chúng ta đã gặp được loài vi trùng quý hiếm!: Tìm ra vi trùng 

- Phần 3: Còn lại: Kết quả của việc tìm ra vi trùng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay