Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 1: Văn bản 3: Ta đi tới

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Văn bản 3: Ta đi tới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

BÀI 1: CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ

VĂN BẢN 3: TA ĐI TỚI
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ “Ta đi tới” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Tố Hữu

- Tập thơ: Việt Bắc

- Hoàn cảnh ra đời: Được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Nội dung: Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.

 

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về Tố Hữu.

Trả lời: 

- Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ. 

- Hành trình thơ Tố Hữu song song với hành trình cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam. 

- Thơ Tố Hữu thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại. 

- Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000). 

 

Câu 3: Đọc trích đoạn, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Trả lời: 

- Không gian: mênh mông, rộng lớn. Điều đó được thể hiện qua những câu thơ như:

+ Đường ta rộng thênh thang tám thước

+ Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

+ Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Không gian trong bài thơ còn rộng mở đến mọi miền tổ quốc từ vùng Tây Bắc đến miền Nam, thể hiện qua các địa danh mà tác giả liệt kê.

- Thời gian: sau khi nước ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. Trong bài là lúc mọi người đang ra về, rời khỏi chiến khu Việt Bắc.

- Sự kiện: chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, chúng ta đánh đuổi hoàn toàn thực dân Pháp, đất nước tươi đẹp bước vào một giai đoạn mới.

 

Câu 4: Hãy nhận xét về vần, nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Tuy làm thơ theo thể tự do nhưng tính nhạc điển hình trong thơ Tố Hữu vẫn được thể hiện xuyên suốt bài thơ. Sự gieo vần xuất hiện liên tục ở cuối các câu thơ. Ta có thể nhận thấy dễ dàng, ví dụ như: “… ung dung ta bước / … tám thước”, “… Thái Nguyên / … Điện Biên”, “… xanh ngào ngạt / … hò ô tiếng hát”,…

- Nhịp điệu của bài thơ rất rõ ràng, ngoài các câu thơ đã tách các ý bằng dầu phẩy thì các câu còn lại hầu hết là có thể ngắt nhịp thành hai phần.

- Nhịp điệu, vần góp phần thể hiện tính tươi vui trong cảm xúc của tác giả.

 

Câu 5: Hãy chỉ ra những điểm hay về mặt ngôn từ, nghệ thuật trong bài thơ.

Trả lời:

Hãy chú ý một số điểm thông dụng trong thơ như:

- Sử dụng đa dạng tính từ chỉ màu sắc, tính từ gợi sắc thái biểu cảm mạnh mẽ: “đỏ tươi”, “đẹp vô cùng”, “xanh ngào ngạt”, “chói”, “rào rạt”,…

- Cảm xúc đan xen, cảm xúc bộc lộ trực tiếp: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”, “Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!”, “Hôm nay ngày đẹp lắm!”, “Ai về với quê hương ta tha thiết”,…

- Đảo trật tự thành phần câu một cách linh hoạt, tạo sự mạch lạc: “Đã tan tác những bóng thù hắc ám / Đã sáng lại trời thu tháng Tám”,…

- Cách so sánh, ví von hay, độc đáo: “Đường cách mạng, dài theo kháng chiến”,…

- Các biện pháp tu từ: liệt kê, điệp,…

- Cách tổ chức ý thơ để hướng tới mục tiêu thể hiện của tác giả

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy nêu những nội dung chính trong khổ thơ đầu.

Trả lời:

- Chiến tranh kết thúc, hoà bình được lập lại, mọi người có thể đi lại tư do, hiên ngang: “Ta đi giữa ban ngày / Trên đường cái, ung dung ta bước / …”

- “Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên / Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên”: những con đường gắn với cuộc kháng chiến.

- “Đường cách mạng, dài theo kháng chiến”: Đây là một cách ví von độc đáo của tác giả: ví sự dài ngắn trong thực tế với thời gian trừu tượng nhưng lại cho người đọc suy ngẫm vì cuộc kháng chiến của chúng ta kéo dài nhiều năm trời.

- “Đến hôm nay … xuôi cùng thuyền”: cảm xúc vui sướng trong cảnh sắc tươi mới của đất nước.

 

Câu 2: Hãy nêu những nội dung chính trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời:

- “Ờ, đã chín năm … vẫn săn gân”: sự hồi tưởng bất chợt, sự ngỡ ngàng khi vừa nhận ra ta vừa trả qua một cuộc chiến dài đằng đẵng.

- “Ngẩng đầu lên”, một đất nước tươi đẹp đang chờ ta ở phía trước: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!”.

Khổ hai có những điểm giống khổ một, vì thế nó giống như một nhấn mạnh lại về cảm xúc của nhà thơ khi rời Việt Bắc.

 

Câu 3: Hãy nêu những nội dung chính trong khổ thơ thứ ba.

Trả lời:

- “Đã tan tác … tóc bạc Bác Hồ”: con đường trở về Thủ đô nay đã yên bình trở lại

- “Mẹ ơi! Lau nước mắt / Làng ta giặc chạy rồi”: Tình cảm của tác giả với mẹ. Đây là lúc các chiến sĩ còn sống có thể trở về đoàn tụ bên gia đình, không còn bị chia cắt, không còn nỗi lo chiến tranh.

- “Tre làng ta lại mọc … thánh thót quanh làng”: Những hoạt động thường nhật trở lại, một cuộc sống mới bắt đầu

 

Câu 4: Hãy nêu những nội dung chính trong khổ thơ thứ năm.

Trả lời:

- Tác giả nói về những vùng đất miền trong của nước ta với tình yêu thương tha thiết.

- “Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp / Việt Bắc miền Nam mô ma giặc Pháp”: “Việt Bắc miền Nam” là một cách nói rất hay của tác giả, thể hiện tinh thần kháng chiến ở đây không thua kém gì ngoài bắc.

- “Nơi chôn rau cắt rốn của ta”: Tác giả Tố Hữu sinh ra ở Quảng Nam.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Trả lời:

- Nhà thơ bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên: “Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!”. Sự gắn bó của nhà thơ với vùng đất kháng chiến khiến nhà thơ không nghĩ rằng một khoảng thời gian dài như vậy đã trôi qua khi mà “bắp chân, đầu gối vẫn săn gân”.

- Đây là cảm xúc chung của những người Việt Nam tham gia vào cuộc chiến trường kì quyết định vận mệnh của dân tộc đó vì họ đã phải chung sống, đoàn kết với nhau một lòng mới có thể vượt qua bao khó khăn.

 

Câu 2: Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Trả lời:

- Có nhiều hình ảnh lớn trong đoạn trích, ví dụ như: con đường đi về quê hương – con đường đi tới tương lai, đất nước tươi đẹp trong ngày vui chiến thắng, chủ thể trữ tình vui mừng khi trở về,…

- Tuỳ vào cảm nhận của em để xác định một hình ảnh trung tâm. Ví dụ ở đây ta chọn hình ảnh trung tâm là: con đường đi về quê hương – con đường đi tới tương lai. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh như: con đường rộng mở, thiên nhiên tươi đẹp trong nắng, các miền đất của tổ quốc, làng quê thôn xóm, ngôi trường mới – tương lai mới, hình ảnh nhà thơ vui cùng niềm vui của đất nước,…

 

Câu 3: Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ. 

Trả lời:

Nhan đề của bài thơ nếu nhìn một cách đơn giản chúng ta có thể thấy nó đối lập với nội dung của bài thơ: “Ta đi tới” nhưng trong bài lại là “việc trở về quê hương”. Tuy vậy, đây không phải sự bất hợp lí mà là cách nhìn nhận mới mẻ của tác giả: kết thúc chiến tranh không phải là sự kết thúc đơn thuần hay sự trở lại mà là tiếp tục một chặng đường mới. Đó là một cách hiểu. Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản hơn: “ta đi tới” là đi tới mọi miền đất nước.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vật mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Những địa đanh được nhắc đến trong đoạn trích là: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, bến nước Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hoá, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng.

- Có thể thấy việc tác giả đưa vào bài thơ nhiều địa danh là có sắp xếp, có thứ tự. Tác giả đi từ vùng miền núi phía Bắc, nơi diễn ra cuộc chiến, rồi xuống đến Hà Nội, vào Nam rồi trở lên miền Trung và Tây Nguyên.

- Việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy góp phần quan trọng trong việc thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước của tác giả. Tác giả muốn mang đến cho người đọc một đất nước đa dạng vùng miền, phong phú về bản sắc văn hoá. Đồng thời, tác giả muốn hoà mình cùng những chiến hữu đi tới mọi miền của Tổ quốc trong ngày vui chiến thắng.

 

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Trả lời:

- Sự lặp lại đó là biện pháp điệp cấu trúc.

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là:

+ Giúp tác giả nêu ra được những chiến thắng, những nét đặc trưng vùng miền.

+ Gợi ra cho người đọc sự rộng mở theo chiều không gian về đất nước ta.

+ Thể hiện cảm xúc yêu thương, niềm tự hào của tác giả đối với nhiều vùng miền trên Tổ quốc.

+ Thể hiện mong muốn hoà cùng dân tộc trong ngày vui chiến thắng.



=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 1: Ta đi tới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay