Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 2: Văn bản 3 - Ca Huế trên sông Hương

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Văn bản 3 - Ca Huế trên sông Hương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

VĂN BẢN 3: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Hà Ánh Minh, báo Người Hà Nội

- Thể loại: Kí

- Nội dung: Văn bản ghi chép lại một sinh hoạt văn hoá: ca Huế trên sông Hương. Qua cảnh sinh hoạt này, tác giả giới thiệu những vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế; giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, về sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế.

 

Câu 2: Trình bày những thông tin cơ bản về ca Huế.

Trả lời:

Ca Huế: dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế: người nghe và người hát ngồi cùng thuyền đi trên sông Hương; Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.

 

Câu 3: Các điệu hò Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?

Trả lời:

Các câu hò xứ Huế được hình thành, nuôi dưỡng từ cuộc sống hinh hoạt, lao động của nhân dân:

- Người dân hò cất lên các điệu hò khi lao động: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”.

- Các điệu hò lấy tên từ hoạt động mà nó gắn với: “chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi,…”

 

Câu 4: Đêm ca Huế có gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế?

Trả lời:

- Thời gian, không gian: ca Huế thường được biểu diễn vào ban đêm, trên một con thuyền rồng, giữa dòng sông Hương.

=> Thời gian, không gian ấy khiến cho việc thưởng thức ca Huế thêm sinh động.

 

Câu 5: Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì?

Trả lời:

- Ca Huế được hình thành, nuôi dưỡng từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

=> Nguồn gốc đó mang lại cho ca Huế vẻ đẹp đặc biệt: phong phú, đa dạng; vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng, uy nghi – từ khúc điệu, thể điệu đến âm hưởng, lời ca,…

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế.

Trả lời:

- Tình cảm của tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế là tình yêu, niềm tự hào về một sản phẩm văn hoá độc đáo của quê hương; là thái độ nâng niu, trân trọng và ý thức gìn giữ, tôn vinh những di sản tinh thần quý giá của dân tộc.

 

Câu 2: Số lượng các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và các “ngón đàn” của ca công như thế nào? Từ đó ta có thể thấy điều gì?

Trả lời:

Trong bài viết, tác giả có nhắc tới rất nhiều tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và các “ngón đàn” của ca công.Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi chúng ta khó mà nhớ hết được tên các làn điệu, tên các nhạc cụ và các ngón đàn của ca công.

 

Câu 3: Hãy tìm và nêu lên đặc điểm nổi bật của một số làn điệu ca Huế.

Trả lời:

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã

- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp,…: náo nức, nồng hậu tình người

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…: gần gũi với dân ca Nghệ - Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi chờ mong, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn,…

- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn

 

Câu 4: Nêu khái niệm / viết câu giới thiệu ngắn gọn cho những từ sau: hoài vọng, lữ khách, cặp sanh, nhã nhạc, nhạc thính phòng, thanh nhạc, khí nhạc.

Trả lời:

- Hoài vọng: tâm trạng mong chờ tha thiết một điều gì đó cao xa, khó đạt được.

- Lữ khách: người đi đường xa.

- Cặp sanh: nhạc khí cổ làm bằng hai thỏi gỗ cứng có đính cọc tiền đồng dùng để điểm nhịp.

- Nhã nhạc: nhạc dùng trong các buổi lễ trang nghiêm, nơi tôn miếu, triều đình thời phong kiến.

- Nhạc thính phòng: nhạc thường do một người hay một nhóm ít người biểu diễn trong phòng khách hoặc phòng hoà nhạc nhỏ.

- Thanh nhạc: âm nhạc biểu diễn bằng giọng hát

- Khí nhạc: âm nhạc do nhạc khí phát ra.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ?

Trả lời:

Đó là đoạn văn từ: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu” đến “xao động tận đáy hồn người”.

Trong đoạn văn này:

- Chi tiết cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt … ngón rãi”, “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiét tấu xao động tận đáy hồn người”.

- Chi tiết cho thấy âm thanh phong phú của các nhạc cụ: “du dương, trầm bổng, réo rắt”, “tiếng đàn lúc khoang lúc nhặt”.

 

Câu 2: Hãy nêu những hiểu biết của em về xứ Huế như: vị trí địa lí, đặc điểm lịch sử, danh lam thắng cảnh, sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá – tinh thần,… Theo em, nhắc đến Huế, người ta thường nhắc tới những gì tiêu biểu nhất?

Trả lời:

– Những hiểu biết của em về xứ Huế: Câu trả lời tuỳ theo sự hiểu biết của mỗi em. Tuy vậy có thể nêu lên một số điểm theo yêu cầu của bài tập như:

+ Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, phía nam giáp Đà Nẵng, phía bắc giáp Quảng Trị.

+ Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân) từng là kinh đô của nhà Nguyễn hơn một trăm năm (từ năm 1802 đến năm 1945).

+ Về danh lam thắng cảnh: Huế có sông Hương, núi Ngự; Huế có nhiều di tích lịch sử: thành nội, lăng tẩm của các triều vua nhà Nguyễn, các đền đài, chùa chiền, trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng.

+ Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá – tinh thần: có nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huế (như mè xửng,...), có nón bài thơ, có nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.

– Theo em, nhắc đến Huế, người ta thường nhắc tới những gì tiêu biểu nhất?

+ Điều này cũng tuỳ thuộc từng phương diện, mỗi phương diện có những nét tiêu biểu riêng. Tuy vậy, nhắc đến Huế người ta thường nhắc tới sông Hương, núi Ngự, đến chùa Thiên Mụ, đến Phu Văn Lâu và các điệu hò, ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn của con người xứ Huế.

 

Câu 3: Sau khi đọc bài “Ca Huế trên sông Hương”, em biết thêm gì về vùng đất kinh thành này?

Trả lời:

Câu hỏi này dựa vào những gì em đã thu nhận được từ văn bản này và hiểu biết vốn có của em về Huế.

Dưới đây là một gợi ý.

Qua bài đọc em biết thêm một số thứ như:

- Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của cố đô Huế. Ca Huế rất đa dạng và phong phú, thể hiện đặc trưng văn hoá tinh thần nơi đây.

- Cuộc sống của người xưa nơi đây rất nhộn nhịp.

- Những thứ liên quan đến cuộc sống vua chúa thời nhà Nguyễn

- Những yếu tố về vật chất liên quan đến văn hoá nơi đây. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu tác dụng của việc kết hơp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,… trong văn bản.

Trả lời:

Đầu tiên, em hãy tìm trong bài những câu, đoạn chứa các yếu tố này.

Ví dụ:

- Những yếu tố có vai trò kể chuyện: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng”; “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế”,…

- Những yếu tố có vai trò miêu tả: “Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.”, “Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duy dáng”,…

- Những yếu tố có vai trò bộc lộ cảm xúc: không có sự bộc lộ cảm xúc trực tiếp trong văn bản nhưng chúng ta có thể thấy điều đó qua cách kể, tả của tác giả về lần đi nghe ca Huế. Trong văn bản, tác giả thể hiện cảm xúc thích thú, say mê, ngưỡng mộ,…

- Những yếu tố có vai trò bình luận: “có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa”, “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”,…

 Kết hợp các yếu tố này lại có tác dụng là:

- Giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, đặc điểm, cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế

- Thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết và nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa của ca Huế.

 

Câu 2: Tại sao có thể nói: nghe ca Huế là một thú tao nhã?

Trả lời:

- Trước tiên, em hãy tìm hiểu nghĩa của “tao nhã”. Tao nhã là thanh cao và nhã nhặn, dễ được cảm tình, yêu mến.

- Sau đó hãy xem điều đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ. Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc,… Chính vì thế, nghe ca Huế quả là một thú vui tao nhã.



=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Ca Huế trên sông hương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay