Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 2: Văn bản 2 - Thiên trường vãn vọng
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Văn bản 2 - Thiên trường vãn vọng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂNVĂN BẢN 2: THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Trả lời:
- Nhan đề có nghĩa là: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Tác giả: vua Trần Nhân Tông
- Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Nội dung chính: bức tranh thiên nhiên và con người qua cái nhìn của vua Trần Nhân Tông khi đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, đó là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu, ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình.
Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về vua Trân Nhân Tông.
Trả lời:
- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên và khôi phục nền kinh tế, văn hoá Đại Việt. Trần Nhân Tông còn là vị thiền sư sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc.
- Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hứng yêu nước và hào khí Đông A; cảm xúc rất tinh tế, lãng mạn, sâu sắc mà vẫn gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh vừa chân thực, bình dị vừa giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Đặc biệt, thơ ông luôn thể hiện cái nhìn trìu mến, nâng niu; tình cảm gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân.
Câu 3: Bố cục của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Trả lời:
Bố cục của bài thơ được triển khai theo hướng:
- Khai (câu đầu): mở ý cho bài thơ, ở đây là mở ra không gian làng quê.
- Thừa (câu 2): tiếp tục phát triển ý thơ: mô tả thêm về khung cảnh làng quê
- Chuyển (câu 3): phát triển và chuyển hướng ý thơ. Ở đây tác giả đã chuyển sang miêu tả con người.
- Hợp (câu 4): thâu tóm ý tứ của toàn bài, ở đây bài thơ thể hiện vẻ đẹp của đồng quê và bộc lộ trong đó tâm trạng của mình.
Câu 4: Các đặc trưng về niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp và đối của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Trả lời:
Từ thứ hai của câu 1 “hậu” là thanh trắc nên bài thơ làm theo luật trắc.
Nhịp của bài thơ: 4/3
Như vậy bài thơ đã đảm bảo về mặt hình thức của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 5: Hãy nêu nghĩa của các từ trong bài thơ.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.
Trả lời:
- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi hoàng hôn.
- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:
+ Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”. “Khói” ở đây có thể là làn sương mỏng nhẹ buông xuống lúc hoàng hôn; cũng có thể là sương pha cùng khói lam chiều toả ra từ những mái rạ trong thôn.
+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô hình đã được “hữu hình hoá” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.
Câu 2: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?
Trả lời:
– Tiếng sáo mục đồng và hình ảnh trẻ chăn trâu “lùa trâu về hết”: âm thanh trong trẻo, hồn nhiên; hình ảnh quen thuộc gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi,...
– Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng: hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.
Câu 3: Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.
Trả lời:
Những khoảng không gian trong bài bao gồm:
– Không gian trải rộng, từ xa đến gần: nhan đề “vãn vọng” (trông xa), hình ảnh “sau
thôn, trước thôn, từ toàn cảnh đến cận cảnh.
– Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trâu về hết”.
– Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.
Câu 4: Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?
Trả lời:
Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống, tác giả đã thể hiện được:
- Tình yêu thương, thái độ trân trọng dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
Câu kết của bài thơ gợi cho em cảm nhận về:
– Vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình: Câu thơ gợi khung cảnh đồng quê bình yên, mở ra liên tưởng về những vụ mùa no ấm, về sự sống sinh sôi nảy nở, nhịp sống bình yên quý giá sau những năm tháng chiến tranh chống quân Nguyên xâm lược.
– Vẻ đẹp của tâm hồn tác giả được thể hiện qua tình yêu thương bao trùm vạn vật; thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp bình dị của đời thường; niềm hạnh phúc trước cuộc sống thanh bình của nhân dân, đất nước,...
Câu 2: Tác giả “Thiên trường vãn vọng” còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?
Trả lời:
Câu hỏi yêu cầu người đọc nhận biết được một trong những đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình: trực tiếp bộc lộ cảm xúc và thể hiện thế giới tâm hồn của nhà thơ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không phải bao giờ cũng đồng nhất với tác giả, nhưng do tính chất của thơ trung đại và đặc biệt trong trường hợp tác giả Trần Nhân Tông, bài thơ Thiên Trường văn vọng đã thể hiện được chân dung con người nhà thơ. Em có thể dựa vào những câu hỏi gợi ý dưới đây để làm:
– Hình ảnh một vị vua thường gắn với không gian nào, cuộc sống như thế nào?
– Bức tranh cuộc sống được miêu tả trong bài thơ có lộng lẫy, xa hoa, tráng lệ không? Tác giả đã bộc lộ thái độ, tình cảm gì khi tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây?
– Trần Nhân Tông là vị hoàng đế đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Nguyên xâm lược; đã trải qua nhiều gian nan, thử thách; chứng kiến nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh của dân tộc. Bối cảnh đó giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm, tư tưởng được nhà vua thể hiện trong "Thiên Trường vãn vọng"?
Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
Trả lời:
Hãy dựa vào những kiến thức em đã được học và nêu cảm nhận theo sự mường tượng và suy nghĩ của bản thân.
Đoạn văn gợi ý:
Câu thơ thứ ba của bài thơ đã phát triển thêm ý thơ được nêu ra ở hai câu đầu bằng việc miêu tả hình ảnh hoạt động của con người và bổ sung vào đó âm thanh.
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Hình ảnh hiện ra trong câu thơ là hình ảnh những cậu bé trên lưng trâu thổi sáo lùa trâu về làng. Hình ảnh này không gợi lên sự nhộn nhịp, tưng bừng, cũng không gợi ra sự trầm lắng, buồn sầu mà dung hoà giữa hai trạng thái đó, hoà cùng vào khung cảnh chung của bài thơ. Việc chọn lựa con người để miêu tả là mục đồng cho chúng ta thấy được sự gắn bó với công việc đồng áng ngay từ khi còn nhỏ của người xưa. Mục đồng cưỡi trâu là một hình ảnh quen thuộc, mang tính dân dã, làng quê. Tiếng sáo ngân lên giúp cho bức tranh trở nên chân thật, sống động hơn, thoát khỏi cái cảm tưởng về một không gian trầm lặng, u sầu. Nói chung, việc chọn lựa hình ảnh mang tính tiêu biểu của tác giả đã góp phần tái hiện một cuộc sống nhẹ nhàng, bình yên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
Trả lời:
- Gợi ý trả lời câu hỏi thứ nhất: Vì trong thực tế, không ít người đã từng nghĩ rằng vua ở lầu son, gác tía thì không thể có tình cảm gắn bó với đồng quê như thế.
- Gợi ý trả lời câu hỏi thứ hai: Một ông vua có tâm hồn cao đẹp như thế chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi.
Hãy phát triển thêm dựa theo hai gợi ý này.
Câu 2: Hãy so sánh bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông với đoạn thơ trích trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan dưới đây:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Trả lời:
- Để làm được bài này, đầu tiên, em hãy so sánh hai bài thơ trên những bình diện như: thời điểm nhìn và tả cảnh vật, địa điểm của cảnh vật, cảnh vật, cảnh vật trong thời gian, âm thanh của cảnh vật, con người giữa cảnh vật, tâm hồn, tâm trạng của tác giả trước cảnh vật,…
* Từ việc tìm đủ các bình diện cần so sánh, em hãy lần lượt tiến hành việc so sánh cụ thể để tìm ra nét chung và nét riêng (tức là cái giống nhau và cái khác nhau) của từng hiện tượng. Ví dụ:
– Cũng là tả cảnh lúc buổi chiều nhưng giữa câu thơ “Bóng chiều man mác có dường không” và câu thơ “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” thì có gì khác nhau? (Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: Ở câu sau, chiều đã ngả về tối hơn so với câu trước không? Nếu đồng ý thì hãy giải thích tại sao có thể nói như thế.)
– Cũng là tả cảnh thôn quê nhưng cảnh ở bài thơ có gì khác so với cảnh ở đoạn thơ? Có người nói: Cảnh ở bài thơ hẹp hơn, cuộc sống của con người có phần được hé lên rõ hơn, và cảnh trầm lặng mà không buồn vắng như ở đoạn thơ. Nói thế có đúng không? Ý kiến của em thế nào?
– Cũng có âm thanh nhưng ở bài thơ thì có tiếng sáo, còn ở đoạn thơ thì có tiếng ốc (tù và), tiếng trống. Tiếng sáo nghe gần gũi hơn, vui tai hơn. Còn tiếng ốc, tiếng trống nghe như từ xa vọng lại văng vẳng và dễ gây cảm giác nặng nề. Các trạng thái âm thanh đó gợi cho người đọc cảm giác gì khác nhau về cảnh?
– Trong cảnh đều có người nhưng ở bài thơ chỉ có mục tử (ở đây là trẻ chăn trâu), còn ở đoạn thơ lại có ngư ông và mục tử. Điều đó có liên quan gì tới độ rộng hẹp của cảnh được quan sát trong khi miêu tả? Hình ảnh mục đồng trong câu thơ “Mục đồng sáo vẳng trâu về hết” và mục tử trong câu thơ “Gõ sừng mục tử lại cô thôn” có gì khác nhau?
– Cả bài thơ và đoạn thơ đều chứa đựng tâm trạng của tác giả nhưng khác nhau thế nào? Có người nói: Ở bài thơ, tâm trạng tác giả chỉ trầm lặng mà không buồn, thậm chí còn là gắn bó, ấm áp tình với cảnh. Còn ở đoạn thơ thì lại là một tâm trạng rất mực cô đơn trước cảnh vật. Ý kiến của em thế nào?
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Thiên trường vãn vọng