Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 5: Văn bản 2 - Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Văn bản 2 - Chùm truyện cười dân gian Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

VĂN BẢN 2: CHÙM TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về các truyện trong bài học này (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: đây là những truyện dân gian nên không có tác giả cụ thể.

- Thể loại: truyện cười

- Nội dung: phê phán một vài thói hư, tật xấu của con người.

 

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về truyện cười (khái niệm, đặc điểm,…)

Trả lời:

- Truyện cười là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người và còn nhằm mục đích giải trí. 

- Đặc điểm:

+ Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống,... 

+ Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. 

+ Nhân vật chính trong truyện cười thường là đối tượng bị chế giễu. 

+ Ngôn ngữ truyện cười dân dã, nhiều ẩn ý.

+ Truyện cười thường là truyện dân gian, tuy nhiên cũng có cả ở hình thức truyện kể của văn học viết.

 

Câu 3: Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện “Lợn cưới, áo mới” được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Qua những câu như:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng để mong có ai đi qua người ta khen.

- Khi có người hỏi, mặc dù người đó không nói gì đến cái áo nhưng:

“Anh ta liền phanh hai vạt áo ra mà trả lời:

- Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả.”

 

Câu 4: Nhà hàng bán cá trong truyện “Treo biển” đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Trả lời:

- Nhà bán cá lần lượt bỏ đi những từ ngữ trên tấm biển hiệu của mình mỗi khi có người nhận xét:

+ Khi có người cho rằng “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề biển là “cá tươi”?” thì nhà hàng bỏ ngay chữ “tươi” đi.

+ Khi có người cho rằng “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”? thì nhà hàng bỏ ngay chữ “ở đây” đi.

Cứ như vậy, với những câu hỏi kiểu “chẳng lẽ … hay sao …”, nhà hàng không cần suy xét ý kiến của mọi người để rồi đi đến cuối là bỏ cả cái biển đi.

- Nếu em là chủ nhà hàng thì trước những lời nhận xét đó em sẽ giải thích cho họ hiểu là cần phải đề như thế và em sẽ giữ nguyên tấm biển.

 

Câu 5: Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện “Nói dóc gặp nhau”?

Trả lời:

- Lời nói của họ đều là những lời chém gió, bốc phét vô cùng phi thực tế:

+ Lời nói của anh đi làm ăn xa: “Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái”.

+ Lời nói của anh nói dóc khác: “Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.”

Có thể thấy là cái ý tưởng, hướng đi trong lời nói khoác, bịa đặt của hai người giống nhau.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Các truyện “Lợn cưới, áo mới”, “Treo biển”, “Nói dóc gặp nhau” phê phán những tính xấu nào của con người?

Trả lời:

- Truyện “Lợn cưới, áo mới” phê phán thói khoe của.

- Truyện “Treo biển” phê phán những người thiếu chủ kiến, không xem xét kĩ ý kiến của người khác.

- Truyện “Nói dóc gặp nhau” phê phán tính nói khoác.

 

Câu 2: Đối thoại của hai nhân vật trong truyện “Lợn cưới, áo mới” có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Trả lời:

- Đối thoại của hai nhân vật trong truyện này chứa những thông tin không cần thiết:

+ Anh có lợn: câu hỏi thừa từ “cưới”.

+ Anh có áo mới: câu trả lời có thông tin không phù hợp với câu hỏi “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”.

Trong tình huống đó:

+ Câu hỏi thông thường nên là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?”

+ Câu trả lời thông thường nên là: “Tôi đứng đây suốt từ sáng tới giờ nhưng không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.

 

Câu 3: Ở truyện “Treo biển”, sự lặp lại tình huống “bị chê – gỡ biển” nhiều lần có tác dụng gì?

Trả lời:

- Sự lặp lại này có tác dụng là thúc đẩy sự tiếp diễn của câu chuyện, tăng sự kịch tính rồi đi đến cái đích mà người tạo ra truyện muốn hướng tới. Ở trong truyện này, việc liên bị chê rồi lại gỡ biển khiến cho tình tiết hấp dẫn hơn, khiến cho câu chuyện liên tục phát triển và có khả năng thể hiện cái điều muốn truyền tải tốt hơn. Thử nghĩ nếu giờ câu chuyện chỉ có thế này: “Có một nhà hàng treo một tấm biển, mới chỉ một người đi qua chê không hay nhưng nhà hàng ngay lập tức bỏ cả cái biển đi luôn.” thì em thấy thế nào?

 

Câu 4: Theo em, trong “Nói dóc gặp nhau”, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Trả lời:

Ta thấy rằng khi nghe anh đi làm xa về nói dóc thì anh kia đã bắt chước cách thức triển khai đó và còn làm tăng sự phi lí hơn. Điều đó khiến anh đi làm xa cãi lại và để lộ ra là mình nói dóc. “Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?”: câu nói này cho thấy là anh kia đã dùng chính cái bịa đặt của anh đi làm xa để đá đểu, cà khịa lại anh ta.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Trả lời:

- Cả ba truyện cười trong bài học này đều có sắc thái là bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng vì trong các truyện đều không có sự chỉ trích hay hướng tới sự phê phán thậm tệ nào, không có những cái kiểu như: hậu quả là,…

 

Câu 2: Đặc điểm của truyện cười được thể hiện như thế nào trong các truyện ở bài học? Hãy lựa chọn một truyện để phân tích.

Trả lời:

Ví dụ về truyện “Treo biển”:

- Truyện này là một truyện tự sự ngắn, dùng tiếng cười để chế giễu tật xấu, trong bài là không có chủ kiến.

- Truyện có các yếu tố, cách xây dựng tình huống hướng đến sự tăng tiến, hướng đến một cao trào gây cười.

- Bối cảnh được xây dựng trong truyện không rõ ràng, phần nào khác thực tế, nhằm triển khai tốt nhất hướng đi các tác giả.

- Nhân vật chính, nhà bán cá, là đối tượng bị chế giễu.

- Ngôn ngữ trong truyện dân dã.

 

Câu 3: Trong truyện “Treo biển”, nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

Trả lời:

Tấm biển đề treo ở cửa hàng ("Ở đây có bán cá tươi") có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung:

– "Ở đây": thông báo địa điểm cửa hàng.

– "Có bán": thông báo hoạt động của cửa hàng.

– "Cá": thông báo loại mặt hàng.

– "Tươi": thông báo chất lượng hàng.

Bốn yếu tố, bốn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.

Trả lời:

Em hãy chọn một tính cách và trình bày suy nghĩ theo hiểu biết, đánh giá của riêng em, không cần phải theo nội dung bài học. (một số ý có thể đề cập như: biểu hiện của tính cách đó trong cuộc sống, tác hại, giải pháp,…)

Tham khảo: 

Trong số các tính cách xấu đáng phê phán trong các truyện cười đã học thì tôi thấy nói khoác có nhiều phương diện cần xem xét. Nói khoác, không như khoe khoang hay không có chủ kiến, có điểm tốt và xấu cân bằng nhau. Nhìn theo góc độ tốt, nói khoác là một cách thức hữu dụng để tạo nên tiếng cười, giúp cho cuộc nói chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Nhìn theo góc độ xấu, nếu chúng ta nói khoác, chúng ta là một người nói dối và điều đó trong mắt nhiều người có thể là không hay. Nói khoác cũng có thể dẫn đến những tình huống xấu do bản thân người nói không lường được hậu quả. Vậy nên, trong cuộc sống chúng ta nên tận dụng nói khoác trong việc tạo ra những tình huống hài hước và hạn chế nói khoác cho mục đích xấu.

 

Câu 2: Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?

Trả lời:

Đọc, nghe truyện Lợn cưới áo mới ta cười nhiều lần:

– Cười về hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Của chẳng đáng là bao (chiếc áo, con lợn) mà vẫn thích khoe (đây cũng là đặc điểm của loại người này). Hành động và ngôn ngữ khoe của của các nhân vật đều quá đáng, lố bịch.

– Tác giả dân gian đã tạo được cuộc ganh đua trong việc khoe của ở các nhân vật. "Anh áo mới" kiên nhẫn đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn suốt từ sáng đến chiều, đang tức tối, lại bị "anh lợn cưới" khoe của trước. "Anh áo mới" tưởng thua, đã không bỏ lỡ cơ hội "cả ngày có một lần", để khoe của trước "anh lợn cưới". Cái kết thúc của truyện rất bất ngờ. 



=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 5: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay