Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 7: TÌNH YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ - NGHĨA CỦA TỪ NGỮ - LỰA CHỌN CẤU TRÚC CÂU
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau

  1. Trẻ em như búp trên cành
  2. “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

  1. “Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

Trả lời:

  1. So sánh
  2. So sánh
  3. Nhân hóa

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhân ái”, “biểu đạt”

Trả lời:

Từ đồng nghĩa với từ “nhân ái”: nhân hậu, nhân nghĩa, nhân đức, tốt bụng, nhân từ…

Từ đồng nghĩa với từ “biểu đạt”: biểu thị, trình bày, bày tỏ, giãi bày, diễn tả, thể hiện…

Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau 

  1. Bị cười, không phải mọi người đều.... giống nhau.

(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

  1. Trên đời, không ai.... cả.

(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)

  1. Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn.

(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

 Trả lời:

  1. Phản ứng
  2. Hoàn hảo
  3. Quan sát



Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau

“Có một đám mây kéo đến ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ”.

Trả lời:

Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 5: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi

“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”

(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?

Trả lời:

Trong đoạn văn trên, những sự vật được nhân hóa là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.

Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Trả lời:

Phép so sánh ở câu trên để nói đến công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ là vô bờ bến. Mỗi em học sinh cần phải biết quý trọng, yêu thương và hiếu thảo với bố mẹ mình hơn.

Câu 2: Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc?

Nhiều buổi trưa, khi mọi người nghỉ cả, chú Nam lúi húi đẽo, gọt.

Trả lời:

Từ in đậm trong câu được dùng để chỉ mốc thời gian của sự việc được nói đến trong câu. Nếu bỏ thành phần đó đi, câu sẽ không được diễn đạt rõ nghĩa. Người đọc chỉ biết hành động của chú Nam đẽo gọt chung chung, không rõ hành động cụ thể của sự việc đó như thế nào. 

Câu 3: Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.

Trả lời:

Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào đối tượng "ai đó", "tất cả mọi người", bất cứ ai".

Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề thông minh, giỏi giang. 

Câu 4: Điền các từ cười nụ, cười trừ, cười mát, cười góp, cười xòa vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

  1. …: cười theo người khác
  2. …: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận
  3. …: cười chím môi một cách kín đáo
  4. …: cười để khỏi trả lời trực tiếp
  5. …: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng

Trả lời:

  1. Cười góp
  2. Cười mát
  3. Cười nụ
  4. Cười trừ
  5. Cười xòa

Câu 5: Hãy tìm phép ẩn dụ và giải thích ý nghĩa trong những câu thơ dưới đây:

a.“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

  1. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời:

  1. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.
  2. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

Câu 2:  Các em hãy nêu ra ý nghĩa của những phép ẩn dụ trong những câu thơ sau

  1. “Mẹ tôi mái tóc bạc,

mẹ tôi lưng đã còng… ”

  1. “Trời hôm nay nắng giòn tan.”

Trả lời:

  1. Thay vì nói trực tiếp tuổi của mẹ đã già, ở đây đã sử dụng ẩn dụ phẩm chất – lấy hình ảnh “mái tóc bạc” và hình ảnh “lưng đã còng”, giúp cho người đọc có thể ngầm hiểu được rằng người mẹ ấy đã có tuổi.
  2. Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong trường hợp này với mục đích diễn tả cái nắng chói chang, mọi thứ dường như có thể cháy khô đến giòn tan. Ở đây, tác giả đã sử dụng giác quan về thị giác để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả trong câu lại sử dụng từ “giòn tan” – từ được sử dụng cho vị giác.

Câu 3: Cho các nghĩa sau của từ chín

(1) (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc

vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh

(2) (Thức ăn) được nấu đến mức ăn được, trái với sống

(3) (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả

(4) (Màu da mặt) đỏ ửng lên

Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:

- Vườn cam chín đỏ.

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.

- Ngượng chín cả mặt.

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.

- Lúa chín đầy đồng.

- Gò má chín như quả bồ quân

Trả lời:

- Vườn cam chín đỏ - nghĩa (1)

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín – nghĩa (3)

- Ngượng chín cả mặt – nghĩa (4)

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín – nghĩa (1)

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi – nghĩa (2)

- Lúa chín đầy đồng – nghĩa (1)

- Gò má chín như quả bồ quân – nghĩa (4)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc dưới đây?

a.

- Câu trong gốc: Khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu, ai cũng cười cợt.

- Câu được thay đổi: Ai cũng cười cợt khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu.

- Câu trong gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa.

- Câu được thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

Trả lời:

- Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào tiếng "bật bông"

- Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào đối tượng cười cợt, chế nhạo người khác, tiếng "bật bông" giải thích rõ hơn sự chế nhạo, cười cợt đó là gì.

- Ý nghĩa của câu gốc: Câu nói có tính nhấn mạnh tăng dần, từ "không phải điều quá nghiêm trọng" đến "không phải là căn bệnh hết cách chữa".

- Ý nghĩa của câu biến đổi: Câu nói có tính tăng dần ngược lại. Từ "không phải là căn bệnh hết cách chữa" đến "không phải điều quá nghiêm trọng".

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

"Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. Lòng đỏ trứng khổng lồ đặt lên một cái mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."

  1. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng
  2. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó

Trả lời:

*Biện pháp tu từ so sánh:

- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.

- Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng.

- (Trứng hồng – mâm bạc) y như một mâm lễ phẩm

* Biện pháp tu từ nhân hóa

- Mặt trời phúc hậu

- Mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh

*Ẩn dụ

- Mâm bạc (mặt biển)

  1. Tác dụng của những biện pháp tu từ trên:

Tăng sức gợi hình , gợi cả, àm cho mặt trời hiện lên sinh động, tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ. Từ đó, làm nổi bật tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên, sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả.

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay