Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Giáo án bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: VĂN BẢN 1: CẢNH NGÀY XUÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 

  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 

  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên, cảnh vật; biết cảm thông, chia sẻ; có khát vọng tự do. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Cảnh ngày xuân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, trả lời câu hỏi: Khi nhắc đến mùa xuân, em thường nghĩ đến điều gì?

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, trả lời câu hỏi: Khi nhắc đến mùa xuân, em thường nghĩ đến điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến mùa xuân:

Nhắc tới mùa xuân là chúng ta sẽ nghĩ tới hoa đào, không khí ấm áp, cây cối đâm chồi này lộc và đặc biệt là nghĩ tới Tết. Mùa xuân - mùa của Tết, mùa của những cánh hoa xuân, mùa của lộc non chồi biếc, mùa của đoàn viên và cũng là mùa của niềm tin, hy vọng. Hương sắc ngày xuân ngọt ngào, đầm ấm trong niềm vui sum họp của mỗi gia đình. Đất trời vào xuân, những khúc nhạc xuân làm cho tâm trạng háo hức. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Mùa xuân là một trong những khoảnh khắc kì diệu của đất trời báo hiệu sự đổi thay của không gian cảnh vật cũng như cuộc sống của con người. Đó là thời điểm trăm hoa đua nở cùng khoe sắc thắm, là khoảng không gian ngập tràn lễ hội văn hóa dân gian. Bởi vậy, mùa xuân trở thành chất xúc tác khơi gợi nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy được sự tài tình trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật tạo nên một bức tranh xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Truyện thơ Nôm.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Truyện thơ Nôm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV khái quát chủ đề Truyện thơ Nôm.

- GV yêu cầu HS: Nêu tên và thể loại các VB đọc chính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, tìm tên các VB trong bài 2.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Truyện thơ Nôm: thể loại văn học của dân tộc, thể hiện được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, lưu giữ tâm hồn dân tộc và nhữnng giá trị văn hóa đặc sắc.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính 

Tên văn bản

Thể loại

Cảnh ngày xuân

Truyện thơ Nôm

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Truyện thơ Nôm

 

 

 

 

Hoạt động 2: Kiến thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của truyện thơ Nôm

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của truyện thơ Nôm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc các thông tin trong phần Kiến thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: 

+ Theo dõi thông tin trong phần Kiến thức ngữ văn và điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong phiếu dưới đây để hoàn thành khái niệm và quá trình hình thành của truyện thơ Nôm.

 

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 1 về một số đặc điểm của truyện thơ Nôm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Kiến thức ngữ văn

1. Khái niệm

– Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ kết hợp giữa tự sựtrữ tình, được viết bằng chữ Nôm, thường sử dụng thể thơ lục bát. Thể loại này phát triển mạnh và có nhiều thành tựu vào thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, hiện nay, còn lại khoảng trên 100 tác phẩm tiêu biểu như: Truyện Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang (Câu chuyện mới về gương, lược - Phạm Thái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu – Vũ Quốc Trân), Tống Trân – Cúc Hoa (khuyết danh), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),...  

2. Đặc điểm

a. Khả năng phản ánh hiện thực

Thể loại truyện thơ Nôm có khả năng phản ánh sâu rộng hiện thực xã hội thông qua các câu chuyện kể về biến cố trong cuộc đời các nhân vật và cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm, tình yêu của họ; những câu chuyện này đều mang cảm hứng nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc.

b. Cốt truyện

- Ở truyện thơ Nôm, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng tác phẩm. 

- Mô hình cốt truyện của truyện thơ Nôm gồm ba chặng: Gặp gỡ – Lưu lạc (hoặc Thử thách) - Đoàn tụ.

c. Nhân vật

- Trong truyện thơ Nôm, nhân vật thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau gồm: các nhân vật chính diện (đại diện cho cái thiện, chính nghĩa) và các nhân vật phản diện (đại diện cho cái ác, phi nghĩa).

- Nhân vật chính diện và phản diện thường được xây dựng đối lập về phẩm chất theo từng cặp hoặc theo nhóm.

- Nhân vật chính của truyện đóng vai trò kết nối các nhân vật ở hai tuyến chính diện và phản diện thông qua các sự kiện diễn ra trong cuộc đời mình.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV đọc mẫu một đoạn ngắn, HS lắng nghe.

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ HS lưu ý một số từ khó trong bài.

+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn bên phải văn bản.

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.

 

Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua những hình ảnh nào?

 

Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng?

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều” và xuất xứ văn bản Cảnh ngày xuân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần nhấn mạnh vào các điển tích, điển cố và chú ý đến phần giải thích nghĩa các từ khó.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.

Sử dụng từ ngữ ước lệ tượng trưng, sự vật hiện tượng đặc trưng cho mùa xuân: con én, cỏ non, cành lê trắng...

Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua những hình ảnh nào?

Hoạt động chính: tảo mộ, đạp thanh.

- Hình ảnh: “nô nức yến anh”, “dập dìu tài tử, giai nhân”, “tro tiền giấy bay”, “ngựa xe như nước”, “áo quần như nêm”…

Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng?

Cảnh vật buổi sáng được miêu tả với những vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, niềm vui, sự rộn ràng, náo nức. Ngược lại, cảnh vật buổi chiều cũng đẹp nhưng lại là vẻ đẹp trầm buồn, nao nao, mất đi cái háo hức tươi vui lúc sáng. Lí do là bởi sự ảnh hưởng của lòng người khi mới bắt đầu ngày lễ hội và khi đã kết thúc.

2. Tìm hiểu chung về tác phẩm 

a. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. 

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.

- Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) và một số tác phẩm chữ Nôm (Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều).

- Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc. Năm 2013, ông được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.

b. Tác phẩm Truyện Kiều

- Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới. 

- Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài.

- Tác phẩm hội tụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của văn học dân tộc và tinh hóa văn học nước ngoài, trong đó, phần sáng tạo của Nguyễn Du và yếu tố quan trọng và quyết định.

c. Đoạn trích Cảnh ngày xuân

­Đoạn trích Cảnh ngày xuân nằm ở phần 1 của cốt truyện (gặp gỡ): Nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều cùng hai em du xuân, trước khi gặp Kim Trọng.

Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: 

- Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cảnh ngày xuân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cảnh  ngày xuân và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu:

+ Đoạn trích kể lại sự việc gì?

+ Xác định bố cục và nội dung chính của từng phần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 

+ Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả như thế nào? Hoàn thành bảng ở Phiếu học tập số 2.

+ So sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

………

 

 

IV. Đọc hiểu văn bản

1. Bố cục

Đoạn trích kể lại việc chị em Thúy Kiều tham gia lễ tảo mộ, hội đạp thanh trong tiết thanh minh của mùa xuân với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

- Bố cục:  Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được chia theo 3 phần với nội dung như sau:

+ Phần 1: 4 câu thơ đầu – Bức tranh mùa xuân trong cảnh ngày xuân.

+ Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo – Miêu tả lễ hội diễn ra trong tiết thanh minh.

+ Phần 3: 6 câu thơ cuối – Cảnh sắc thiên nhiên trên đường chị em  Kiều trở về sau chuyến du xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

a. Bức tranh thiên nhiên trong bốn dòng thơ đầu

Câu thơ: Ngày xuân con én đưa thoi

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi” quen thuộc vào những ngày xuân, câu thơ vừa thể hiện vẻ đẹp của không gian, vừa gợi lên sự chảy trôi rất nhanh của thời gian:

+ Đó là hình ảnh tả thực những chú chim én bay lượn trên bầu trời ngày xuân. Trên nền trời xanh thoáng đãng ấy, những cánh én từ phương Nam về chao liệng như thoi đưa, cùng nhau múa vũ điệu chào đón mùa xuân của thiên nhiên.

+ Hình ảnh những cánh én gợi cho người đọc hình dung về một bức tranh thiên nhiên với bầu trời cao rộng và một không khí ấm áp của sự đoàn viên, sum vầy. Cánh én bay nhanh và nhiều như thoi đưa là hình ảnh ẩn dụ phản chiếu sự nhanh, gấp của thời gian. Cũng giống như cánh chim vụt bay, thời gian có những bước đi nhanh, vội, chả mấy chốc mà mùa xuân tươi đẹp này sẽ qua đi.

* Câu thơ: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

……..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 500k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì I với ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay