Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 5: Mục đích của việc học

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Mục đích của việc học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 3: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn?

Trả lời:

- Nguyễn Cảnh Toàn sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926 tại làng Nghiêm Thắng, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 và tốt nghiệp tú tài Toán năm 1944. Đây là thời kỳ có các giáo sư người Pháp giảng dạy nên ông đã hấp thu được một số kiến thức tiến bộ của phương Tây.

- Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa. Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng.

- Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều lên dạy đại học ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc).

- Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giảng dạy toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội.

- Năm 1957, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) tại Đại học Lomonosov.

- Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học.

- Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về hình học, ông tiếp tục giảng dạy tại khoa Toán Đại học sư phạm Hà Nội và đảm nhiệm các chức vụ: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 – 1975), Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976 – 1989).

- Năm 1994, ông nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán.

- Ông mất ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Hà Nội.

 

Câu 2: Thể loại tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm Mục đích của việc học thuộc thể loại: văn bản nghị luận

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

Câu 4: Phương thức biểu đạt?

Trả lời:

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

*Giá trị nội dung: 

- Văn bản Mục đích của học đã nhấn mạnh trong tâm mục đích của việc học: học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người. Qua đó, giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của việc học, việc học là diễn ra suốt đời.

* Giá trị nghệ thuật 

- Luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên.

Câu 2: Tóm tắt văn bản Mục địch của việc học theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Văn bản Mục đích của học là văn bản phân tích, chỉ ra mục đích của việc học, nhấn mạnh việc học suốt đời sẽ là chìa khóa bước vào thế kỉ XXI cùng với các luận điểm logic, đầy thuyết phục: học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống và học để làm người.

Câu 3: Nêu bối cảnh của vấn đề được đặt ra hiện nay?

Trả lời:

Câu 4: Hệ thống luận điểm của văn bản được trình bày như thế nào?

Trả lời:

Câu 5: Ý nghĩa của văn bản là gì?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Việc học có vai trò gì trong việc hình thành nhân cách con người?

Trả lời:

Việc học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Qua quá trình học tập, chúng ta không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn học được những giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp và sự tôn trọng đối với người khác. Chẳng hạn, khi học các tác phẩm văn học, học sinh sẽ cảm nhận được những bài học về tình yêu thương, lòng nhân ái và sự kiên trì. Điều này giúp họ phát triển thành những người có trách nhiệm và biết yêu thương.

Câu 3: Học tập có ảnh hưởng như thế nào đến tương lai nghề nghiệp của mỗi người?

Trả lời:

Câu 4: Làm thế nào việc học có thể giúp chúng ta phát triển tư duy sáng tạo?

Trả lời:

Câu 5: Tại sao việc học suốt đời lại quan trọng trong xã hội hiện đại?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc học?

Trả lời:

I. Mở bài:

- Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.

- Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng... nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

II. Thân bài:

1. Giải thích và làm rõ tầm quan trọng của việc học

- Học để biết:

Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống "trường đời".

"Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống...

Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...

Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...

- Học để làm: "Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".

Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.

Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ... đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

- Học để chung sống:

Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".

Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

- Học để tự khẳng định mình:

Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.

Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...

2. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.

- Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa...

3. Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:

- Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy "làm người"...

- Mục đích học tập này giúp người học:

- Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.

- Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.

- Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.

- Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay