Câu hỏi tự luận Tin học 8 kết nối Ôn tập Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng; 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin; 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập các chủ đề 1, 2, 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH CỘNG ĐỒNG

CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ (PHẦN 2)

Câu 1: Nêu cách thức thông tin được hình thành, lưu trữ và lan truyền trong môi trường kĩ thuật số. Thông tin số (dữ liệu số) có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Thông tin số được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng... để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số.

- Thông tin số có những đặc điểm chính sau:

+ Dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn.

+ Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.

Câu 2: Thế nào là thông tin không đáng tin cậy?

Trả lời:

Thông tin không đáng tin cậy có thể là:

- Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.

- Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ.

- Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.

 

Câu 3: Em hãy nêu một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không?

Trả lời:

Một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không:

- Kiểm tra nguồn thông tin;

- Phân biệt ý kiến với sự kiện;

- Kiểm tra chứng cứ của kết luận;

- Đánh giá tính thời sự của thông tin.

 

Câu 4: Kể tên ứng dụng thu thập thông tin của người dùng có trong hình ảnh dưới đây và cho biết:

  1. a) Tổ chức, cá nhân nào sở hữu các ứng dụng đó?
  2. b) Mỗi ứng dụng thu thập dạng thông tin nào?

                                                      

           Hình 1                                      Hình 2                                          Hình 3

Trả lời:

  1. a) - Hình 1: Mạng xã hội Facebook do công ty Meta sở hữu.

    - Hình 2: Youtube do Google sở hữu.

    - Hình 3: Google Map do Google sở hữu.

  1. b) Facebook thu thập thông tin dạng văn bản, hình ảnh.

    Youtube thu thập thông tin dạng video.

    Google Map thu thập và lưu trữ dữ liệu bản đồ.

Câu 5: Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính nào? Kể thêm ví dụ về một loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.

Trả lời:

- Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính thứ tư.

- Thẻ nhớ USB và ổ đĩa cứng thể rắn (SSD) là những ví dụ về bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.

 

Câu 6: Hãy cho biết, theo lịch sử phát triển, máy tính thay đổi như thế nào về:

  1. a) Kích thước; b) Điện năng tiêu thụ; c) Tốc độ tính toán

Trả lời:

Theo lịch sử phát triển máy tính thay đổi về:

- Kích thước: ngày càng nhỏ gọn hơn.

- Điện năng tiêu thụ: ngày càng tiêu thụ ít năng lượng hơn.

- Tốc độ tính toán: Tốc độ xử lí lớn, độ tin cậy cao.

Câu 7: Máy vi tính (micro computer) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ máy tính thế hệ thứ mấy và tại sao chúng lại được gọi tên như thế?

Trả lời:

Máy vi tính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ máy tính thế hệ thứ tư vì chúng sử dụng bộ vi xử lí (microprocessor), một loại mạch tích hợp gồm rất nhiều linh kiện bán dẫn.

Câu 8: Trình bày nhược điểm của thế hệ máy tính đầu tiên.

Trả lời:

Nhược điểm của máy tính thế hệ đầu tiên là:

- Máy tính rất lớn.

- Máy tính đắt tiền.

- Chúng tạo ra rất nhiều điện, nhiệt.

- Thường gặp trục trặc.

 

Câu 9: Em hãy so sánh đặc điểm thế hệ máy tính thứ nhất với thế hệ máy tính thứ hai.

Trả lời:

 

Thế hệ thứ nhất

Thế hệ thứ hai

Thời gian

1945 - 1955

1955 - 1965

Thành phần điện tử chính

Đèn điện tử chân không

Bóng bán dẫn

Bộ nhớ

Trống từ

Lõi từ, băng từ

Kích thước

Rất lớn (thường chiếm một căn phòng)

Lớn (bộ phận xử lí và tính toán lớn như những chiếc tủ)

Thiết bị vào - ra

Máy đọc và tạo thẻ đục lỗ

Máy đọc và in băng đục lỗ, máy đọc và in băng từ.

Công nghệ bóng bán dẫn ở thế hệ thứ hai là một cải tiến lớn, có kích thước nhỏ hơn thế hệ đầu tiên, rẻ hơn, ít tiêu thụ điện năng hơn, đáng tin cậy hơn và chạy nhanh hơn so với các máy tính thế hệ đầu tiên.

 

Câu 10: Máy tính thay đổi thế giới như thế nào?

Trả lời:

- Máy tính thay đổi thế giới theo nhiều cách, do chúng có thể tiếp nhận mệnh lệnh của con người để hoạt động một cách bền bỉ, xử lí dữ liệu chính xác với dung lượng cao, tốc độ cao; thậm chí, máy tính có thể tự thay đổi, trở nên thông minh hơn.

- Từ ảnh hưởng của máy tính, con người cũng phải tự mình thay đổi để thích nghi với môi trường công nghệ. Sự thay đổi của con người trong mọi hoạt động chính là sự thay đổi lớn.

Câu 11: Trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số, em hãy lấy ví dụ ba trường hợp về biểu hiện vi phạm đạo đức và phát luật, ba trường hợp về biểu hiện thiếu văn hóa.

Trả lời:

- 3 ví dụ về vi phạm đạo đức và phát luật trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số:

+ Đăng thông tin mua bán vũ khí lên mạng xã hội.

+ Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép.

+ Quay phim, chụp ảnh ở những nơi liên quan đến bí mật nhà nước như các khu vực quốc phòng, an ninh.

- 3 ví dụ về biểu hiện thiếu văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số:

+ Nói chuyện điện thoại trong phòng đọc của thư viện, rạp chiếu phim.

+ Tự ý chụp ảnh, quay phim người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó.

+ Mở loa ngoài khi đang nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi điện tử ở nơi công cộng.

 

Câu 12: Em đã có hành động chưa đúng nào khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Nêu cách em sẽ phòng tránh hoặc từ bỏ vi phạm.

Trả lời:

Ví dụ: Em đã từng bẻ khóa để sử dụng phần mềm có bản quyền. Cách sửa đổi:

- Tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

- Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản quyền sử dụng.

Câu 13: Em hãy nêu một ví dụ cho thấy sự khác nhau rõ ràng trong hoạt động học tập khi chưa có và khi có các thiết bị công nghệ số hiện nay.

Trả lời:

So với khi chưa có máy tính, trong điều kiện có các thiết bị công nghệ số hiện nay, hoạt động học tập có những thay đổi sau:

+ Nguồn thông tin dồi dào hơn.

+ Nguồn thông tin được chia sẻ rộng rãi nhờ Internet.

+ Nguồn thông tin dễ tiếp cận hơn.

+ Nguồn thông tin có chất lượng cao hơn.

+ Dạy và học trực tuyến, từ xa.

+ Thảo luận nhóm và trao đổi bài tập trực tuyến.

 

Câu 14: Em hãy nêu ví dụ về một ứng dụng mà em cho là thông minh của những máy tính thế hệ mới.

Trả lời:

Ví dụ về một ứng dụng mà em cho là thông minh trên máy tính:

+ Phần mềm trình chiếu bài giảng PowerPoint.

+ Phần mềm học trực tuyến Google Meet, Zoom, Microsoft Team.

+ Phần mềm sử dụng công nghệ quản lý lớp học Schoology, Moodle,…

+ Phần mềm chỉ đường Google Maps.

+ Phần mềm lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin: Google Drive, OneDrive,…

 

Câu 15: Em hãy lấy dẫn chứng cho thấy những thay đổi lớn lao mà máy tính mang đến cho xã hội loài người.

Trả lời:

Máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người trong nhiều lĩnh vực:

- Lĩnh vực y tế:

+ Theo dõi sức khỏe thường xuyên.

+ Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường của cơ thể.

+ Gửi thông báo với người thân, cơ sở y tế hay dịch vụ cấp cứu.

- Lĩnh vực giáo dục:

+ Con người học tập mọi lúc, mọi nơi,

+ Giáo viên hỗ trợ HS từ xa.

+ Nhà khoa học, chuyên gia phổ biến kiến thức, kĩ năng hiệu quả.

- Lĩnh vực kinh tế:

+ Các giao dịch tăng nhanh chóng.

+ Nền kinh tế trở nên năng động hơn, phát triển hơn.

- Lĩnh vực quốc phòng:

+ Thiết bị bay quan sát vùng biển, vùng trời, lãnh thổ.

+ Những khí tài có tính tự động cao giúp bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng

- Lĩnh vực an toàn xã hội:

+ Camera an ninh: phát hiện hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng kịp thời xử lí, giữ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên.

Câu 16: Theo em, nên hay không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet? Tại sao? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời

- Không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet. Vì thông tin trên Internet có độ tin cậy khác nhau, có thể hướng dẫn chữa bệnh chưa được kiểm nghiệm và là giả. Nên khi làm theo hướng dẫn sẽ đem lại tác động không mong muốn.

- Ví dụ:

+ Trong thời buổi dịch bệnh, các phương pháp được đồn thổi rằng có thể ngăn ngừa hoặc chữa Covid-19 như tắm nắng hay bơi ngoài biển 10 phút một ngày; uống nước 15 phút một lần, luôn giữ cho họng ướt, nuốt vi rút xuống dạ dày thì axit dạ dày sẽ diệt vi rút; ăn hành, tỏi sống; uống vitamin C liều cao; tiêm vacxin phòng viêm phổi … đều đã bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc cơ quan y tế của chính phủ các nước bác bỏ.

+ Tin giả nhưng hiểm hoạ chết người là có thật. Tại Iran, có gần 300 người chết (trong đó có cả trẻ em) và hơn 1.000 ca ngộ độc rượu có methanol do tin đồn thất thiệt rằng uống chất cồn có thể diệt được vi rút SARS-CoV-2.

 

Câu 17: Từ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho ví dụ về việc khai thác các nguồn thông tin không đáng tin cậy có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Trả lời:

- Ví dụ một nội dung trên mạng là tin giả: Việc đánh răng quá nhiều gây hại cho răng, chỉ có ích (làm tăng doanh thu) cho nhà sản xuất.

→ Tác hại: Việc không đánh răng theo nhận định thiếu căn cứ gây mất vệ sinh răng miệng.

Câu 18: Em hãy đọc đoạn thông tin sau đây:

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vi-sao-cac-nuoc-muon-cam-tiktok-2121511.html

TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 trên toàn cầu với hơn 1 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Vậy vì sao TikTok, một nền tảng được giới trẻ yêu thích, lại trở thành trung tâm tranh cãi trên toàn cầu? Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên.

Trả lời:

- HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình kèm theo các lí giải.

- Ví dụ: Em đồng tình với việc cấm TikTok vì:

+ Ứng dụng này thu thập thông tin trái phép của người dùng;

+ Chứa nhiều tin giả, nhiều nội dung độc hại, không phù hợp với lứa tuổi, thậm chí có nhiều trẻ em vì bắt chước các thử thách trên Tiktok mà dẫn đến chết người;

+ Nhiều người sử dụng nghiện Tiktok, mất quá nhiều thời gian vào ứng dụng này, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc;...

 

Câu 19: Một số người có thói quen chụp ảnh, quay phim những gì họ gặp phải trong cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội. Theo em, thói quen này có thể dẫn đến vấn đề gì?

Trả lời:

Theo em, thói quen này có thể dẫn đến vấn đề vi phạm pháp luật. Vì khi quay phim, chụp ảnh có thể có hình ảnh của người khác, nếu không được sự đồng ý, cho phép thì người chụp ảnh, quay phim có thể bị kiện bởi hành vi đó là vi phạm pháp luật.

 

Câu 20: Em hiểu gì về vi phạm bản quyền? Em hãy tìm hiểu pháp luật quy định gì về quyền của tác giả đối với tác phẩm.

Trả lời

- Vi phạm quyền của tác giả là vi phạm bản quyền. Những sản phẩm số trên mạng rất dễ bị lấy, phát tán, sửa đổi, khó thu hồi, xóa bỏ, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

- Pháp luật quy định quyền của tác giả đối với tác phẩm như:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm, không cho người khác chỉnh sửa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay