Đáp án Lịch sử 9 kết nối tri thức Bài 19. Trật Tự Thế Giới Mới Từ Năm 1991 Đến Nay. Liên Bang Nga Và Nước Mỹ Từ Năm 1991 Đến Nay
File đáp án Lịch sử 9 kết nối tri thức Bài 19. Trật Tự Thế Giới Mới Từ Năm 1991 Đến Nay. Liên Bang Nga Và Nước Mỹ Từ Năm 1991 Đến Nay. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 19. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY. LIÊN BANG NGA VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
MỞ ĐẦU
Trong cuộc gặp gỡ không chính thức với Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ tại Man-ta (1989), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp đã phát biểu về Chiến tranh lạnh: "Chạy đua vũ trang, nghi ngờ, đấu tranh về tâm lí và ý thức hệ, tất cả những điều ấy nên để lại quá khứ".
Theo em, điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là gì? Những gì sẽ tiếp diễn sau khi quá khứ đó được khép lại? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đó.
Hướng dẫn chi tiết:
- Điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh nên đi đến hồi kết
- Sau khi quá khứ đó được khép lại, ngưỡng cửa của một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ- Xô sắp bắt đầu, vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự
- Tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đều bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các nước khác
- XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Câu hỏi 1: Trình bày xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.
Hướng dẫn chi tiết:
- Xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,.... Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, tích cực tham gia liên kết kinh tế trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Hoà bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên, nội chiến, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở một số khu vực
- Thế giới bị chi phối bởi hai cực – hai siêu cường: Mỹ và Liên Xô, bị phân chia thành hai hệ thống đối lập, luôn đối đầu lẫn nhau: hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu
- Trong sự chuyển biến đó, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự cạnh tranh của các cường quốc như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga
Câu hỏi 2: Vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực?
Hướng dẫn chi tiết:
- Từ đầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia, khu vực vươn lên cạnh tranh với Mỹ
- EU ngày càng lớn mạnh với quá trình liên kết sâu rộng. Nhật Bản đang tìm cách đạt được vị thế chính trị tương xứng. Liên bang Nga – quốc gia kế thừa chủ yếu tiềm lực, địa vị quốc tế của Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy
- Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) – từ năm 2010, đã và đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ
- LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Câu hỏi: Nêu tình hình chính trị, kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay
Hướng dẫn chi tiết:
- Tình hình chính trị:
+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới. Tháng 12 – 1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau đó những mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia vẫn âm ỉ kéo dài.
+ Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao. Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu – Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).....
- Tình hình kinh tế:
+ Thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường qua hai giai đoạn.
+ Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, hàng không - vũ trụ... vẫn là những ngành mũi nhọn của kinh tế Liên bang Nga
- NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Câu hỏi: Trình bày tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Hướng dẫn chi tiết:
- Tình hình chính trị:
+ Duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
+ Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối là lãnh đạo thế giới
+ Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
- Tình hình kinh tế:
+ Có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng
+ Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tư duy mô tả tóm tắt xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới sau năm 1991 đến nay
Hướng dẫn chi tiết:
Câu hỏi 2: Hãy lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.
Hướng dẫn chi tiết:
Lĩnh vực |
Liên bang Nga |
Mỹ |
Chính trị |
- Tình hình bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới - Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga - Những mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại vẫn âm ỉ kéo dài. - Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao |
- Duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà - Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối là lãnh đạo thế giới - Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực |
Kinh tế |
- Thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường - Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, hàng không - vũ trụ... vẫn là những ngành mũi nhọn |
- Có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng - Nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính |
Câu hỏi: Theo em, xu thế hình thành trật tự thế giới mới từ sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước?
Hướng dẫn chi tiết:
Thời cơ:
Mở cửa kinh tế: Việt Nam đã có cơ hội mở cửa kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận công nghệ và thị trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế: Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này tạo cơ hội hưởng lợi từ nguồn vốn, thị trường và công nghệ trong khu vực.
Thách thức:
Cạnh tranh kinh tế: Mở cửa kinh tế và hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối tác kinh tế mạnh. Để tồn tại và phát triển, Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường sản xuất, cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất lao động.
Biến đổi công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang tạo ra những thách thức mới. Việt Nam cần thích nghi với sự thay đổi này, đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực số hóa để đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu: Thách thức về biến đổi khí hậu đe dọa đến sự bền vững của Việt Nam. Quốc gia phải đối mặt với tăng nhiệt đới, tăng mực nước biển và thay đổi môi trường. Việt Nam cần đưa ra các chính sách và biện pháp thích ứng để bảo vệ môi trường và tăng cường sự chịu đựng của cộng đồng.