Đáp án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 bài 5: Hình chữ nhật - Hình vuông (P1)
File đáp án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 bài 5: Hình chữ nhật - Hình vuông (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án toán 8 chân trời sáng tạo
BÀI 5: HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH VUÔNG1. HÌNH CHỮ NHẬT
Hoạt động 1 trang 82 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Dùng thước đo góc để đo...
Đáp án:
Dùng thước đo góc ta xác định được:
A=90°,B=90°,C=90°,D=90°
Nhận xét: A=B=C=D=90°
Hoạt động 2 trang 82 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Cho ABCD là hình chữ nhật...
Đáp án:
- a) Ta có:
+ AB ⊥ AD, CD ⊥ AD
⇒AB // CD
+ AD ⊥ AB, BC ⊥ AB
⇒AD // BC
- b) Xét tứ giác ABCD có:
AB // CD
AD // BC
ABCD là hình bình hành.
⇒AD = BC (tính chất hình bình hành).
Xét ∆ABD và ∆BAC có:
BAD=ABC=90°
AB là cạnh chung;
AD = BC (cmt)
Do đó ∆ABD = ∆BAC (hai cạnh góc vuông).
Thực hành 1 trang 83 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Cho biết a, b, d lần lượt là độ dài các cạnh và đường chéo của một hình chữ nhật...
Đáp án:
a | 8 | 15 | 12 |
b | 6 | 3 | 5 |
d | 10 | 24 | 13 |
Hoạt động 3 trang 83 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Cho hình bình hành ABCD...
Đáp án:
a)
Do ABCD là hình bình hành
{AB // CD AD // BC
Do BADlà góc vuông ⇒AD ⊥ AB
Có:
+) {AB // CD AD ⊥ AB ⇒AD ⊥ CD
Hay ADClà góc vuông.
+) {AD // BC AD ⊥ AB ⇒BC ⊥ AB
Hay ABC là góc vuông.
- b) Xét hình bình hành ABCD có:
AB // CD
ABCD cũng là hình thang có hai cạnh đáy là AB và CD.
Lại có hai đường chéo AC = BD
ABCD là hình thang cân.
Do đó: {ABC=DCB BAD=CDA
Tương tự ta cũng có: BAD=ABC
BAD=ABC=DCB=CDA
Mà: BAD+ABC+DCB+CDA=360°
Hay 4BAD=360°, do đó BAD=90°
Vận dụng 1 trang 83 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Tìm bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế...
Đáp án:
Bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế: mặt bảng viết; mặt bìa quyển vở; màn hình ti vi, mặt tủ lạnh,…
Thực hành 2 trang 84 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Chỉ được sử dụng compa, hãy kiểm tra tứ giác ở Hình 6 có phải là hình chữ nhật hay không.
Đáp án:
Gọi tứ giác đã cho là ABCD (hình vẽ).
+ Dùng compa kiểm tra được AB = CD; AD = BC và AC = BD.
+ Tứ giác ABCD có AB = CD và AD = BC nên là hình bình hành.
Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.
Vận dụng 2 trang 84 sgk Toán 8 tập 1 CTST
- a) Hãy sử dụng eke sao cho chỉ sau ba lần đo ta có thể xác định...
Đáp án:
- a) Dùng êke ba lần ta đo ba góc:
DAB,ABC,BCDta được DAB=90o,ABC=90o,BCD=90o
Xét tứ giác ABCD có:
DAB=90oABC=90oBCD=90o
⇒ ABCD là hình chữ nhật.
- b) Sử dụng một cuộn dây:
+ Ta đo đoạn thẳng AB bằng cách đánh dấu 2 điểm trên đoạn dây sao cho hai điểm đánh dấu trùng với hai điểm A, B.
+ Đặt điểm đánh dấu thứ nhất trùng với điểm D và kiểm tra thấy điểm đánh dấu còn lại trùng với điểm C. Khi đó AB = CD.
+ Làm tương tự ta cũng xác định được AD = BC và AC = BD.
Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC nên là hình bình hành.
Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.
2. HÌNH VUÔNG
Hoạt động 4 trang 84 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Cho tứ giác ABCD có bốn góc bằng nhau...
Đáp án:
+ Tứ giác ABCD có bốn cạnh bằng nhau nên là hình thoi.
+ Tứ giác ABCD có bốn góc bằng nhau nên BAD=ABC=DCB=CDA
Mà BAD+ABC+DCB+CDA=360o
Hay 4BAD=360o, suy ra BAD=90o.
Do đó BAD=ABC=DCB=CDA=90o
ABCD là hình chữ nhật.
Vậy ABCD vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật.
Hoạt động 5 trang 85 sgk Toán 8 tập 1 CTST
Cho hình vuông MNPQ...
Đáp án:
+ MNPQ là hình vuông nên là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
+ Hình vuông MNPQ có bốn góc vuông nên là hình chữ nhật.
+ Hình vuông MNPQ có bốn cạnh bằng nhau nên là hình thoi.
Vậy hình vuông MNPQ vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
=> Giáo án dạy thêm toán 8 chân trời bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông