Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 tin học 8 kết nối (đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 8 kết nối cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn tin học 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chương trình là gì?
- A. Chương trình là một lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.
- B. Chương trình là tập hợp các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một văn bản.
- C. Chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một trò chơi.
- D. Chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.
Câu 2. Để xoá phần chân trang của văn bản, em thực hiện các bước như thế nào?
- A. Home Header & Footer Page Number Remove Page Numbers.
- B. Home Header & Footer Footer Edit Footer.
- C. Insert Header & Footer Footer Remove Footer.
- D. Insert Header & Footer Header Remove Header.
Câu 3. Có mấy cách mô tả thuật toán?
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. Để đưa vào trang chiếu đường dẫn đến một video (hay tài liệu khác), em cần thực hiện như thế nào?
- A. Chọn trang chiếu Chọn vị trí đặt liên kết References Media Link.
- B. Chọn trang chiếu Chọn vị trí đặt liên kết References Links Link.
- C. Chọn trang chiếu Chọn vị trí đặt liên kết Insert Action Link.
- D. Chọn trang chiếu Chọn vị trí đặt liên kết Insert Links Link.
Câu 5. Trong ngôn ngữ lập trình Scratch, phép toán nào trả lại kết quả là giá trị thuộc kiểu dữ liệu lôgic?
- A. Phép toán làm tròn số.
- B. Phép toán so sánh.
- C. Phép toán kết hợp.
- D. Phép toán cộng hai số tự nhiên.
Câu 6. Cấu trúc điều khiển nào trong ngôn ngữ lập trình trực quan được thể hiện bằng cách lắp ghép các khối lệnh theo trình tự của các hoạt động, từ trên xuống dưới?
- A. Cấu trúc tuần tự.
- B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
- C. Cấu trúc lặp có điều kiện kết thúc.
Câu 7. Hình trong sơ đồ khối thể hiện điều gì?
- A. Bắt đầu/Kết thúc chương trình.
- B. Điều kiện rẽ nhánh.
- C. Xử lý/Tính toán/Gán.
- D. Trả về giá trị.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Bản mẫu thường được thiết kế để sắp xếp và lọc dữ liệu.
- B. Bản mẫu được lưu dưới dạng một tệp có phần mở rộng là .pptx.
- C. Bản mẫu không gợi ý các nội dung cần có cho bài trình chiếu.
- D. Bản mẫu giúp bài trình chiếu có giao diện thống nhất, chuyên nghiệp mà không tốn thời gian.
Câu 9. Màu nâu thuộc nhóm màu nào?
- A. Nóng. B. Ấm. C. Trung tính. D. Lạnh.
Câu 10. Phép toán nào sau đây trả lại kết quả true?
- A. .
B. .
- C. .
D. .
Câu 11. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
a) Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có chức năng chỉ rõ lỗi lôgic.
b) Lỗi cú pháp là lỗi câu lệnh, tuy được viết đúng quy tắc nhưng thực hiện sai so với kịch bản.
c) Các lỗi cần được loại bỏ trước khi chương trình được coi là sản phẩm hoàn chỉnh và có thể chia sẻ với người khác.
d) Lỗi là những tình huống bất thường khi thực hiện chương trình.
e) Lỗi lôgic là lỗi viết câu lệnh sai quy tắc, làm cho chương trình không hoạt động.
f) Việc xác định lỗi lôgic không phải lúc nào cũng đơn giản.
- A. 3. B. 0. C. 5. D. 2.
Câu 12. Để đánh số trang vào vị trí giữa, bên dưới trang văn bản, em cần thực hiện như thế nào?
- A. Insert Header & Footer Page Number Bottom of Page/Plain Number 2.
- B. Insert Header & Footer Page Number Page Number Bottom of Page/Plain Number 2.
- C. Insert Header & Footer Page Number Format Page Numbers… Bottom of Page/Plain Number 2.
- D. Insert Header & Footer Page Number Remove Page Numbers.
Câu 13. Thuật toán so sánh hai giá trị có thể được mô tả bằng cấu trúc điều khiển nào trong môi trường lập trình trực quan?
- A. Cấu trúc dữ liệu.
- B. Cấu trúc lặp.
- C. Cấu trúc tuần tự.
- D. Cấu trúc rẽ nhánh.
Câu 14. Ngày Quốc tế trẻ em gái với công nghệ thông tin (International Girls in ICT Day) được tổ chức hàng năm bởi
- A. Liên minh Công nghệ Quốc tế của Liên Hợp Quốc.
- B. Liên minh Viễn thông Quốc tế của Liên Hợp Quốc.
- C. Liên minh Khoa học Quốc tế của Liên Hợp Quốc.
- D. Liên minh Giáo dục Quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Câu 15. Một số nghề nghiệp thuộc lĩnh vực tin học là
- A. vlogger, phát triển và thiết kế website, quản trị mạng,…
- B. lập trình ứng dụng điện thoại, streamer, phát triển phần mềm,…
- C. tester, bán hàng online, quản trị cơ sở dữ liệu,…
- D. quản trị mạng, thiết kế đồ hoạ, lập trình ứng dụng điện thoại,…
Câu 16. Trong môi trường lập trình trực quan, thuật toán kiểm tra tính chẵn lẻ của một số tự nhiên có thể được mô tả bằng cấu trúc điều khiển nào?
- A. Cấu trúc lặp có điều kiện kết thúc.
- B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết.
- C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
- D. Cấu trúc lặp với số lần định trước.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Không sử dụng quá nhiều màu trên một trang chiếu (bao gồm cả màu nền, màu chữ, …).
- B. Nên chọn màu văn bản có độ tương đồng cao với màu nền.
- C. Bài trình chiếu về chủ đề giáo dục nên dùng gam màu trung tính.
- D. Các màu lạnh như xanh, tím, … giúp người xem bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu.
Câu 18. Trong Scratch, nhóm lệnh nào dùng để tạo biểu thức?
- A. Nhóm lệnh Các phép toán.
- B. Nhóm lệnh Cảm biến.
- C. Nhóm lệnh Sự kiện.
- D. Nhóm lệnh Các biến số.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tin học đang thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành nghề, thu hút một số lượng lớn lao động của xã hội tham gia.
- B. Người được coi là lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một phụ nữ người Anh.
- C. DigiGirlZ là chiến dịch toàn cầu do tập đoàn Microsoft khởi xướng nhằm truyền cảm hứng cho các học sinh nữ Tiểu học và Trung học cơ sở theo đuổi các ngành nghề khoa học – công nghệ, trong đó có lĩnh vực tin học.
- D. Tỉ lệ nữ giới làm việc trong các ngành nghề tin học so với nam giới còn khá thấp.
Câu 20. Phương án nào không phải là ứng dụng của tin học trong lĩnh vực báo chí?
- A. Khám bệnh từ xa.
- B. Chỉnh sửa ảnh, video dễ dàng.
- C. Báo điện tử.
- D. Nhận hình ảnh tức thì từ sân vận động được chụp bởi một đồng nghiệp khác để biên tập thành một bài báo.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Đầu trang và chân trang lần lượt là phần dưới cùng và trên cùng của văn bản.
- B. Đầu trang và chân trang không thể chứa hình ảnh hay hình đồ hoạ.
- C. Số trang trong văn bản không được đánh tự động và được đặt ở đầu trang hoặc chân trang.
- D. Các thông tin đặt trong phần đầu trang và chân trang sẽ tự động xuất hiện ở tất cả các trang trong văn bản sau khi tạo.
Câu 22. Em có thể tạo hiệu ứng cho các trang chiếu bằng dải lệnh nào?
- A. Transitions.
- B. Animations.
- C. Slide Show.
- D. Design.
Câu 23. Em không thể thực hiện thao tác nào sau đây với bản mẫu?
- A. Chia sẻ.
- B. Chỉnh sửa.
- C. Tạo mới.
- D. Tái sử dụng.
Câu 24. Nghề nào dưới đây không liên quan đến ứng dụng tin học?
- A. Vlogger.
- B. Hair Stylist.
- C. Bán hàng online.
- D. Streamer.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trong lập trình, biến được dùng để làm gì?
b) Em hãy nêu các phép toán lôgic trong ngôn ngữ lập trình Scratch.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu hai phương pháp phổ biến để phát hiện lỗi lôgic trong chương trình.
Câu 3 (1,0 điểm). Ứng dụng tin học hỗ trợ làm việc nhóm và mở rộng phạm vi làm việc như thế nào?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2023 - 2024)
MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 9a. Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản | 1 | 1 | 1 | 3 | 0,75 | ||||||
Bài 10a. Định dạng nâng cao cho trang chiếu | 1 | 1 | 1 |
3
| 0,75 | ||||||
Bài 11a. Sử dụng bản mẫu tạo bài trình chiếu | 1 | 2 | 3 | 0,75 | |||||||
Bài 12. Từ thuật toán đến chương trình | 3 | 3 | 0,75 | ||||||||
Bài 13. Biểu diễn dữ liệu | 1 | 1 | 2 | 3 | 1 | 2,75 | |||||
Bài 14. Cấu trúc điều khiển | 2 | 1 | 3 | 0,75 | |||||||
Bài 15. Gỡ lỗi | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,25 | ||||||
Bài 16. Tin học với nghề nghiệp | 3 | 2 | 1 | 5 | 1 | 2,25 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 7 | 1 | 10 | 2 | 6 | 0 | 1 | 0 | 24 | 3 | 10 |
Điểm số | 1,75 | 2,0 | 2,5 | 2,0 | 1,5 | 0 | 0,25 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 3,75 điểm 37,5% | 4,5 điểm 45% | 1,5 điểm 15% | 0,25 điểm 2,5% | 10 điểm 100% | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2023 - 2024)
MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) |
TL
| TN | |||
ỨNG DỤNG TIN HỌC | 0 | 9 | ||||
Bài 9a. Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản |
Nhận biết
| - Nhận biết được phần đầu trang, chân trang và số trang của văn bản. - Thực hiện được các thao tác: đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Tác dụng của phần đầu trang, chân trang và số trang. | 1 | C21 | |||
Vận dụng | - Tạo được sản phẩm là văn bản có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế. | 1 | C12 | |||
Bài 10a. Định dạng nâng cao cho trang chiếu |
Nhận biết
| - Nhận biết được tính chất của các màu sắc. - Thực hiện được các thao tác: đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang. | 1 | C9 | ||
Thông hiểu | - Chọn đặt được màu sắc, cỡ chữ hài hoà và hợp lí với nội dung. | 1 | C17 | |||
Vận dụng cao | - Tạo được sản phẩm là bài trình chiếu có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế. | 1 | C22 | |||
Bài 11a. Sử dụng bản mẫu tạo bài trình chiếu | Thông hiểu | - Hiểu được lợi ích của việc sử dụng bản mẫu tạo bài trình chiếu. | 1 | C8 | ||
Vận dụng | - Sử dụng được các bản mẫu (template). - Đưa được vào trong trang chiếu đường dẫn đến video hay tài liệu khác. | 2 | C4 C23 | |||
Vận dụng cao | - Tạo được các sản phẩm số phục vụ học tập, giao lưu và trao đổi thông tin. | |||||
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 2 | 10 | ||||
Bài 12. Từ thuật toán đến chương trình | Thông hiểu | - Hiểu được chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán. - Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán. | 3 | C1 C3 C7 | ||
Vận dụng | - Tạo được một chương trình đơn giản. | |||||
Bài 13. Biểu diễn dữ liệu | Nhận biết | - Nhận biết được các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Scratch. - Nêu được khái niệm hằng, biến, kiểu dữ liệu, biểu thức. | 1 | 1 | C1 | C5 |
Vận dụng | - Sử dụng được các khái niệm hằng, biến, kiểu dữ liệu, biểu thức ở các chương trình đơn giản trong môi trường lập trình trực quan. | 2 | C10 C18 | |||
Bài 14. Cấu trúc điều khiển | Thông hiểu | - Hiểu được các cấu trúc điều khiển trong ngôn ngữ lập trình trực quan. | 2 | C6 C13 | ||
Vận dụng | - Thể hiện được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp ở chương trình trong môi trường lập trình trực quan. | 1 | C16 | |||
Bài 15. Gỡ lỗi | Nhận biết | - Nhận biết và phân loại được các loại lỗi trong chương trình. | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được hai phương pháp phổ biến để phát hiện lỗi lôgic trong chương trình và cách sửa lỗi. | 1 | C2 | |||
Vận dụng | - Chạy thử, tìm lỗi và sửa được lỗi cho chương trình. | |||||
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC | 1 | 5 | ||||
Bài 16. Tin học với nghề nghiệp | Nhận biết | - Nêu được một số nghề nghiệp mà ứng dụng tin học sẽ làm tăng hiệu quả công việc. - Nêu được tên một số nghề thuộc lĩnh vực tin học và một số nghề liên quan đến ứng dụng tin học. | 3 | C15 C20 C24 | ||
Thông hiểu | - Nhận thức và trình bày được vấn đề bình đẳng giới trong việc sử dụng máy tính và trong ứng dụng tin học, nêu được ví dụ minh hoạ. | 1 | 2 | C3 | C14 C19 |