Đề thi cuối kì 1 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Công dân 7 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Chữ tín là gì?

A. Sự kì vọng vào người khác. 

B. Sự tự tin vào bản thân mình.

C. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân. 

D. Niềm tin của con người đối với nhau. 

Câu 2 (0,25 điểm). Biểu hiện của giữ chữ tín là gì? 

A. Thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.

B. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

C. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. 

D. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.  

Câu 3 (0,25 điểm). Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải 

A. tôn trọng mọi người. 

B. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 

C. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 

D. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. 

Câu 4 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. 

B. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

C. Thực hiện đúng như lời hứa. 

D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,…

B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực. 

C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.  

D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

Câu 6 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây là không đúng khi bàn về đức tính giữ chữ tín? 

A. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình. 

B. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.

C. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

D. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 7 (0,25 điểm). Bình đã nhiều lần vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học. Mặc dù Bình đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Bình cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào số đầu bài. Việc làm đó của Bình thể hiện điều gì?

A. Bình là người tôn trọng người khác. 

B. Bình là người không giữ chữ tín. 

C. Bình là người giữ chữ tín. 

D. Bình là người không tôn trọng người khác. 

Câu 8 (0,25 điểm). Trong các trường hợp dưới đây, nhân vật nào chưa biết giữ chữ tín? 

A. Vy hứa sẽ giúp Duy học tốt môn Tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng Vy vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn Duy. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của Duy đã tiến bộ. 

B. Quách hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà Vũ để giúp bạn học Toán. Sáng chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Quách vẫn sang nhà bạn như đã hứa. 

C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng để bán lấy lời mà không màng đến uy tín buôn bán lâu nay của trang trại.

D. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui. 

Câu 9 (0,25 điểm). Di sản văn hóa là

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

B. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

C. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

D. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Câu 10 (0,25 điểm). Di sản văn hoá vật thể là gì? 

A. Sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

C. Sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

D. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

Câu 11 (0,25 điểm). “Những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Văn hóa nghệ thuật.

B. Di sản phi vật thể.

C. Di sản vật thể.

D. Di sản văn hóa. 

Câu 12 (0,25 điểm). Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?

A. Di vật, cổ vật.

B. Bảo vật quốc gia. 

C. Di sản văn hóa.

D. Di sản lịch sử. 

Câu 13 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là không đúng khi bàn về di sản văn hoá?

A. Di sản văn hoá là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.

B. Di sản văn hoá làm chúng ta giảm khả năng phát triển và sáng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau. 

C. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội. 

D. Di sản văn hoá góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Câu 14 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa?

A. Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân. 

B. Kịch liệt phản đối, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

C. Buôn bán, trao đổi, cho tặng cổ vật không có giấy phép. 

D. Làm bản sao cổ vật nhằm mục đích cá nhân mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước.

Câu 15 (0,25 điểm). Khi tranh luận về di sản văn hoá của dân tộc, các bạn lớp Tuấn có các ý kiến khác nhau. Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...

B. Di sản văn hoá của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày. 

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước. 

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra. 

Câu 16 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?

A. Chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế. 

B. Các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế. 

C. Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng là một trong những cách thức nhằm bảo tồn di sản văn hóa.

D. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền là cách thức nhằm bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 17 (0,25 điểm). Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.

B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.

C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.

D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.

Câu 18 (0,25 điểm). Đâu không phải biểu hiện của những tình huống gây căng thẳng?

A. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.

B. Là những tình huống làm cho con người suy sụp, rơi vào vực thẳm chết chóc và không thể gượng lại được.

C. Là những tình huống làm ta cảm thấy khó chịu trong người, cần phải đi ăn hay làm gì đó.

D. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tích cực về thể chất và tinh thần của con người.

Câu 19 (0,25 điểm). Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là

A. tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.

B. sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

C. những thành công ở giai đoạn đầu.

D. sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.

Câu 20 (0,25 điểm). Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?

A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.

B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.

C. Suy nghĩ tích cực.

D. Viết nhật kí.

Câu 21 (0,25 điểm). Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là

A. gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

B. luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.

C. luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này.

Câu 22 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của sự căng thẳng?

A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng.

B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng.

C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng.

D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng.

Câu 23 (0,25 điểm). “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?

A. X đã sút trượt rất nhiều.

B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực.

C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.

D. X không bị căng thẳng.

Câu 24 (0,25 điểm). Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?

A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ

B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.

C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.

D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Hãy nêu một số tình huống căng thẳng thường gặp trong cuộc sống.

b. Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. 

Trong tình huống này bạn A nên khắc phục như nào?

     Câu 2 (2,0 điểm). 

a. Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?

b. Có ý kiến cho rằng:“Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 4: Giữ chữ tín

4

0

2

0

2

0

0

1

8

1

3,0

  

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

4

1

3

0

1

0

0

0

8

1

3,0

  

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4

0

3

1

1

1

0

0

8

2

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

10,0

  

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 4

8

1

8

1

Giữ chữ tín

Nhận biết

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu

Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

2

0

C5, C6

Vận dụng

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

2

0

C7, C8

Vận dụng cao

Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

1

C2 ý b

(TL)

BÀI 5

8

1

8

1

Bảo tồn di sản văn hóa

Nhận biết

Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

4

1

C9, C10, C11, C12

C2 ý a

(TL)

Thông hiểu

Trình bày được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

3

C13, C14, C15

Vận dụng

Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

1

C16

BÀI 6 

8

2

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nhận biết

Nêu được các tỉnh huống thường gây căng thẳng.

4

C17, C18, C19, C20

Thông hiểu

Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

3

1

C21, C22, C23

C1 ý a (TL)

Vận dụng

Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

1

1

C24

C1 ý b (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay