Đề thi cuối kì 1 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Công dân 7 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Giữ chữ tín là gì?

A. Tôn trọng mọi người.

B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.

D. Yêu thương, tôn trọng mọi người. 

Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: “Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm...”

A. kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.

C. ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 

D. được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,…

Câu 3 (0,25 điểm). Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ 

A. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. 

B. khó hợp tác với nhau trong công việc. 

C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. nhận được sự tin tưởng của người khác. 

Câu 4 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người. Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”

A. giữ chữ tín, giữ lời hứa.

B. giữ niềm tin.

C. giữ chữ hiếu.

D. giữ đạo đức.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

B. Chỉ cần giữ lời hứa, chân thành đối với người thân.

C. Người không giữ chữ tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

D. Chữ tín trong cuộc sống rất quan trọng với tất cả mọi người.  

Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

C. Mượn dồ của bạn quên không trả.

D. Chỉ hứa suông.

Câu 7 (0,25 điểm). Bà Phương có mở một cửa hàng bán rau sạch. Bà luôn quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là đem đến niềm vui và bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Nhiều lần bà Canh ngõ lời bảo bà Phương sử dụng thuốc tăng trưởng cho rau nhanh phát triển, vừa rẻ, rau xanh mơn mởn lại còn nhanh thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý.

Việc làm đó của bà Phương thể hiện điều gì?

A. Bà Phương là người tốt bụng. 

B. Bà Phương là người thật thà, chất phác. 

C. Bà Phương là người giữ chữ tín. 

D. Bà Phương là người kiên định. 

Câu 8 (0,25 điểm). Câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì?

A. Lòng vị tha. 

B. Lòng trung thành. 

C. Giữ chữ tín. 

D. Lòng chung thủy. 

Câu 9 (0,25 điểm). Thế nào là di sản văn hóa?

A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

B. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

C. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

D. Sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Câu 10 (0,25 điểm). Di sản văn hóa không bao gồm những loại nào sau đây?

A. Di sản văn hoá

B. Di sản văn hóa vật thể. 

C. Di sản văn hóa phi vật thể. 

D. Di sản phi văn hóa.

Câu 11 (0,25 điểm). Di sản phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức nào sau đây? 

A. Truyền miệng, truyền nghề, trình diễn.

B. Truyền miệng, truyền nghề, điêu khắc.

C. Truyền miệng, khắc họa, trình diễn.

D. Phác họa, truyền nghề, trình diễn.

Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa?

A. Góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

B. Góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới. 

C. Giao lưu văn hoá và hợp tác phát triển kinh tế, xã hội bền vững. 

D. Góp phần phá hủy các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới. 

Câu 13 (0,25 điểm).  Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về di sản văn hóa?

A. Di sản văn hoá là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng.

B. Mê tín dị đoan, hủ tục, tư tưởng lạc hậu là một phần di sản phi vật thể của dân tộc.

C. Di sản văn hoá là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

D. Di sản văn hoá đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.

Câu 14 (0,25 điểm). Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 

B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. 

C. Đào bởi trái phép địa điểm khảo cổ. 

D. Bảo tồn, không sờ tay vào các hiện vật lịch sử.

Câu 15 (0,25 điểm). Khi tranh luận về di sản văn hoá của dân tộc, các bạn lớp Tuấn có các ý kiến khác nhau. 

Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...

B. Di sản văn hoá của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày. 

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước. 

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra. 

Câu 16 (0,25 điểm). Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

A. 14.                          B. 15.                              C. 16.                              D. 17. 

Câu 17 (0,25 điểm). Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng?

A. Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn.

B. Bị bạn bè xa lánh.

C. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm.

D. Được các bạn rủ đi chơi. 

Câu 18 (0,25 điểm). Đâu không phải là cách giải quyết hợp lí cho X trong trường hợp: “X cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày”?

A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.

B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.

C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.

D. X nên giấu kín không để cho người khác biết.

Câu 19 (0,25 điểm). Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là

A. gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

B. luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.

C. luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này.

Câu 20 (0,25 điểm). Đâu là một trong những cách để ứng phó với căng thẳng?

A. Làm nhiều bài tập đến đêm khuya.

B. Không tâm sự với ai.

C. Suy nghĩ tiêu cực.

D. Viết nhật kí.

Câu 21 (0,25 điểm). Đâu không phải một biệu hiện khi căng thẳng?

A. Cơ thể mệt mỏi.

B. Mặt tái ngắt, tim ngừng đập.

C. Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung.

D. Dễ cáu gắt, tức giận.

Câu 22 (0,25 điểm). Đâu không phải là một cách để ứng phó với căng thẳng?

A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức

B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú

C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa

D. Giải thoát bằng cách tiêu cực.

Câu 23 (0,25 điểm). Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là

A. gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

B. luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.

C. luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này.

Câu 24 (0,25 điểm). “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, T đã có một suất trong đội hình ra sân. T đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho T?

A. T đã sút trượt rất nhiều.

B. Trận đấu quá căng thẳng, làm T chịu áp lực.

C. T một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì T không có người đến cổ vũ.

D. T không bị căng thẳng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Trình bày ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

b. Di sản văn hóa bao gồm mấy loại? Lấy ví dụ về từng loại.

     Câu 2 (2,0 điểm). 

a. P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy cẳng thẳng. 

Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

b. Trình bày các biện pháp ứng phó căng thẳng.

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 4: Giữ chữ tín

4

0

2

0

2

0

0

1

8

1

3,0

  

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

4

1

3

0

1

0

0

0

8

1

3,0

  

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4

0

3

1

1

1

0

0

8

2

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

10,0

  

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 4

8

1

8

1

Giữ chữ tín

Nhận biết

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu

Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

2

0

C5, C6

Vận dụng

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

2

0

C7, C8

Vận dụng cao

Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

1

C1 ý a

(TL)

BÀI 5

8

1

8

1

Bảo tồn di sản văn hóa

Nhận biết

Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

4

1

C9, C10, C11, C12

C1 ý b

(TL)

Thông hiểu

Trình bày được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

3

C13, C14, C15

Vận dụng

Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

1

C16

BÀI 6 

8

2

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nhận biết

Nêu được các tỉnh huống thường gây căng thẳng.

4

C17, C18, C19, C20

Thông hiểu

Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

3

1

C21, C22, C23

C2 ý a (TL)

Vận dụng

Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

1

1

C24

C2 ý b (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay