Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

A. Đánh úp sọt trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

B. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

C. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng Ngày độc lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

D. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

Câu 2. Từ năm 1951 đến năm 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?

A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951).

B. Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (3-3-1951).

C. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miến – Lào”.

D. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I (1-5-1952).

Câu 3. Mặt trận Liên hợp quốc dân Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở hợp nhất của hai tổ chức nào?

A. Hội Liên Việt và Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng Đông Dương. 

B. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Đông Dương độc lập Đồng minh. 

C. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. 

D. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng mình.

Câu 4. Ngày 19 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?

A. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).

Câu 5. Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.

C. Khóa chặt biên giới Việt – Trung. 

D. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 6.Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì? 

A. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.

B. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 7. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

A. Hồ Chí Minh.                                            B. Hoàng Văn Thái.

C. Văn Tiến Dũng.                                         D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 8. Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 

A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”.

B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”.

Câu 9. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là 

A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.                  B. cả nước độc lập, thống nhất. 

C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.        D. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Câu 10. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là

A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.                 B. đất nước chưa được thống nhất.

C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.       C. cả nước độc lập, thống nhất.

Câu 11. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Giải phóng giai cấp nông dân.                    B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Khôi phục kinh tế.                                      D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa

Câu 12. Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)? 

A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam.

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.

Câu 13. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? 

A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.

Câu 14. Vì sao Mỹ lại chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam? 

A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.

B. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam.

C. Phong trào “Đồng khởi” đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.

D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.

Câu 15. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Quan trọng nhất.                                                  B. Cơ bản nhất.

C. Quyết định nhất.                                                  D. Quyết định trực tiếp.          

Câu 16. Nguồn chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam giai đoạn 1965-1968 tăng gấp bao nhiêu lần so với giai đoạn 1961-1965?

A. 8 lần.                           B. 9 lần.                           C. 10 lần.               D. 11 lần.

Câu 17. Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột biên giới vào thời gian nào?

A. sau 30-04-1975.                                         B. tháng 02-1975 đến tháng 04-1977.

C. tháng 04-1977.                                          D. sau 30-04-1975 đến tháng 04-1977.

Câu 18. Ngày 07-01-1979, diễn ra sự kiện gì?

A. Giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh.

B. Trung Quốc khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc Việt Nam.

C. Thành lập huyện đảo Hoàng sa.

D. Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam.

Câu 19. Quân Pôn Pốt đã huy động bao nhiêu sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam?

A. 22 sư đoàn.                                                B. 21 sư đoàn.

C. 20 sư đoàn.                                                D. 19 sư đoàn.

Câu 20.Để không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, cần

A. phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.

C. đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống mỗi người Việt Nam.

D. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Câu 21. Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?

A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.

B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.

C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.

D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Xây dựng nhà ở cho người dân.

B. Tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử.

C. Nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

D. Thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo.

Câu 23. Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành? 

A. Luật Biển Việt Nam.                                  B. Luật Kinh tế Việt Nam.

C. Luật Hàng hải Việt Nam.                            D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.

Câu 24. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam khi buộc Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam được đăng trên báo nào?

A.Báo Cộng sản.                                            B. Báo Nhân dân.

C. Báo Thanh niên.                                        D. Báo Người cùng khổ.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Bât kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

       (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)

a. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn dân.

b. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn diện.

c. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh trường kì.

d. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh tự lực cánh sinh.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“... Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...”

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập, 4, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.534)

a. Văn kiện là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946. 

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến.

c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện nét độc đáo, đặc sắc nhất trong đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở hai chữ “toàn dân”.

d. Những tư tưởng mang tính thời đại được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“… Con đường phát triển cơ bản của Cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân… Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lự lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

(Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành

 Trung ương Đảng (1959), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập,

Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.82)

a. Nghị quyết phản ánh sự chủ động. linh hoạt điều chỉnh sách lược của Đảng Lao động Việt Nam đối với cách mạng miền Nam.

b. Nghị quyết khẳng định sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.

c. Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Na, (năm 1059) mở ra bước ngoặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.

d. Con đường duy nhất lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam là sử dụng lực lượng vũ trang.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“… Con hiểu lòng mẹ héo hon, đau xót khi con của mẹ còn phải lăn mình trong lửa đạn, những lá thư của con, của các em gửi đến mẹ chỉ nói lên một phần vạn sự gian khổ ác liệt… lòng con bao giờ cũng ao ước được trở về với mẹ với ba, với miền Bắc ngàn vạn yêu thương”. 

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn,

 Hà Nội, 2023, tr.252 – 253)

a. Đoạn tư liệu phản ánh nỗi buồn và bi quan của những người con khi phải xa gia đình vì chiến tranh.

b. Đoạn tư liệu phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh.

c. Đoạn tư liệu là minh chứng về tình cảm gia đinhg sâu nặng và trách nhiệm của người trẻ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

d. Đoạn tư liệu phản ánh nỗi đau và sự chia cắt đất nước trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

5

2

2

1

2

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

2

5

4

6

4

2

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

1

1

2

0

1

0

TỔNG

8

9

7

7

7

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

5

C1, C2. C3

C1a, C1b, C1c, C1d, C2a

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C2b

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

2

C7, C8

C2c, C2d

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C9, C10. C11

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C3a, C3b, C3c, C3d

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C17, C18, C19

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C4a, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay