Đề thi giữa kì 1 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
`SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Tại Hội nghị Tê-hê-ran, ba nước nào khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc?
A. Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc.
B. Nga, Pháp, Việt Nam.
C. Liên Xô, Anh, Nhật Bản.
D. Liên Xô, Mỹ, Anh.
Câu 2. Đâu không phải là vai trò của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế.
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và nâng cao đời sống người dân.
D. Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội.
Câu 3. Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới.
B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.
C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,...
Câu 4. Tổ chức nào có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa các dân tộc nhằm mục tiêu toàn cầu về phát triển văn hóa, xã hội, phát triển bền vững,...
A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO).
B. Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).
C. Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học (UNESCO).
D. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Câu 5. Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ quyết định Hội nghị I-an-ta gồm những nước nào?
A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ.
B. Liên Xô, Mỹ, Anh.
C. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Mỹ.
Câu 6. Đâu không phải là lí do dẫn đến tình hình căng thẳng của Mỹ và Liên Xô?
A. Tăng cường chạy đua vũ trang.
B. Thành lập các liên minh quân sự ở nhiều khu vực trên thế giới.
C. Kinh tế thế giới bắt đầu khủng hoảng.
D. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự.
Câu 7. Ý nghĩa của thắng lợi cách mạng Trung Quốc năm 1949 là
A. làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Trung Quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
B. chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
C. đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
D. phá vỡ âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở cùng Đông Bắc Trung Quốc.
Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực I-an-ta?
A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949.
B. Sự ra đời của khối quân sự Nato.
C. Cuộc chiến nội chiến Triều Tiên.
D. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 9. Xu thế đa cực được thể hiện rõ trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XI.
B. Đầu thế kỉ XX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 10. Đa cực là gì?
A. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới với những xu thế phát triển chính (kinh tế là trọng tâm; toàn cầu hóa; đối thoại, hợp tác; đa cực trong quan hệ quốc tế) và không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
B. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
C. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới mà trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh, ưu thế áp đảo của một quốc gia so với các quốc gia còn lại.
D. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới mà trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh và một trung tâm thông qua quyết định, đã tác động rất lớn tới nền an ninh của tất cả các quốc gia nằm trong khuôn khổ của hệ thống đơn cực đó.
Câu 11. Nguyên nhân nào thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa?
A. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh.
B. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh; sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ.
D. Sự đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 12. Cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 của lực lượng khủng bố đã làm
A. trung tâm thương mại thế giới sụp đổ gây thiệt hại lớn về người và của.
B. thủ đô Mỹ sụp đổ hoàn toàn, nhiều của cải vật chất bị phá hủy.
C. trụ sở Liên hợp quốc bị phá hủy.
D. thủ đô nước Anh bị sụp đổ.
Câu 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là
A. ASEAN.
B. UNICEF.
C. UNESCO.
D. WTO.
Câu 14. Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
A. Đây là lần đầu tiên 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất.
B. Vì ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên.
C. ASEAN quyết định lập diễn đàn khu vực (ARF).
D. Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
Câu 15. Đâu không phải là mục đích khi thành lập ASEAN?
A. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia châu Á.
C. Tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới.
D. Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng.
Câu 16. Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN:
“Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.
A. (1) kinh tế, (2) xã hội.
B. (1) kinh tế, (2) chính trị.
C. (1) an ninh, (2) chính trị.
D. (1) kinh tế (2) văn hóa.
Câu 17. Mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á được tuyên bố ở
A. Hội nghị Diên Hồng.
B. Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển.
C. Hội nghị quốc tế về Đông Dương.
D. Tuyên bố Băng Cốc (1967).
Câu 18. Ngày 21/11/2015, ASEAN ra Tuyên bố Cu-la-Lăm-pơ về việc gì?
A. Thành lập Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN.
B. Thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC, APEC, ASCC.
C. Thành lập Cộng đồng ASEAN.
D. Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN?
A. Tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển.
B. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh.
C. Nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
D. Tạo dựng sự cạnh tranh, phát triển kinh tế của các quốc gia.
Câu 20. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây?
Theo Tầm nhìn ASEAN 2020: “Toàn bộ……….(1) ……….sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một……….(2) ……….của khu vực.
(Nguồn: Cổng thông tin ASEAN – Việt Nam)
A. (1). khu vực; (2). định hướng chung.
B. (1) Đông Nam Á; (2). bản sắc chung.
C. (1). các quốc gia trong khu vực; (2). mục tiêu chung.
D. (1). ASEAN; (2). ràng buộc chung.
Câu 21. Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.
B. Góp phần vào chiến thắng của phe Đồng minh chống phát xít.
C. Mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 23. Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:
“Chẳng những giai cấp ... và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp ... và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.25)
A. lao động.
B. nông dân.
C. công nhân.
D. thương binh.
Câu 24. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là
A. Nhân nhượng với kẻ thù.
B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
C. Linh hoạt, mềm dẻo, không khéo nhưng cương quyết giữ vững độc lập chính quyền lãnh thổ.
D. Cương quyết trong đấu tranh.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lí;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
a. Các thành viên Liên hợp quốc cam kết từ bỏ vũ lực.
b. Các thành viên Liên hợp quốc không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
c. Liên hợp quốc công nhận chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của bất kì quốc gia nào.
d. Nguyên tắc của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Những quyết định của Hội nghị cấp cao I-an-ta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vị thế lực trên cơ sở thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta)”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224)
a. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã xác lập cục diện hai cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế.
b. Tác động quan trọng nhất của của Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quốc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô.
c. Hội nghị cấp cao I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
d. Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong thập niên 1990, các nước ASEAN đã xúc tiến việc thực hiện những mục tiêu của Tuyên bố ZOPFAN nhằn biến Đông Nam Á thành khu vực tự do, hòa bình hoặc trung lập. Từ tháng 12-1987, Hội nghị cấp cao ASEAN-3 tại Ma-ni-la, các nước ASEAN đã khẳng định quyết tâm biến Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-5 ở Băng Cốc (12-1995), các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí kết Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)”.
(Linh Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến nay,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.839)
a. Tuyên bố ZOPFAN có mục tiêu biến Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.
b. SEANWFZ là tên viết tắt của Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
c. SEANWFZ được kí kết vào tháng 12-1987 tại Ma-ni-la.
d. Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình hợp tác an ninh và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á của ASEAN.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoái vị] thì trên kì đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm… rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ,…”.
(Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc,
NXB Thuận Hóa, Huế, 1987, tr.86)
a. Vua Bảo Đại thoái vị là mốc đánh dấu sự toàn thắng của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b. Đoạn tư liệu chứng tỏ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước.
c. Nội dung đoạn tư liệu phản ánh sự kiện vua Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945 tại Huế.
d. Đoạn tư liệu khẳng định chế độ quân chủ ở Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
…………………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 8 | 2 | 2 | 0 | 5 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 0 | 5 | 5 | 1 | 4 | 5 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 |
TỔNG | 8 | 7 | 9 | 1 | 9 | 6 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH | ||||||||
Bài 1. Liên hợp quốc | Nhận biết | Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. | 1 | 4 | C1 | C1a, C1b, C1c, C1d | ||
Thông hiểu | Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc. | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 2 | C2, C3 | ||||
Vận dụng | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 1 | C4 | |||||
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 1 | C5 | C3c, C3d | |||
Thông hiểu | Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 1 | C6 | C3a | ||||
Vận dụng | Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới. | 2 | C7, C8 | C3b | ||||
Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. | 2 | C9, C10 | ||||
Thông hiểu | Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. | Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. | 1 | C11 | ||||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. | 1 | C12 | |||||
CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ | ||||||||
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 1 | C13 | C2a, C2d | |||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 2 | C14, C15 | C2b, C2c | ||||
Vận dụng | Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN. | 1 | C16 | |||||
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 2 | C17, C18 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 1 | C19 | |||||
Vận dụng | Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên. | 1 | C20 | |||||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | ||||||||
Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. háng | 1 | C21 | C4c, C4d | |||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. | 1 | C22 | C4a, C4b | ||||
Vận dụng | Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam. | 2 | C23, C24 |