Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. 2 – 9 – 1945.

B. 22 – 9 – 1945.

C. 19 – 9 – 1945.

D. 23 – 9 – 1945.

Câu 2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong các đô thị.

C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.

D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 3. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1947 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.

B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.

D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 4. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.

B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

D. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là 

A. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 

B. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. 

C. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi. 

D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.

Câu 6.Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thắng lợi đã 

A. Phá vỡ thế bao vây của quân Pháp cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc. 

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh – thắng nhanh” của thực dân Pháp. 

C. Đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. 

D. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian.

Câu 7. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

D. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952.

Câu 8. Số máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là 

A. 3000 chiếc.                                      B. hàng trăm chiếc.

C. nhiều chiếc.                                     D. 16 chiếc.

Câu 9. Nhân dân miền Nam đứng lên khởi nghĩa bắt đầu từ cuộc nổi dậy ở

A. Trà Bồng (Quảng Ngãi), Định Thủy (Bến Tre).

B. Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận).

C. Trà Bồng (Quảng Ngãi), Bác Ái (Ninh Thuận).

D. Định Thủy (Bến Tre), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

Câu 10. Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền nào?

A. Mỹ - Diệm.

B. Pháp.

C. Nhật.

D. Đức.

Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ? 

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966. 

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967. 

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 12. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là 

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới.

D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 13. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với Việt Nam?

A. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng.

B. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.

D. Mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 14. Vì sao Mỹ lại chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam? 

A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.

B. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam.

C. Phong trào “Đồng khởi” đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.

D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.

Câu 15. Tội ác man rợ nhất mà Mỹ gây ra cho nhân dân miền Bắc là gì? 

A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

B. Ném bom vào khu đông dân, trường học nhà trẻ, bệnh viện.

C. Ném bom phá hủy các nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi.

D. Ném bom vào các đầu mối giao thông.

Câu 16. “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?

A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Câu 17. Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện đảo

A. Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ.

C. Cô Tô và Lý Sơn.

D. Phú Quốc và Cù Lao Xanh.

Câu 18. Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 05-10-1979.

B. Ngày 10-05-1989.

C. Ngày 05-03-1978.

D. Ngày 05-03-1979.

Câu 19. Địa điểm nào trở thành chiến trường ác liệt giữa quân ta và Trung Quốc giai đoạn 1984 – 1989?

A. Thổ Chu (Phú Quốc).

B. Vị Xuyên (Hà Giang).

C. Quy Nhơn (Nha Trang).

D. Bãi Cháy (Quảng Ninh).

Câu 20.Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dần trở nên căng thẳng, Trung Quốc đã

A. mở cuộc tấn công ào ạt trên 9 tỉnh biên giới Việt – Trung.

B. hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

C. mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang.

D. đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Câu 21. Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?

A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

B. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

C. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, an ninh – quốc phòng.

D. Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Câu 22. Để không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, cần

A. phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.

C. đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống mỗi người Việt Nam.

D. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Câu 23. Năm 2014, Trung Quốc đã có hành vi như nào đối với biển đảo Việt Nam?

A. Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trên các đảo, vùng biển.

B. Tiến hành khai thác tài nguyên tự nhiên như dầu khí, cá hoặc khoáng sản.

C. Thực hiện các hoạt động phát triển hạ tầng quân sự không phép trên các đảo.

D. Dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu 24. Nơi tưởng niệm và lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt sát hại là

A. Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

B. Khu di tích Nhà tù Côn Đảo (Phú Quốc).

C. Khu di tích Nhà tù Sơn La (Sơn La).

D. Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (An Giang).

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

                                                           (Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Quân lệnh số 1)

a) Đoạn tư liệu thể hiện lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã sáng suốt , chớp đúng thời cơ phát động cả nước Tổng khởi nghĩa. 

b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam. 

c) Đoạn tư liệu cho thấy thời cơ khởi nghĩa từng phần đã đến. 

d) Đoạn tư liệu là văn kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“...Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

(Hồ Chí Minh,  Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946), trích trong Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 534)

a) Nhân dân Việt Nam kiên quyết không nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ cho thực dân Pháp. 

b) Nhân dân Việt Nam phải đứng lên kháng chiến chống phát xít Nhật khi không thể chung sống hòa bình được nữa. 

c) Đoạn trích thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Pháp của nhân dân Việt Nam. 

d) Đoạn trích thể hiện dã tâm xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Năm 1965, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi ở Núi Thành, Vạn Tường. Chiến thắng Vạn Tường cho thấy khả năng quân Giải phóng miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Bước vào mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, Quân Giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc hành quân “bình định” của Mỹ và đồng minh.

Xuân năm 1968, quân và dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, chấp nhận đến bàn đàm phán Pa-ri

a) Chiến thắng vạn Tường và Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968 là những thắng lợi quân sự dẫn tới chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ phá sản

b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã mở ra khả năng kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao.

c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

d) Chiến thắng Núi Thành (1965) và chiến thắng Vạn Tường (1965) là những chiến thắng quan trọng của quân dân miền Nam trên mặt trận chính trị.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chiều ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước sự chứng kiến của hàng vạn người dân thủ đô và vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, là thành quả to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

a) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 

b) Bản Tuyên ngôn Độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc (2/9/1945) đã đánh dấu sự ra đời của nhà nước do dân, vì dân đầu tiên ở Việt Nam. 

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 

d) Sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945) diễn ra tại thủ đô Hà Nội (Việt Nam). 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

5

2

2

2

3

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

4

4

6

4

1

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

1

2

1

0

1

0

TỔNG

9

8

7

8

7

1

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

5

C1, C2. C3

C4a

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C4b, C4c

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

2

C7, C8

C4d

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C9, C10. C11

C2a, C3a

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C2b, C3a, C3b

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

C2c, C2d, C3c, C3d

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C17, C18, C19

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C1a, C1b, 

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

C1c, C1d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay