Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Na-va đề ra kế hoạch quân sự mới với hy vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?

A. 18 tháng.

B. 16 tháng.

C. 12 tháng.

D. 20 tháng.

Câu 2. Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự Na-va vào thời gian nào? 

A. Tháng 5 – 1953.

B. Tháng 6 – 1953.

C. Tháng 7 – 1953.

D. Tháng 8 – 1953.

Câu 3. Tháng 12-1952, kì họp thứ ba Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua

A. Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

C. Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

D. Luật cải cách ruộng đất.

Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp.

B. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Miền Nam được giải phóng, thống nhất hoàn toàn đất nước.

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

Câu 5. Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 

A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.

D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Câu 6.Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là

A. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.

D. thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.

Câu 7. Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

B. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.

C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”.

D. “Phải phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp”.

Câu 8. Đâu là anh hùng đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? 

A. Trần Cừ.

B. Phan Đình Giót.

C. La Văn Cầu.

D. Bế Văn Đàn.

Câu 9. Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.

B. Chiến dịch Tây Nguyên.

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 10. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu

A. quân đội Sài Gòn.

B. quân Mỹ.

C. quân đồng minh của Mỹ.

D. cố vấn Mỹ.

Câu 11. Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” nhằm mục đích gì?

A. Buộc phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mỹ.

B. Lấy cớ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.

C. Buộc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải rút quân ra miền Bắc.

D. Lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân.

Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ? 

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966. 

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967. 

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 13. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là

A. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

B. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương. 

C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. 

D. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 14. Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ? 

A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. 

B. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam. 

C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào Miền Bắc và từ miền Bắc vào Miền Nam. 

D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.

Câu 15. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.

D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Câu 16. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều

A. tiếp tục bảo vệ thành quả cách mạng bằng con đường bạo lực.

B. làm thất bại mục tiêu hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

C. được phát động trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh.

D. phát triển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh phải phóng.

Câu 17. Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào thời gian nào?

A. Năm 1992.

B. Năm 1993.

C. Năm 1994.

D. Năm 1995.

Câu 18. Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 05-10-1979.

B. Ngày 10-05-1989.

C. Ngày 05-03-1978.

D. Ngày 05-03-1979.

Câu 19. Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột biên giới vào thời gian nào?

A. sau 30-04-1975.

B. tháng 02-1975 đến tháng 04-1977.

C. tháng 04-1977.

D. sau 30-04-1975 đến tháng 04-1977.

Câu 20.Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 04-1975 đến nay?

A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.

B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.

D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.

Câu 21. Để không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, cần

A. phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.

C. đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống mỗi người Việt Nam.

D. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Câu 22. Để không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, cần

A. phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.

C. đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống mỗi người Việt Nam.

D. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Câu 23. Theo Luật Biển Việt Nam, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào? 

A. Bộ Công an.​ 

B. Bộ Tư pháp.​ 

C. Tòa án nhân dân tối cao.​​ 

D. Bộ Ngoại giao.

Câu 24. Ngày 15-3-1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra một “...” để tố cáo Trung Quốc về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

A. Bị vong lục.

B. Biên giới Việt – Trung.

C. Chủ quyền và lãnh thổ.

D. Xâm phạm biên giới.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ Ngày 2 – 9 – 1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân. Đêm 22 rạng sáng ngày 23 – 9 – 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

... Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

... Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đưa quân Pháp vào thế bị động...”.

a. Đoạn trích nói về thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

b. Đoạn trích khẳng định cuộc chiến đấu ở Nam Bộ tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

c. Đoạn trích thể hiện tinh thần quật cường, hào khí của quân và dân Nam Bộ.

d. Đoạn trích phản ánh nhân dân miền Nam dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ, với tinh thần “phải hút toàn lực vào đó; hy sinh hết thảy vì kháng chiến; hy sinh hết thảy vào mặt trận miền Nam”.

Câu 2. Cho bảng dữ kiện sau đây:

Nội dung

Thời gian

Thành tựu

Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường

1965 – 1968

1972

1973 – 1974

Hai tháng đầu năm 1975

Hơn 30 vạn người

Hơn 22 vạn bộ đội

Gần 22 vạn người

Hơn 57 vạn bộ đội

Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968 (lần 1)

1972 – 1973 (lần 2)

3 243 chiếc

735 chiếc

Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968

1972 - 1973

143 chiếc

125 chiếc

a. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc trở thành hậu phương của miền Nam, Lào và Cam-pu-chia.

b. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đã chi viện đầy đủ và đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với mọi thắng lợi trên chiến trường miền Nam.

d. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc chi viện to lớn cho chiến trường, đồng thời đật được nhiều kết quả trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

  “Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), trích trong: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.407)

a. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

b. Cần kết hợp kinh tế trong nước với kinh tế thế giới trong quá trình phát triển.

c. Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế sẽ đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước.

d. Trong thời đại ngày nay, càng cần phải kết hợp giữa yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế.

Câu 4. Đọc bảng dữ liệu sau đây:

Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)

Quân giải phóng giành thắng lợi then chốt trong trận Buôn Ma Thuật, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3/ đến 29/3/1975)

Quân giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975)

Quân giải phóng tấn công Sài Gòn – Gia Định. Trưa ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

a) Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975), Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3/1975), Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975) đều là các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

b) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975) là chiến dịch quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam.

c) Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

d) Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

5

2

3

4

2

1

Nhận thức và tư duy lịch sử

2

5

4

5

4

1

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

2

1

0

0

1

0

TỔNG

9

8

7

7

7

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

5

C1, C2. C3

C1a, C1b 

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C1c, C1d

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

2

C7, C8

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C9, C10. C11

C2a

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C2b

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

C2c, C2d

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C17, C18, C19

C3a, C3b

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C4a, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

C3c, C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay