Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?

A. Pháp.

B. Trung Quốc.

C. Liên Xô.

D. Việt Nam.

Câu 2. Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, với tên gọi mới là

A. Nguyễn Sinh Cung.

B. Nguyễn Văn Thành.

C. Lý An Nam.

D. Văn Ba.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1919?

A. Rời Sài Gòn sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. Tìm hiểu và tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.

C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.

D. Hoạt động chủ yếu ở Pháp và Liên Xô.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?

A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

B. Lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.

C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 5. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

A. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.

C. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.

D. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.

Câu 6. Tổng bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô vào thời gian nào?

A. Năm 1973.

B. Năm 1975.

C. Năm 1977.

D. Năm 1979.

Câu 7. Việt Nam triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương và đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ưu tiên nào?

A. quốc phòng – an ninh.

B. kinh tế, quốc phòng – an ninh.

C. chính trị, kinh tế.

D. văn hóa – xã hội.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác trong giai đoạn 1975-1985?

A. Tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mĩ.

B. Hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo.

C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước.

D. Chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

B. Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ.

C. Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng được củng cố và mở rộng.

D. Kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN.

Câu 10. Một trong những thách thức Việt Nam gặp phải trong hoạt động đối ngoại thời kì đổi mới

A. Nền kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao.

B. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt.

C. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

D. Nhiều nước trên thế giới chưa muốn hợp tác với Việt Nam.

Câu 11. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.

C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.

D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 12. Trong những năm 1923-1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở

A. Nhật Bản và Liên Xô.

B. Trung Quốc và Mỹ.

C. Liên Xô và Trung Quốc.

D. Anh và Liên Xô.

Câu 13. Để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân đã đến các nước nào?

A. Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm.

B. Thái Lan, Nhật Bản và Lào.

C. Cam-pu-chia, Xiêm và Quảng Đông (Trung Quốc).

D. Anh, Pháp và Lào.

Câu 14. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

B. Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Thể hiện thiện chí hòa bình.

Câu 15. Nhiệm vụ căn bản, quan trọng nhất của ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) là 

A. tăng cường thu hút viện trợ và đầu tư nước ngoài. 

B. phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.

C. đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. 

D. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của thành tựu kinh tế của Việt Nam thời kì Đổi mới? 

A. Tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập quốc tế toàn diện.  

B. Đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.  

C. Cải thiện đời sống và thu nhập của các tầng lớp nhân dân.  

D. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.  

Câu 17. Trong suốt quá trình đổi mới, lĩnh vực nào là lĩnh vực trọng tâm?

A. Kinh tế.

B. Ngoại giao.

C. Xã hội.

D. Văn hóa.

Câu 18. Thành tựu đổi mới về kinh tế trong công cuộc Đổi mới là

A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

B. Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

C. Hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn.

D. Phát triển theo hướng bền vững.

Câu 19. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Đổi mới toàn diện, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

C. Đổi mới phải vì lợi ích của cá nhân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cá nhân đó.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về văn hóa từ năm 1986 đến nay?

A. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí còn lạc hậu, chưa phát triển.

B. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

C. Nhiều di sản lịch sử, văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của thế giới.

D. Các phong trào xây dựng về đời sống văn hóa, gia đình văn hóa đạt kết quả tích cực.

Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

A. Năm 1991.

B. Năm 2006.

C. Năm 1997.

D. Năm 1996.

Câu 22. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 2006 đến nay.

B. 1996 – 2006.

C. 1986 – 1995.

D. 1975 – 1986.

Câu 23. Đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương 

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

B. Tập trung đổi mới về kinh tế xã hội.

C. Đổi mới căn bản và toàn diện.

D. Tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng.

Câu 24. Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là

A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

B. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...

D. Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Trên chặng đường thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là đối với các mục tiêu về giảm nghèo, bình đẳng giới và giáo dục. Việt Nam đã về đích sớm đối với Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việt Nam đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế của người phụ nữ, thành công trong việc kiểm soát sốt rét, một số dịch bệnh nguy hiểm, bước đầu ngăn chặn được sự lây lan HIV và đang trước ngưỡng hoàn thành Mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em”.

 (Nguyễn Thế Phương, “Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ”,

 Tạp chí Cộng sản, ngày 8-9-2015)

a. Trong thời kì Đổi mới, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập cấp trung học phổ thông trên toàn quốc từ năm 2010. 

b. Trong 10 năm đầu Đổi mới đất nước, Việt Nam đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực thiếu đói và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

c. Việc hoàn thành một số mục tiêu Thiên niên kỉ đã góp phần nâng cao vị thế ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.

d. Quá trình đổi mới ở Việt Nam cho thấy có thể hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỉ ngay cả trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nếu có sự cam kết mạnh mẽ và quyết tâm chính trị cao. 

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

     “Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN đánh dấu một bước phát triển mới trong toàn bộ lịch sử quan hệ giữa các nước ta với các nước ASEAN, là sự kiện quan trọng cả đối với nước Việt Nam lẫn đối với khu vực, tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của toàn khu vực. Điều này càng có ý nghĩa vì Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất và đầy hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới”.

(Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995)

NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.549)

a. Gia nhập ASEAN sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.

b. Châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới.

c. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN là một sự kiện quan trọng của Việt Nam và của ASEAN.

d. Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quan trọng nhất có ý nghĩa quan trọng về quan hệ xã hội. 

Câu 3. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

      “Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui …”.

                                        (Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên 

báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946) 

a. Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân. 

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc. 

c. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. 

d. Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận. 

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Đến đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường đã ra đời, khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ. Mục đích của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất phát triển kinh tế, để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân … Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc”.

(Võ Văn Sen, Lịch sử kinh tế Việt Nam,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2017, tr.393)

a. Mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam thời kì quá độ là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

b. Mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 

c. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là có ba thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 

d. Kinh tế nhà thị trường là phương thức để thực hiện mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

8

4

0

2

0

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

2

7

0

2

8

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

3

0

0

4

TỔNG

10

11

3

4

8

4

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

24

16

24

16

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay 

2

C21, C22

Thông hiểu

Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay

2

3

C23, C24

C4a, C4b, C4c

Vận dụng 

Đánh giá về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

1

C4d

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu một số nội dung của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. 

2

1

 C17, C18

C1a

Thông hiểu

Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

2

2

C19, C20

C1b, C1c

Vận dụng

Đánh giá ý nghĩa của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.   

1

1

C16  

C1d

CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Nhận biết

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) 

C11, C12, C13

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). 

3

C14, C15

C2a, C2b, C2c

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu đánh giá về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam.  

1

C2d

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1975 đến nay

Nhận biết 

Nêu được một số nội dung của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay.   

1

C6, C7 

C2a

Thông hiểu 

Trình bày những nội dung chủ yếu của những hoạt động đối ngoại  của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay. 

2

C8, C9

C2b

Vận dụng 

Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

1

2

C10 

C2c, C2d

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Nhận biết 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

1

3

C1

C3a, C3b, C3c

Thông hiểu 

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

3

C2, C3, C4

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

1

1

C5 

C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay