Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Các trường THPT huyện Nam Trực (Nam Định)

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Các trường THPT huyện Nam Trực (Nam Định) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH

CỤM CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN NAM TRỰC

ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Đâu không phải là hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Tấn công các đảo Gạc Ma.

C. Đưa dân ra sinh sống trên các đảo.

B. Xây bia chủ quyền.

D. Tổ chức triển lãm hiện vật.

Câu 2: Chiến thắng Phước Long (1-1975) của quân dân Việt Nam cho thấy

A. nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút” đã hoàn thành.

C. khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất cao.

B. quân đội Sài Gòn đã tan rã hoàn toàn.

D. khả năng thắng lớn của quân giải phóng.

Câu 3: Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam (từ tháng 12/1986) không có nội dung nào dưới đây?

A. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

C. Đổi mới toàn diện và đồng bộ phuongAn.

D. Thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

B. Đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính trị. 

Câu 4: Một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN là

A. Vác-sa-va.

B. NATO.

C. EU.

D. AEC.

Câu 5: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?

A. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do.

B. Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

C. Buộc Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

D. Góp phần chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 là do 

A. được sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt từ các nước xã hội chủ nghĩa. 

B. sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng đơn cực trên thế giới.

C. Mỹ bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

D. muốn hạn chế ảnh hướng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.

Câu 7: Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995), đã tác động như thế nào đến sự phát triển của tổ chức này?

A. Đập tan âm mưu nô dịch các nước ASEAN.

B. Củng cố nền độc lập ở khu vực Đông Nam Á.

C. Đẩy nhanh quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

D. Thúc đẩy nhanh quá trình phi thực dân hóa.

Câu 8: Theo thỏa thuận tại Hội nghị lanta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.

B. Liên Xô.

D. các nước phương Tây

Câu 9: Một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện đầu những năm 70 thể kỉ XX là

A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va thành lập. 

B. các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra. 

C. cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Xô - Mỹ. 

D. Thành lập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. 

Câu 10: Hội nghị lanta (2-1945) họp tại Liên Xô không thông qua nội dung nào sau đây?

A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu. 

B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á. 

C. Tiêu diệt đồng thời các nước phát xít. 

D. Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật. 

Câu 11: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ được tiến hành sau thất bại của

A. “Chiến tranh đơn phương”.

B. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

D. “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 12: Một trong những nội dung chính của Cộng đồng Chính trị - an ninh ASEAN (APSC)?

A. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

B. Giải quyết những bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực. 

C. Tạo dựng môi trường hòa bình - an ninh ở khu vực.

D. Hợp tác giữa các quốc gia đề cùng phát triển.

Câu 13: Trong đổi mới đất nước, cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng

A. nông nghiệp và dịch vụ.

B. nông - lâm - ngư nghiệp.

C. lâm nghiệp và thủy sản.

D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 14: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, yếu tố nào sau đây đóng vai trò là trung tâm trong quan

hệ quốc tế?

A. Quân sự.

B. Chính trị.

C. Kinh tế.

D. Vũ khí chiến lược.

Câu 15: Ngày 13-8-1945 ngay khi nhận những thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập

A. Uỷ ban lâm thời khu giải phóng.

C. Mặt trận Việt Minh.

B. Uỷ ban quân sự Bắc Kỳ.

D. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

Câu 16: Một trong những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là

A. mâu thuẫn tôn giáo gay gắt.

B. đa dạng về chế độ chính trị.

C. tác động từ chủ nghĩa khủng bố.

D. tác động từ các nước châu Âu.

Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.

B. Xu thế đa cực xuất hiện trong quan hệ quốc tế.

C. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

D. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.

Câu 18: ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945-1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp 

A. đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao. 

B. lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. 

C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. 

D. của lực lượng vũ trang ba thứ quân. 

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 

Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

"Tôn chỉ và mục đích của ASEAN: 1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng: 2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; 3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn để cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,...". 

(Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 15-16). 

a). Tôn chỉ và mục đích của ASEAN tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. 

b). Tuyên bố ASEAN thể hiện tôn chỉ và mục đích thành lập của tổ chức ASEAN. 

c). Một trong những mục đích của tổ chức ASEAN là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và thành lập khối quân sự của các nước Đông Nam Á. 

d). ASEAN là một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia có chung chế độ chính trị trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

"Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-nevơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch "tổ cộng, diệt cộng" bằng cải gọi là sức mạnh của quân lực cộng hòa.... Đến bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đành đồ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà". 

(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294) 

a). Những chính sách của Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm là một trong những nguyên nhân dẫn tới phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam. 

b). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954), Mỹ dụng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm là để thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước ở Việt Nam. 

c). Phong trào Đồng khởi, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và Hiệp định Pa-ri được kí kết là những thắng lợi mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

d). Đặc điểm lớn nhất và độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam (1954-1975) là dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng, nhân dân ở hai miền Nam - Bắc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau nhưng cùng chung mục đích cuối cùng. 

Câu 27: Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Chiến sự xảy ra ác liệt tại xã Thanh Thủy, Minh Tân, Thanh Đức... Tại mặt trận Vị Xuyên đã có hơn một chục sư đoàn bộ binh luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tỉnh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn súng cối từ bên kia biên giới rót sang”.

(Nguyễn Đức Huy, Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên, NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội, 2019, tr. 66-67) 

a). Qua đoạn trích ta thấy tinh thần chiến đấu anh dũng, ý chí quyết tâm bảo vệ và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia của quân và dân ta. 

b). Trên thực tế, ở một số vùng biên giới phía Bắc, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới không chỉ diễn ra trong năm 1979 mà kéo dài tới tận 10 năm từ 1979 đến 1989. 

c). Đoạn trích cung cấp thông tin về cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam Việt Nam cuối năm 1978 - đầu năm 1979. 

d). Mặt trận Vị Xuyên là một trong những mặt trận ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979. 

Câu 28: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay