Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thái Bình
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Thái Bình sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 04 trang | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2024-2025 MÔN THI: LỊCH SỬ 12 Thờigian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong hoàn cảnh
A. lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất- kĩ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp.
B. năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
C. nền kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm.
D. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á đánh dấu bằng việc các quốc gia nào đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Trung Quốc, Việt Nam, Lào.
C. Trung Quốc, Việt Nam, Cam-pu-chia.
D. In-đô-nê-xia, Trung Quốc, Việt Nam.
Câu 3. Liên hợp quốc được thành lập là thực hiện theo quyết định của Hội nghị quốc tế nào?
A. Hội nghị I-an-ta.
B. Hội nghị Giơ-ne-vơ.
C. Hội nghị Pốt-xđam.
D. Hội nghị Pa-ri.
Câu 4. Lời hịch “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” được phát ra từ cuộc kháng chiến nào sau đây?
A. Kháng chiến chống xâm lược Pháp thời Nguyễn.
B. Kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thời Tây Sơn.
C. Kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần.
D. Kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý.
Câu 5. Các hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954 phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Không vi phạm đến chủ quyền dân tộc.
B. Không nhân nhượng thỏa hiệp với Pháp.
C. Nhân nhượng tất cả yêu cầu của quân Trung Hoa dân quốc.
D. Giải quyết xung đột bằng thương lượng.
Câu 6. Nhiệm vụ cấp bách nhất đặt ra cho phong trào cách mạng Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Giành độc lập dân tộc.
B. Đòi dân chủ dân sinh.
C. Cách mạng ruộng đất.
D. Cơm áo, hòa bình.
Câu 7. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1921-1929) đã xây dựng lí luận chính trị nào để Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam?
A. Lí luận cách mạng của Lênin.
B. Lí luận đấu tranh giải phóng giai cấp.
C. Lí luận cách mạng giải phóng vô sản.
D. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 8. Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 9. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á được xác nhận là thành viên ASEAN 6 (1984)?
A. Việt Nam.
B. Bru-nây.
C. Mi-an-ma.
D. Cum-pu-chia.
Câu 10. Ở Việt Nam, lực lượng cách mạng nào giữ vai trò quyết định thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Lực lượng vũ trang
B. Lực lượng du kích.
C. Lực lượng dân chủ.
D. Lực lượng chính trị.
Câu 11. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ Mỹ - Liên Xô chuyển dần sang hòa dịu, sau đó kết thúc Chiến tranh lạnh (1989) là do
A. trật tự nhất siêu, nhiều cường đang trong quá trình mở rộng.
B. xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. chịu nhiều tốn kém và bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt.
D. quá trình mở rộng không ngừng của Liên minh châu Âu (EU).
Câu 12. Quá trình phát triển thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999) không gặp trở ngại nào?
A. Sự tác động sâu sắc của diễn biến cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước không giống nhau.
C. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước.
D. Sự đối đầu giữa ASEAN với các nước Đông Dương.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay?
A. Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá của các thế lực thù địch.
B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
C. Tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
D. Giúp Việt Nam có thể đặt quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam là
A. Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.
B. Tây Bắc thu – đông năm 1952.
C. Việt Bắc thu – đông năm 1947.
D. Biên giới thu – đông năm 1950.
Câu 15. Việc Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử (1964), phỏng nhiều vệ tinh nhân tạo và phóng thành công tàu “Thần Châu 5” (2003) đã chứng tỏ điều gì?
A. Trung Quốc đã trở thành nước đầu tiên mở đầu cuộc cách mạng khoa học.
B. Trình độ khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc có bước phát triển vượt bậc.
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc phát triển vượt xa các nước tư bản.
D. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc số một về khoa học – kĩ thuật.
Câu 16. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời Bắc thuộc, thuật ngữ "khởi nghĩa" được hiểu là
A. phong trào đấu tranh của thợ thủ công.
B. phong trào đấu tranh của nông dân nghèo.
C. cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền.
D. cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ.
Câu 17. Trong xu thế của thế giới ngày nay, để tạo ra thời cơ cho sự phát triển, Việt Nam đã
A. mở rộng, thiết lập quan hệ hợp tác về ngoại giao và quân sự với các nước lớn.
B. tích cực tham gia vào các diễn đàn khu vực và quốc tế với vai trò điều phối.
C. nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế kinh tế và chính trị của mình.
D. chủ động tham gia các diễn đàn hợp tác với các cường quốc kinh tế thế giới.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh đặc điểm xuyên suốt trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Làm cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả hơn.
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong các nước.
C. Thực hiện hoà bình, thống nhất hai miền về lãnh thổ, về nhà nước.
D. Xoá bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau:
“...Phát huy tác dụng của Đảng ta và nước ta trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đoàn kết với Lào và Cam-pu-chia, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của Cách mạng và hoà bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa anh em...”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương (1975), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.379)
a) Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về đường lối đối ngoại của Việt Nam giai đoạn đổi mới đất nước.
b) Củng cố và tăng cường quan hệ ngoại giao với Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đối ngoại của Đảng từ năm 1975 đến nay.
c) Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đối với các nước láng giềng Lào, Cam-pu-chia
d) Mục tiêu nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay là tự lực và hoà bình.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.”
(Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022 tr. 24)
a) Một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện phải đảm bảo quyền lợi về kinh tế, văn hóa xã hội và sự ổn định nền chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho nhân dân.
b) Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
c) Nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa phải hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật, lấy kinh tế đầu tư ngước ngoài làm trọng tâm.
d) Trong một đất nình Việt Nam phát triển phải xây dựng một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về người lãnh đạo do nhân dân bầu ra và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị – quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật.”
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
a) Kinh tế và khoa học – kĩ thuật là hai yếu tố chủ yếu tạo nên sức mạnh tổng hợp của một quốc gia sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
b) Sau thời kì chiến tranh lạnh, Xô - Mỹ lấy đối đầu về chính trị - quân sự là chủ yếu, trong khi đó Đức và Nhật Bản lại lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chủ yếu.
c) Một trong những bài học rút ra từ thời kì chiến tranh lạnh cho tất cả các quốc gia là không nên tập trung vào phát triển quân sự, quốc phòng đất nước.
d) Trong và sau thời kì chiến tranh lạnh, nội dung của quan hệ quốc tế có sự điều chỉnh từ chỗ lấy yếu tổ quân sự sang lấy yếu tố kinh tế là trọng tâm.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................