Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 15

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 15 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là

A. chuyển cơ quan đầu não kháng chiến về chiến khu an toàn.

B. phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.

C. khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc

D. giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

Câu 2. Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là

A. Thái Lan.

B. Hàn Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Brunây.

Câu 3. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Thành lập Hội thuộc địa.

B. Sáng lập mặt trận Việt Minh.

C. Đàm phán với quân Anh.

D. Viết di chúc cho nhân dân.

Câu 4. Năm 1910, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Học tập tại trường Quốc Học Huế.

B. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Dạy học tại trường Dục Thanh.

D. Thành lập Mặt trận Việt Minh.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?

A. Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ

B. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện

C. Đất nước bị mất độc lập

D. Chiến tranh lạnh chấm dứt

Câu 6. Trong bối cảnh hiện nay, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây? 

A. Lương thực không được xuất khẩu. 

B. Tội phạm an ninh xuyên quốc gia. 

C. Chủ nghĩa đế quốc mở rộng xâm lược. 

D. Chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc.

Câu 7. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? 

A. Ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. 

B. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. 

C. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. 

D. Về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

Câu 8. Một trong những nội dung chính của Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN là

A. bảo đảm bền vững môi trường.

B. bảo vệ người tiêu dùng.

C. phát triển cơ sở hạ tầng.

D. bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Câu 9. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?

A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

B. Cách mạng Nga năm 1905-1907.

C. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga.

D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp.

Câu 10. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Kí Hiệp định Pari với Hoa kỳ.

B. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

D. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Câu 11. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Kí Hiệp định Pari với Hoa Kỳ

B. Gia nhập Liên hợp quốc

C. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp

D. Hợp tác toàn diện với Nga

Câu 12. Nội dung nào sau đây là bối cảnh thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? 

A. Trật tự đa cực mới hình thành.

B. Chiến tranh lạnh chấm dứt. 

C. Chiến tranh thế giới vừa kết thúc. 

D. Xu thế khu vực hoá phát triển.

Câu 13. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay có nội dung nào sau đây? 

A. Chú trọng quan hệ với các nước bị áp bức. 

B. Ủng hộ các nước thuộc địa giành độc lập. 

C. Phản đối việc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ. 

D. Độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử thành lập tổ chức Liên hợp quốc?

A. Các nước Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt phát xít.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

C. Trật tự hai cực, hai phe được xác lập ở châu Âu.

D. Mỹ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và chủ nghĩa xã hội.

Câu 15. Liên hợp quốc ra đời (1945) nhằm một trong các mục đích nào sau đây?

  1. Chống chủ nghĩa phát xít.

B. Duy trì hòa bình thế giới.

C. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

D. Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân.

Câu 16. Nội dung nào sau đây là kết quả công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam (từ năm 1986 đến nay)?

A. Thành công bước đầu.

B. Hoàn toàn thất bại.

C. Hoàn toàn thành công.

D. Thất bại về chính trị.

Câu 17. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006?

A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá

B. Tiến hành kháng chiến chống Mỹ

C. Hoàn thành cách mạng xanh

D. Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI.  Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất  muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”.

(https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/book/ho-chi-minh/tieu-su cuoc-doi-va-su-nghiep/ho-chi-minh-bien-nien-tieu-su-tap-1-1951890-1929-21) 

a) Đoạn tư liệu trên phản ánh về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khi ở độ tuổi mười ba. 

b) Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây để tìm hiểu về những tiến bộ của các cuộc cách mạng khoa  học công nghệ. 

c) Tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vừa chịu ảnh hưởng của cách mạng Pháp, vừa chịu ảnh hưởng của cách mạng Nga. 

d) Nguyễn Ái Quốc đã chuyển từ lập trường yêu nước sang lập trường tư sản và đi đến chủ nghĩa cộngsản.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh  đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công  bằng, văn minh”. 

(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên  chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 20022, tr.25 – 26). 

a) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Việt Nam xây dựng và phát triển ngay sau  thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

b) Bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường không có sự can thiệp của nhà nước. 

c) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điểm chung trong công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc, cải tổ ở Liên Xô và Đổi mới ở Việt Nam. 

d) Việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực to lớn để Việt Nam thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.  

Câu 3Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày  27-1-1973 tại Paris (Pháp) mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; tạo thời cơ mới cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhấtđất nước. Tính chất mở đường của Hiệp định Paris được thể hiện rõ nét, sinh động kể từ thời điểm có  hiệu lực thi hành cho đến ngày toàn thắng 30-4-1975”. 

(TS Nguyễn Thị Mai - Tô Thị Hạnh Nhân, Hiệp định Pari mở đường thống nhất đất nước và bài học cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 06:28, ngày 06-01-2024).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

b) Hiệp định Pari là thành tựu tiêu biểu trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, đánh bại âm mưu “phân tuyến” của đối phương. 

c) Thắng lợi của Hiệp định Pari cho thấy Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho  Nguỵ nhào”, tạo thời cơ mới cho cách mạng Việt Nam. 

d) Hiệp định Pari là biểu hiện của việc giải quyết các xung đột quốc tế bằng con đường hòa bình, tác  động sâu sắc đến bước đường tiến lên của nhiều dân tộc.

 Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay