Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Quảng Nam sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC 

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ 

Thời gian: 50 phútkhông kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975?

A. Thực hiện đấu tranh để tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

B. Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

D. Đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai.

Câu 2: Một trong những thành tựu to lớn của các hoạt động đối ngoại ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay là

A. đã có hơn mười nước là đối tác chiến lược toàn diện.     

B. ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

C. vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

D. được sự ủng hộ, viện trợ quân sự to lớn đến từ Nga. 

Câu 3: Chính quyền Xô Viết ra đời ở Nga năm 1917 là kết quả của sự kiện nào sau đây? 

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.                 

B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Hai ở Nga.        

D. Chính phủ giai cấp tư sản thành lập. 

Câu 4: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

A. Các nước trong khu vực Đông Nam Á giành độc lập hoàn toàn.

B. Một số tổ chức khu vực ra đời và hoạt động có hiệu quả.

C. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ bị thất bại.

D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 5: Phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đã đánh bại 

A. quân Xiêm và quân Thanh.    

B. quân Xiêm và quân Minh. 

C. quân Xiêm và quân Nguyên.  

D. quân Xiêm và quân Tống.

Câu 6: Đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh có hoạt động đối ngoại tiêu biểu nào sau đây?

A. Gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị ở Việt Nam.

B. Sang Nhật Bản thống nhất với Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông du.

C. Cùng Nguyễn Tất Thành xuất dương ra nước ngoài tìm đường cứu nước mới.

D. Tiếp xúc với những người cấp tiến của Nhật Bản giúp đỡ vũ khí để đánh Pháp.

Câu 7: Tháng 11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN họp tại Ma-lai-xi-a, chính thức thành lập tổ chức nào sau đây? 

A. Liên minh các Bộ trưởng ASEAN.   

B. Cộng đồng ASEAN.

C. Uỷ ban Văn hóa - Xã hội ASEAN.   

D. Liên minh ASEAN.

Câu 8: Trọng tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) là tập trung vào lĩnh vực

A. văn hóa.  

B. chính trị. 

C. kinh tế.    

D. tư tưởng.

Câu 9: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 của quân dân Việt Nam giành thắng lợi đã

A. bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp.

B. đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

C. hoàn thành nhiệm vụ giam chân quân Pháp trong các thành phố phía Bắc.

D. chấm dứt hoàn toàn thế bao vây của quân Pháp đối với căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây là một trong những mục đích thành lập Liên hợp quốc? 

A. Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.     

B. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Kết thúc mọi tranh chấp trên thế giới.        

D. Quốc tế hóa chiến tranh xâm lược.

Câu 11: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? 

A. Nhiều cuộc tổng công kích đã diễn ra quyết liệt trong phạm vi cả nước.

B. Thực dân Pháp cấu kết chặt chẽ với Chính phủ Trần Trọng Kim.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo.

D. Lực lượng trung gian trong nước ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim. 

Câu 12: Trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921-1930), Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào sau đây?

A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Gửi bản yêu sách tới Hội nghị Véc-xai.

C. Lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. Tham dự Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua.

Câu 13: Trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta có biểu hiện nào sau đây?

A. Xác lập và phát triển nhanh với sự đối đầu diễn ra trên nhiều lĩnh vực.

B. Từ đối đầu căng thẳng chuyển sang hoà dịu và hoà hoãn Đông - Tây.

C. Phát triển mạnh và đưa đến xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô - Mỹ.

D. Mĩ và Trung Quốc là hai cường quốc nắm quyền chi phối quan hệ quốc tế.

Câu 14: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là gì?

A. Sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng.

B. Sai lầm trong đường lối cải tổ của Liên Xô.

C. Không nhận được sự ủng hộ của các thuộc địa.

D. Sự chống phá của Mĩ và các nước phương Tây.

Câu 15: Đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) và đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Chỉ tập trung đổi mới về kinh tế.      

B. Tập trung đổi mới triệt để về chính trị.

C. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.          

D. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Câu 16: Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác dụng nào sau đây? 

A. Giúp Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

B. Nhận được viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến. 

D. Giúp Việt Nam thoát khỏi tình thế bị bao vây, cô lập.

Câu 17: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)?

A. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đều mang tính dân tộc.

B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

C. Các thế lực ngoại xâm phải hành quân xa, không thông thuộc địa hình, không quen thủy thổ.

D. Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng chỉ huy, tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Câu 18: ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?

A. Xuất bản tờ báo “Người cùng khổ” để tuyên truyền lý luận cách mạng.

B. Giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.

C. Tổ chức căn cứ địa và huấn luyện lực lượng vũ trang cho cách mạng.

D. Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và ra hoạt động công khai.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm, bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới đang trong tình hình "một siêu cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung Quốc”. 

        (Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.399) 

a) Trật tự thế giới mới có điểm tương đồng với trật tự thế giới trước đó về các cuộc chiến tranh cục bộ. 

b) Trật tự thế giới đa cực đã được xác lập trên thế giới thay thế cho trật tự đơn cực.

c) Sau Chiến tranh lạnh, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực.

d) Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung Quốc trở thành các trung tâm quyền lực trong trật tự thế giới mới. 

Câu 2: Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của Quân lực Cộng hoà....

... Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”.

(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Chính trị Quốc gia Sư thật Hà Nôi 2017 tr.294

a) Việc chống Mỹ và chính quyền tay sai để thống nhất đất nước là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, diễn ra xuyên suốt thời kì 1954 - 1975.

b) Đoạn tư liệu trên đã phản ánh hành động trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương của Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

c) Từ thực tiễn đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương cho thấy, nếu chỉ dùng phương pháp đấu tranh hoà bình sẽ không thể thống nhất đất nước.

d) Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm nhằm trì hoãn quá trình thống nhất đất nước ở Việt Nam.

Câu 3: Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Nền ngoại giao Việt Nam hiện đại mang hồn dân tộc, rất kiên định về nguyên tắc, nhưng ứng xử tinh tế và linh hoạt; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các mặt trận quân sự, chính trị và các ngành khác, kết hợp thế và lực góp phần xoay chuyển tình thế từ yếu thành mạnh; gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với thời đại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp”.

(Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2000, trang 18).

a) Hiện nay, Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với thời đại góp phần xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia.

b) Đoạn tư liệu đề cấp đến đặc điểm điển hình của ngoại giao Việt Nam hiện đại với nguyên tắc nhất quán là bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

c) Đối ngoại độc lập với quân sự là đường lối ngoại giao của cha ông được kế thừa và phát huy trong nền ngoại giao hiện đại Việt Nam.

d) Đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, ứng xử tinh tế và linh hoạt dựa trên cơ sở nền tảng lợi ích giai cấp và lực lượng lãnh đạo.   

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay