Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Cà Mau

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Cà Mau sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

CÀ MAU

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Đề thi có 04 trang

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ 

Thời gian: 50 phútkhông kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp với thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây?

A. Cuộc Tiến công Đông-Xuân 1953-1954. 

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. 

D. Chiến dịch Biên giới năm 1950.

Câu 2. Trong những năm 1917-1922, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở quốc gia nào sau đây?

A. Nhật Bản. 

B. Trung Quốc. 

C. Pháp. 

D. Liên Xô.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây không phải là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Ma-lai-xi-a. 

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma. 

D. Xin-ga-po.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam?

A. Bà Triệu. 

B. Phùng Hưng. 

C. Khúc Thừa Dụ. 

D. Hai Bà Trưng.

Câu 5. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, để xây dựng chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. gửi lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. 

B. kêu gọi nhân dân “Nhường cơm sẻ áo”.

C. ký Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ. 

D. kêu gọi nhân dân ủng hộ Tuần lễ vàng.

Câu 6. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, địa phương nào sau đây đã tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi vào ngày 19-8-1945?

A. Hà Nội. 

B. Sài Gòn. 

C. Hà Tiên. 

D. Huế.

Câu 7. Về văn hoá - xã hội, Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây trong thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)?

A. Phổ cập giáo dục đại học. 

B. Bước đầu xoá mù chữ.

C. Giảm tỉ lệ hộ nghèo. 

D. Xoá hoàn toàn hộ nghèo.

Câu 8. Năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 

B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 

D. Hội những người Việt Nam yêu nước.

Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Tụt hậu về kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

B. Thiếu vốn đầu tư, khủng hoảng nguồn nhân công.

C. Gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia.

D. Thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày càng hạn hẹp.

Câu 10. Trong Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các cường quốc đã công nhận nền độc lập của quốc gia nào sau đây?

A. Triều Tiên. 

B. Mông Cổ. 

C. Nhật Bản. 

D. Phần Lan.

Câu 11. Quốc gia nào sau đây là thành viên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết khi mới thành lập (1922)?

A. Nam Tư. 

B. Nga. 

C. I-ta-li-a. 

D. Tiệp Khắc.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Xây dựng và kí kết các văn bản về quyền con người.

B. Hỗ trợ cho tiến trình tái thiết các quốc gia thành viên.

C. Hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo ở các nước đang phát triển.

D. Lập liên minh quân sự cho các quốc gia thành viên.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

A. Khẳng định Việt Nam là một cường quốc về quân sự, kinh tế.

B. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.

C. Hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc.

D. Là cơ sở để áp đặt ảnh hưởng lên các quốc gia láng giềng.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích thành lập và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá.

B. Thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên.

C. Đưa Hiệp hội trở thành Cộng đồng ASEAN hoạt động hiệu quả.

D. Thúc đẩy hợp tác quân sự, thiết lập một cực trong xu thế đa cực.

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

A. Tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Liên Xô.

B. Chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lý kinh tế.

C. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài.

D. Tác động của xu thế toàn cầu sau Chiến tranh lạnh.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chủ trương hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)?

A. Tham gia các liên minh quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia.

B. Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức quốc tế.

C. Tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

D. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thuận lợi để Việt Nam tiến hành Đổi mới đất nước (từ năm 1986)?

A. Xu thế hòa hoãn Đông-Tây và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra.

B. Những thành quả trong 10 năm xây dựng đất nước (1976-1985).

C. Miền Bắc có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội.

D. Nhiều nước đang thành công trong công cuộc cải cách, mở cửa.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nội dung nào sau đây là một trong những đóng góp của Việt Nam khi gia nhập, hoạt động trong tổ chức Liên hợp quốc?

A. Việt Nam được bầu làm Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

B. Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững.

C. Liên hợp quốc công nhận Việt Nam là nước điều phối chính sách quốc tế ở châu Á.

D. Trở thành nước viện trợ chính cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo toàn cầu.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1: Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Trong nửa sau thế kỉ XX, có một từ đã xuất hiện trong tiếng nói của những người bảo vệ và kiến tạo hòa bình trên thế giới, một từ mà cùng một lúc rất nhiều ý nghĩa: đấu tranh, dũng cảm, anh hùng; và nó còn có ý nghĩa là chiến thắng, độc lập, tự do. Từ đó là Việt Nam. Và có một cái tên đã luôn gắn liền với từ này – từ chỉ tên của một đất nước. Đó là Hồ Chí Minh”.

(Ro-mét Chan-đờ-ra, Việt Nam và cuộc đấu tranh vì hoà bình, tự do và độc lập, trích trong: Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.48)

a) Đoạn tư liệu trên thể hiện vị thế và tầm ảnh hưởng to lớn của Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trường quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX.

b) Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và các nước Đông Nam Á là yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi của Hồ Chí Minh.

c) Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và xóa bỏ hoàn toàn tình trạng người bóc lột người.

d) Tư tưởng Hồ Chí Minh về hòa bình, độc lập dân tộc, đoàn kết quốc tế vẫn được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới vận dụng trong việc gìn giữ hòa bình hiện nay.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, những nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi và Mĩ Latinh; mở rộng quan hệ với phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực...”

(Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch Sử Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội, 2004, tr.325)

a) Việt Nam tích cực, chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước, tham gia các liên minh quân sự.

b) Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề hợp tác: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”.

c) Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đang cố gắng vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực.

d) Việc đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể, xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thẳng lợi ”.

(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Toàn cảnh,

NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)

a) Do Đảng và Hồ Chí Minh nhận thức rõ yếu tố thời cơ nên Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa và giành được chính quyền trong năm 1945.

b) Đoạn tư liệu trên phản ánh thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố khách quan đóng vai trò quyết định.

d) Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh và kết thúc khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay