Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 7
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 7 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A. Hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
B. Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập
C. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến
D. Giúp Việt Nam nhận được nhiều viện trợ từ các nước
Câu 2. Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế:
A. Thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Thị trường không có sự quản lý của Nhà nước
C. Kế hoạch hóa, duy trì việc bao cấp
D. Thị trường chỉ có hai thành phần kinh tế
Câu 3. Trong thời kỳ 1945–1954, văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên được đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện chính phủ nước ngoài là
A. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp.
B. Tạm ước Việt – Pháp.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
D. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
Câu 4.Về kinh tế, công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đạt được thành tựu tiêu biểu nào sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp.
B. Hoàn thành các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. Trở thành nước công nghiệp hiện đại có thu nhập đầu người cao.
D. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Câu 5. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đã chứng tỏ
A. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, lấy chính trị làm trọng tâm là đúng đắn.
B. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ giúp cho Đổi mới thành công.
C. sức mạnh ngoại lực đóng vai trò nền tảng cho công cuộc Đổi mới.
D. đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi cơ bản là phù hợp.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam?
A. Có sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa từ đầu cuộc kháng chiến
B. Sự đoàn kết trong chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương
C. Đường lối lãnh đạo khoa học, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam
D. Hậu phương kháng chiến ngày càng được củng cố và mở rộng
Câu 7. Văn bản nào được ký kết để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973)?
A. Tạm ước Việt – Pháp
B. Hiệp định Sơ bộ
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ
D. Hiệp định Pa-ri
Câu 8. Trong những năm 1921–1929, Nguyễn Ái Quốc có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản, chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
B. Xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam.
C. Xác định đúng con đường cứu nước, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Câu 9. Nhận xét nào đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6-3-1946)?
A. Là điển hình về nhân nhượng có nguyên tắc trong cuộc đấu tranh ngoại giao.
B. Là sách lược của Việt Nam để tiếp tục kéo dài thời gian hoà hoãn với Pháp.
C. Công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, có quyền dân tộc tự quyết.
D. Chuyển Pháp từ vị trí đối tác trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam
Câu 10. Trong thời kỳ 1954 – 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"?
A. Mỹ coi Việt Nam là tâm điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
B. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương chia Việt Nam thành hai miền.
D. Việt Nam đã lên tiếng phản đối nước Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu.
Câu 11. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Hội nghị Pốt-xđam được triệu tập (1945)
B. Cách mạng Trung Quốc thành công (1949)
C. Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi (1959)
D. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã (1991)
Câu 12.Năm 1944, để chuẩn bị lực lượng vũ trang cách mạng, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập tổ chức nào?
A. Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Việt Nam Độc lập Đồng minh
C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
D. Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam
Câu 13. Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945–1954) có điểm khác biệt nào sau đây so với cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Xây dựng và coi trọng lực lượng vũ trang làm nòng cốt, quyết định.
B. Kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang cách mạng.
C. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
D. Có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 14. Điểm mới trong chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 là:
A. Cử cố vấn Mỹ đến miền Nam Việt Nam.
B. Trang bị vũ khí cho quân đội Sài Gòn.
C. Lập ấp chiến lược khắp miền Nam.
D. Đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến.
Câu 15. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu sau sự kiện nào sau đây?
A. Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN.
B. Các nước sáng lập ASEAN thực hiện cải cách, mở cửa.
C. Các nước ASEAN đã ký kết Hiệp ước Ba-li (2-1976).
D. Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia được ký kết (1991).
Câu 16. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A. Nâng cao mức độ gắn kết và hợp tác hiệu quả giữa các thành viên
B. Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh
C. Nâng cao mức độ nhất thể hoá khu vực với một đồng tiền chung
D. Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên minh khu vực chặt chẽ nhất
Câu 17. Năm 1965, quân dân Việt Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của thế lực nào?
A. Đế quốc Anh
B. Đế quốc Pháp
C. Đế quốc Mỹ
D. Chế độ Ngô Đình Diệm
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945?
A. Sự đoàn kết, quyết tâm của toàn dân tộc và sự suy yếu của kẻ thù.
B. Sự ủng hộ của Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
C. Tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương trong mặt trận chung.
D. Sự sụp đổ của quân đội Nhật đánh dấu sự kết thúc Chiến tranh lạnh.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!".
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
b) Đoạn tư liệu ghi nhận: Trong bất kì hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam cũng quyết tâm đánh thắng Mỹ để tiến tới độc lập, thống nhất.
c) Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại.
d) Đoạn tư liệu cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Mỹ.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (khoá III) (tháng 1-1967) quyết định triệt để tận dụng thời cơ, mở mặt trận ngoại giao, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị nhằm đưa cuộc kháng chiến lên bước phát triển mới. Hội nghị xác định “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thẳng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao... Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động".
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.174)
a) Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 13 xác định mặt trận ngoại giao quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
b) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặt trận ngoại giao là cơ sở thúc đẩy những thắng lợi trên chiến trường.
c) Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, cùng làm nên thắng lợi.
d) Từ thực tiễn đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cho thấy mặt trận ngoại giao cần được mở ngay từ đầu cuộc chiến.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại những thay đổi rất to lớn cho Việt Nam trong công cuộc Đổi mới. Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỉ đồng, tương đương 409 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4 110 USD. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu, gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kiểu kinh tế thị trường mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, mà là nền kinh tế có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam".
(Nguyễn Trọng Nghĩa, “Thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới", Tạp chí Cộng sản online, ngày 2-3-2023)
a) Nhiều thay đổi to lớn của nền kinh tế Việt Nam được tạo ra nhờ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình.
c) Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đồng nhất với các loại hình kinh tế thị trường trong lịch sử.
d) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá về lí luận cơ bản và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................