Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nam Định

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Nam Định sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi có 04 trang

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Lịch sử - lớp 12 THPT, GDTX

Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối.

B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.

C. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ. 

D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.

Câu 2. Tháng 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

A. Thụy Điển.

B. Nam Phi.

C. Trung Quốc.

D. Hà Lan.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây được thành lập vào năm 1922?

A. Cu Ba.

B. Việt Nam.

C. Trung Quốc.

D. Liên Xô.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN?

A. Sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc.

B. Việc duy trì đoàn kết, thống nhất nội khối.

C. Tình trạng tranh chấp lãnh thổ.

D. Chưa có một nhà nước chung.

Câu 5. Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. gửi thư, công hàm tới tổ chức Liên hợp quốc. 

C. thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

B. phát triển, nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc. 

D. quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh.

Câu 6. Các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm của người Việt trong thời kì Bắc thuộc đã

A. thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất.

C. giải phóng và đưa nhân dân lên làm chủ.

B. lập nên nhà nước độc lập, dân chủ và tiến bộ. 

D. kết thúc quá trình chống ngoại xâm của dân tộc. 

Câu 7. Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn không giành chiến thắng lớn ở

A. Xương Giang. 

B. Chi Lăng.

C. Chúc Động.

D. Ngọc Hồi.

Câu 8. Tháng 8 - 1945, nhân dân Việt Nam trực tiếp lật đổ ách thống trị của

A. phát xít Nhật.

B. thực dân Pháp. 

C. đế quốc Mĩ.

D. thực dân Anh.

Câu 9. Ở Đông Nam Á hiện nay, nước nào sau đây phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa:

A. Việt Nam.

B. Mi-an-ma.

C. Thái Lan.

D. Bru-nây.

Câu 10. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được khởi nguồn từ khi

A. Hiến chương ASEAN ra đời và hoàn thiện. 

B. tất cả các nước Đông Nam Á giành được độc lập. 

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập. 

D. ASEAN kết nạp toàn bộ các nước Đông Nam Á. 

Câu 11. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây? 

A. Xu hướng khu vực hóa ngày càng phát triển. 

B. Chủ nghĩa phát xít bành trướng ở nhiều nước. 

C. Mĩ và Liên Xô cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. 

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa khủng hoảng, tan rã. 

Câu 12. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh?

A. Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh. 

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương thành lập. 

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng. 

D. Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập.

Câu 13. Một trong những hành động thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa sau năm 1975 là

A. phát động toàn quốc kháng chiến.

C. xây dựng các sân bay quốc tế lớn.

B. thành lập nhiều trung tâm tài chính.

D. đưa cư dân ra sinh sống trên các đảo.

Câu 14. Trong những năm 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã góp phần làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp?

A. Chiến thắng Biên giới thu - đông.

B. Chiến thắng trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

C. Chiến thắng Thương Lào và Tây Nguyên.

D. Chiến thắng Hòa Bình và Trung Lão.

Câu 15. Năm 1954, Việt Nam đã giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch

A. Điện Biên Phủ.

B. Hồ Chí Minh. 

C. Trần Hưng Đạo.

D. Hoàng Hoa Thám

Câu 16. Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện chuyển cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong trào

A. Ba đảm đang.

B. Ba sẵn sàng.

C. Đồng khởi.

D. Dạy tốt - học tốt.

Câu 17. Một trong những cơ sở thực tiễn để Nguyễn Ái Quốc chọn con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam là

A. khuynh hướng tư sản không chủ trọng giành độc lập.

B. đất nước là thuộc địa, nhân dân mất tự do.

C. có sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Pháp.

D. hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Luận điểm nào sau đây phản ánh đúng về đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở Việt Nam?

A. Tiếp tục khẳng định hệ giá trị về tính chính nghĩa của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và vươn mình của dân tộc. 

B. Củng cố, phát triển thành quả của kỷ nguyên độc lập, tự do, hòa bình và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 

C. Là minh chứng cho sự ra đời, phát triển của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sự ủng hộ của quốc tế. 

D. Đưa Việt Nam trở thành tuyến đầu của phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho tư liệu sau:

“Hơn 60 năm qua, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ Tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ.

Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chủ Tịch đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 626. 

a) Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

b) Cuộc đời cao thượng, trong sáng và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh được khởi đầu từ khi Người tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

c) Từ khi đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh có bước phát triển nhảy vọt: Người xác định gắn cứu nước đồng thời với cứu dân.

d) Một trong những sáng tạo điển hình của Hồ Chí Minh là nhận thức đúng vai trò lãnh đạo của chính đảng vô sản trong sự nghiệp cách mạng.

Câu 2. Cho tư liệu sau:

“Do sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam, nước ta bị tạm thời chia làm hai miền: miền Bắc đã được giải phóng và độc lập hoàn toàn, còn miền Nam vẫn là một thuộc địa (kiểu mỗi) của đế quốc Mỹ. Nhưng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhân dân Việt Nam chẳng những phải củng cố và phát huy thắng lợi đã giành được, phải củng cố miền Bắc đã được độc lập, mà còn phải giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng con đường hoà bình”.

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.59. 

a) Khát vọng thống nhất non sông của nhân dân Việt Nam được thể hiện qua tinh thần “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

b) Trong những năm 1954 - 1975, do đế quốc Mỹ là kẻ thù chính và gián tiếp, nên nhân dân Việt Nam vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa phải đấu tranh nhằm đánh đổ chính quyền tay sai.

c) Xuất phát từ mong muốn giành độc lập và dân chủ bằng con đường hòa bình, nên trong những năm đầu sau khi Hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết, Việt Nam luôn tìm cách để cứu vãn hòa bình, đẩy lùi chiến tranh.

d) Thực tiễn thời kỳ 1954 – 1975 cho thấy cách mạng là con đường duy nhất để nhân dân miền Nam cứu nước và cứu mình khỏi sự thống trị của đế quốc và phong kiến.

Câu 3. Cho tư liệu sau:

“Điều đó càng chứng tỏ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta hơn 20 năm qua, tạo ra cho nước ta một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho vị thế và uy tin nước ta tăng lên nhiều. Đó cũng là kết quả trực tiếp của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế".

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 65, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.987. 

a) Sự thay đổi toàn diện của Việt Nam sau năm 1986 chủ yếu là do Đảng đã đề ra đường lối đúng đắn trong cuộc cách mạng vô sản.

b) Do thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với đường lối đổi mới nên Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế.

c) So với trước năm 1986, đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới có điểm khác là chú trọng nguyên tắc độc lập, tự chủ và hợp tác với các nước vì lợi ích quốc gia.

d) Trong công cuộc đổi mới, việc thực hiện kết hợp đa dạng hóa với xác lập và củng cố quan hệ với các đối tác đã giúp Việt Nam tạo được thế đối ngoại cân bằng, vững chắc và ổn định. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay