Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 8
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 8 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Trong năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam tổ chức chiến dịch quân sự nào sau đây?
A. Việt Bắc
B. Biên giới
C. Tây Nguyên
D. Điện Biên Phủ
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển quan trọng của Hiệp hội ASEAN từ năm 2015?
A. Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN
B. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết
C. Bản hiến chương của ASEAN được thông qua
D. Cộng đồng ASEAN được thành lập
Câu 3. Sự kiện nào sau đây ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 2015 đến nay?
A. Ban Thư ký ASEAN được thành lập.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước.
C. Thông qua bản hiến chương của ASEAN.
D. Cộng đồng ASEAN được thành lập.
Câu 4. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14-9-1946) có tác dụng nào?
A. Đuổi quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi Việt Nam.
B. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Có thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị kháng chiến.
D. Chuẩn bị hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 5. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có sự khác biệt nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
A. Không chịu sự chi phối của các nước lớn trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
B. Kiên định giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Có sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
D. Kết hợp và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Câu 6. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006 tập trung vào nội dung chính nào sau đây?
A. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn
B. Hình thành cơ chế kế hoạch hoá
C. Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát
D. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Câu 7. Nhận xét nào đúng về nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Tuyên bố độc lập trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam
B. Phát động tổng khởi nghĩa ngay khi quân Nhật đảo chính Pháp
C. Tiến hành tổng khởi nghĩa khi phe phát xít thất bại ở châu Âu
D. Tổ chức tổng tiến công ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh
Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Chớp đúng thời cơ, không phải đối mặt với nguy cơ.
B. Là cuộc cách mạng dùng bạo lực nhưng lại ít đổ máu.
C. Có tính chất dân tộc, dân chủ, cách mạng và nhân dân.
D. Giành chính quyền ở đô thị đóng vai trò quyết định.
Câu 9. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào?
A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
B. Bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản.
C. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
D. Chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Đây là một cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Không chỉ chớp đúng thời cơ, mà còn đẩy lùi được nguy cơ.
C. Là cuộc cách mạng bằng bạo lực nhưng hạn chế đổ máu.
D. Kết hợp giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
Câu 11. Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoa kiệt xuất của Việt Nam vì Chủ tịch Hồ Chí Minh
A. có những đóng góp riêng trong lĩnh vực văn hoá
B. có những đóng góp riêng trong lĩnh vực quân sự
C. tiêu biểu cho ý chí và khát vọng độc lập, tự do của nhân loại
D. tích cực tham gia vào sự nghiệp giáo dục của nhiều quốc gia
Câu 12.Nội dung nào không đúng về ý nghĩa sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước (1920)?
A. Giải quyết khủng hoảng đường lối trong phong trào giải phóng dân tộc
B. Bước đầu giải quyết khủng hoảng trong phong trào giải phóng dân tộc
C. Mở đầu quá trình chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho Đảng vô sản
D. Trực tiếp kết nối phong trào giải phóng Việt Nam với cách mạng thế giới
Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Việc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
D. Ra khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình, đang vững bước vươn lên để có thu nhập cao.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)?
A. Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi bị mất sau chiến tranh Nga – Nhật.
B. Thống nhất việc tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản.
C. Liên Xô được đóng quân ở phía Bắc vĩ tuyến 17 trên bán đảo Triều Tiên.
D. Quy định khu vực Tây Âu và Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.
Câu 15. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Thời hạn nước Mỹ áp dụng Học thuyết Tơ-ru-man đối với Liên Xô đã hết hiệu lực.
B. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của các quốc gia độc lập.
C. Những tác động của các xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hóa ở châu Âu.
D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng “sức mạnh thời đại” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Quân Đồng minh chiến thắng phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật
B. Sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa làm suy yếu chủ nghĩa phát xít
C. Sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam
D. Phong trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân
Câu 17. Các hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm 1945–1946 có ý nghĩa gì?
A. Làm thất bại âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
B. Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập, dân chủ
C. Kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài
D. Tăng cường viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá.
B. Thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực.
C. Thiết lập liên minh quân sự lớn nhất.
D. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới [1986-2021], 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội [1991 – 2021], lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103 - 104)
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng ngay khi bắt đầu công cuộc Đổi mới.
b) Một trong những hạn chế của công cuộc Đối mới là đời sống vật chất của nhân dân tăng lên nhưng đời sống tinh thần chưa được cải thiện tương xứng.
c) Cơ đồ, vị thế Việt Nam có được như hiện nay là nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới.
d) Từ thực tiễn Đổi mới, lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dần hoàn thiện
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Đối với nhân dân ta, thắng lợi oanh liệt đó mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc kẻ vang quá trình ba mươi năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỉ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, xoá bỏ mọi chướng ngại vật trên con đường thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.471)
a) Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ có ý nghĩa đối với nhân dân Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế và mang tính thời đại sâu sắc.
b) Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là tinh thần yêu nước và trí tuệ của cả dân tộc, trong đó cách mạng miền Nam giữ vai trò quyết định nhất.
c) Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đánh dấu việc hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam, bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp.
d) Những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh để miền Nam đánh Mỹ; ngược lại, thắng lợi của cuộc kháng chiến đã bảo vệ những thành quả của cách mạng miền Bắc.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau đây:
“Cuộc Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) chủ yếu diễn ra ở châu Âu, nhưng đã làm thay đổi sâu sắc quan hệ quốc tế: giữa Mỹ với Liên Xô, giữa các nước Đông Âu với các nước Tây Âu, giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa,... Sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh đã làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang, dẫn tới một số cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.”
a) Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh lạnh là bắt nguồn từ những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945).
b) Cuộc Chiến tranh lạnh đã làm thay đổi quan hệ giữa các cường quốc từng là đồng minh trong chiến tranh chống các nước phát xít.
c) Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954 - 1975) không bị tác động từ Chiến tranh lạnh.
d) Cuộc Chiến tranh lạnh (1947–1989) đã kết thúc, nhưng vẫn để lại di chứng đến ngày nay.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................