Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT thị xã Quảng Trị

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của THPT thị xã Quảng Trị sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi có 04 trang

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Bài thi: Lịch sử

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian giao đề)

Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1: Bài học kinh nghiệm xuyên suốt nhất trong thực tế cách mạng nước ta từ 1930 đến nay là

A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 

B. sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là nhân tố hàng đầu. 

C. đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. 

D. không ngừng củng cố tăng cường khối đoàn kết toàn dân.

Câu 2: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?

A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

C. Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam.

B. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. 

D. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.

Câu 3: Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2 - 1945), khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Liên Xô.

B. các nước phương Tây. 

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 4: Nội dung nào sau đây là công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1911 – 1930?

A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 

B. Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. 

C. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

D. Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản.

Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến nay?

A. Thực hiện đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở.

B. Thực hiện đối ngoại hướng vào các nước lớn.

C. Dựa vào đối ngoại song phương làm nền tảng. 

D. Tập trung vào các đối tác chiến lược toàn diện.

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì một trong những lí do cơ bản nào sau đây?

A. Góp phần vào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam.

C. Là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ.

D. Là người Việt Nam đầu tiên ra đi để tìm đường cứu nước.

Câu 7: Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015) là

A. thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững. 

B. xây dựng Cộng đồng quân sự vững mạnh. 

C. hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng. 

D. xây dựng một xã hội chia sẻ, hòa thuận. 

Câu 8: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (Từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là 

A. bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

B. đưa cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn kết thúc.

C. làm bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

D. mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp.

Câu 9: Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (năm 1785)?

A. Rạch Gầm - Xoài Mút.

C. Chi Lăng - Xương Giang.

B. Hàm Tử, Chương Dương. 

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" (1972) của quân dân Việt Nam?

A. Là thắng lợi quân sự quyết định tạo thời cơ chiến lược tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Là nỗ lực cao nhất, cuối cùng của đế quốc Mĩ và quân đội Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. 

C. Tạo thế và lực để Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Pari. 

D. Là thắng lợi quân sự quyết định góp phần bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 11: Mục tiêu của công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978) ở Trung Quốc là

A. Mở rộng quan hệ, từng bước nâng cao vị thế trên thế giới.

B. trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất ở châu Á.

C. đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

D. buộc các nước láng giềng phải thiết lập quan hệ ngoại giao.

Câu 12: Một trong những thuận lợi của các hoạt động đối ngoại ở nước ta từ năm 1986 đến nay so với các giai đoạn trước đó là

A. Việt Nam là đối tác toàn diện của tất cả các nước.

B. quan hệ quốc tế đã chấm dứt mọi xung đột.

C. vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

D. mâu thuẫn giữa các nước lớn đã được xóa bỏ.

Câu 13: Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921).

B. sáng lập Báo Thanh niên (1925).

C. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930).

D. chủ trì Hội nghị các tổ chức Cộng sản (1930).

Câu 14: Trong những năm 1969-1973, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? 

A. Thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng CNXH. 

B. Chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. 

C. Cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất. 

D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. 

Câu 15: Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN có triển vọng nào sau đây?

A. Mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài. 

B. Kết nạp thêm thành viên ngoài khu vực. 

C. Giải quyết triệt để “vấn đề Campuchia”. 

D. Có cơ hội nhất thể hoá về mặt chính trị.

Câu 16: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. yêu cầu đối phó với các cường quốc trong khu vực.

B. các nước trong khu vực đã hoàn toàn giành độc lập.

C. nhu cầu duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia thành viên.

Câu 17: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ianta? 

A. Mĩ suy giảm sức mạnh so với các cường quốc khác.

B. Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới.

C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới.

D. Sự hình thành xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế.

Câu 18: ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.

B. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.

C. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.

D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.

Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a) b)c) d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

"Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba chấp đã giúp giảm dần tình trạng căng thăng của Chiến tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hủy bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989, Goóc-ba chấp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa độc lập. Ngày 12-3-1999, Hung-ga-ri, Ba Lan và Cộng hòa Séc gia nhập khối NATO".

(King Fisher, Bách khoa toàn thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch), NXB Thể giới, Hà Nội, 2016, tr.437)

a) Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị xói mòn và đô sup trong thập niên 1980.

b) Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định.

c) Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

d) Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở chiều hướng và những điều kiện giải quyết quan hệ quốc tế bằng giải pháp hoà bình.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sau khi kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 21-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh để cho thế giới biết rõ mục tiêu và quyết tâm đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và gian khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất. Chúng ta có 20 triệu chống lại 10 vạn thực dân. Cuộc thắng lợi của ta rất được bảo đảm”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 480-481) 

a) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954) là một cuộc kháng chiến trường kỳ. 

b) Đoạn tư liệu khẳng định cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nhanh chóng.

c) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam chịu sự tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây.

d) “Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Cuốn sách không đề tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu… cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn "Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách lô-gic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng tay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.

(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142) 

a) Tác phẩm “Đường Kách mệnh” vạch ra con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam. 

b) Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920- 1930 có ý nghĩa quyết định đến sự ra đời của chính đảng vô sản ở nước ta.

d) Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh ở nước ngoài thể hiện vai trò quan trọng của Người đối với Quốc tế Cộng sản.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay