Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (2)
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Vĩnh Phúc (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 04 trang | KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC MÔN VĂN HÓA CHO HỌC SINH LỚP 12 LẦN 3 NĂM HỌC 2024-2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thờigian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri (1973) về Việt Nam?
A. Là mốc đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
B. Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao.
C. Phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân dân ta trên chiến trường.
D. Là kết quả của các cuộc đàm phán diễn ra nhanh chóng, hài hòa.
Câu 2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, để giải quyết nạn dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
B. gửi Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu.
C. kêu gọi nhân dân “Nhường cơm sẻ áo”.
D. kêu gọi nhân dân hưởng ứng Tuần lễ vàng.
Câu 3. Trong thời gian hoạt động tại Liên Xô (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?
A. Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
B. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 4. Năm 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Ấn Độ.
B. Thái Lan.
C. Hy Lạp.
D. Thụy Điển.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỉ XXI?
A. Liên Xô và Mỹ suy giảm sức mạnh, ngày càng chịu sự cạnh tranh của các nước khác.
B. Các nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh đóng vai trò chi phối quan hệ quốc tế.
C. Trật tự hai cực I-an-ta từng bước được thiết lập, chi phối phần lớn quan hệ quốc tế.
D. Trung Quốc là cường quốc số 1 thế giới, vươn lên lãnh đạo hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Trong quá trình Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ 1986 đến nay, việc phát huy quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân đóng vai trò quan trọng vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Chỉ có người lao động mới có khả năng quản lý đất nước.
B. Đổi mới chỉ mang lại lợi ích cho tầng lớp doanh nghiệp.
C. Chính quyền cần giảm bớt trách nhiệm trong quản lý.
D. Nhân dân là lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận dân chung toàn Đông Dương.
B. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.
C. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
D. Thành lập tổ chức tiền thân trước khi thành lập chính đảng vô sản.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về Trật tự thế giới hai cực I-an-ta (1945-1991)?
A. Giải quyết được mọi mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có cùng chế độ chính trị.
C. Hình thành trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của tất cả các nước tham chiến.
D. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
Câu 9. Thời Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt Nam chống lại ách thống trị của nhà Đường?
A. Khởi nghĩa Tây Sơn.
B. Khởi nghĩa Lý Bí.
C. Khởi nghĩa Lam Sơn.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Đổi mới phải tiến hành tuần tự từ kinh tế đến chính trị.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
C. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, có bước đi và biện pháp phù hợp.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922)?
A. Các nước Xô viết liên minh với nhau chống Nga hoàng.
B. Sự tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết.
C. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa.
D. Yêu cầu hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
Câu 12. Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa trong bối cảnh nào sau đây?
A. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới hoàn toàn thắng lợi.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
C. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã sụp đổ.
Câu 13. Trong công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986-1995, Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương nào sau đây về đối ngoại?
A. Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới.
B. Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
C. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Câu 14. Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quyết định nào sau đây?
A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai.
B. Đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện.
D. Phát động Toàn quốc kháng chiến.
Câu 15. Chiến dịch nào sau đây đã mở màn cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A. Huế - Đà Nẵng.
B. Tây Nguyên.
C. Hồ Chí Minh.
D. Quảng Trị.
Câu 16. Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào sau đây?
A. Véc-xai.
B. Bàn Môn Điếm.
C. I-an-ta.
D. Xan Phran-xi-xcô.
Câu 17. Trong giai đoạn 1947-1949, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Mở cơ quan đại diện ở một số nước châu Á.
B. Kí với đại diện Pháp Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. Thành lập liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A. Đảng phải có đường lối cách mạng đúng đắn, chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
B. Kết hợp linh hoạt đấu tranh vũ trang là chủ yếu với đấu tranh chính trị giành chính quyền.
C. Tiến hành chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang tổng khởi nghĩa ở các thành thị.
D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp có nhiều loại hình căn cứ địa, hậu phương: hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ, ở cả rừng núi và đồng bằng, ở cả nông thôn và thành thị, từ cơ sở chính trị đến căn cứ địa, hậu phương, ở cả phía sau lưng ta và ở cả sau lưng địch trong lòng địch”.
(Vũ Quang Hiển, Đoàn Thị Yến (chủ biên), Chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954 (Một số chuyên khảo), NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2021, tr.13)
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến các loại hình căn cứ địa và hậu phương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
b) Hậu phương chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) không phải là trận địa tiến công của kẻ thù để đạt được mục tiêu quân sự.
c) Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi có thể bị đối phương bao vây, tiến công.
d) Thời kì 1945-1954, hậu phương chiến tranh nhân dân ở Việt Nam là vùng tự do rộng lớn, ổn định về không gian trong suốt cuộc kháng chiến.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước uỷ viên thường trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của Liên hợp quốc và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm”.
(Nguồn: Liên hợp quốc (UN), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan- chung/to-chuc- quoc-te/lien-hop-quoc-un-3283, ra ngày thứ Tư, 10/1/2018 )
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội.
b) Hội đồng Bảo an là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
c) Vị thế của các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phản ánh cán cân quyền lực của các cường quốc trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
d) Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ chắc chắn được thông qua khi không có nước nào bỏ phiếu chống.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:
Thời gian | Nội dung |
1996 | Việt Nam tham gia thành lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), diễn đàn đầu tiên Việt Nam tham gia với tư cách là sáng lập viên. |
1998 | Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). |
2007 | Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. |
2010 | Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. |
2020 | Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. |
a) Bảng thông tin trên thể hiện các thành tựu về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn khởi đầu của công cuộc Đổi mới (1986-1995).
b) Tham gia vào các tổ chức ASEM, APEC, WTO đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
c) Với vai trò ngày càng to lớn và quan trọng trong các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ giảm bớt được những áp lực cạnh tranh về thương mại và đầu tư.
d) Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra theo từng bước, từ hội nhập văn hóa, đến hội nhập kinh tế, đối ngoại.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................