Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nghệ An (2)

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Nghệ An (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN

ĐỀ CHÍNH THỨC 

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ (đợt 2)

Thời gian: 50 phútkhông kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Việt Nam Quang phục hội.    

B. Đảng Cộng sản Pháp.

C. Hội Liên hiệp thuộc địa.        

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2. Từ năm 1922 đến năm 1925, một trong những hoạt động của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là

A. đấu tranh chống sự xâm lược của phát xít Đức.     

B. thành lập tổ chức SEV.

C. thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô.     

D. tham dự Hội nghị Vec-xai.

Câu 3. Chiến thắng đường 14-Phước Long (6-1-1975) của quân dân miền Nam cho thấy

A. sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.

B. cục diện chiến tranh không có sự thay đổi rõ rệt.

C. chính quyền Sài Gòn chính thức chấm dứt tồn tại.

D. Mỹ thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra

A. Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới.    

B. nhiệm vụ giải phóng miền Nam.

C. đường lối đổi mới đất nước.                      

D. Nghị quyết về công nghiệp hóa đất nước.

Câu 5. Ở Việt Nam, các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau năm 1975 diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Trật tự thế giới mới đa cực đã xác lập ổn định.

B. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

D. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?

A. Các nước đế quốc đã hoàn thành mục tiêu xâm lược thuộc địa.

B. Tác động trực tiếp của xu thế cải cách, đổi mới trên thế giới.

C. Mĩ và Liên Xô giải thể tất cả các tổ chức quân sự trên toàn cầu.

D. Sự khủng hoảng, suy yếu, tan rã của Đông Âu và Liên Xô.

Câu 7. Năm 1984, quốc gia nào sau đây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Xin-ga-po.        

B. Thái Lan. 

C. Bru-nây.  

D. Việt Nam.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt Nam diễn ra trong thời kì Bắc thuộc?

A. Hai Bà Trưng.   

B. Bãi Sậy.   

C. Hương Khê.      

D. Ba Đình.

Câu 9. Tháng 6 năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam quyết định mở chiến dịch nào sau đây?

A. Tây Nguyên.     

B. Điện Biên Phủ.  

C. Việt Bắc. 

D. Biên giới.

Câu 10. Một trong những biểu hiện của xu thế đa cực đầu thế kỉ XXI là

A. vai trò ngày càng tăng của các trung tâm quyền lực.

B. Mỹ khống chế và chi phối tất cả tình hình thế giới.

C. thị trường thế giới được hoàn toàn thống nhất.

D. bước đầu hình thành các liên minh kinh tế khu vực.

Câu 11. Ngày 6-3-1946, đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện Chính phủ Pháp kí

A. Hiệp định Sơ bộ.       

B. Hiệp định Giơ-ne-vơ.  

C. Tạm ước Việt - Pháp.         

D. Hiệp định Pa-ri.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối bền vững.

B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

C. Hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Không ngừng phát huy, mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của Hội nghị I-an-ta (2-1945) đến tình hình thế giới?

A. Thành lập Hội Quốc liên để duy trì hoà bình thế giới.

B. Thống nhất xóa bỏ vũ khí hạt nhân bảo đảm hòa bình thế giới.

C. Quyết định sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế toàn cầu.

D. Thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh kết thúc.

Câu 14. Cộng đồng Kinh tế ASEAN không hướng tới mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao.

B. Xây dựng ASEAN thành khu vực thịnh vượng.

C. Tạo ra một khối phòng thủ chung về quân sự.                

D. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, thương mại.

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Quyết định chính sách ngoại giao với các nước phương Tây.

B. Khôi phục nền độc lập, xây dựng chế độ dân chủ.

C. Ngăn chặn mọi âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại xâm.

D. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của đất nước.

Câu 16. Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực hiện biện pháp nào sau đây nhằm phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Ký kết Hiệp định Sơ bộ với Pháp nhằm tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cách mạng.

B. Triệu tập Quốc dân Đại hội tại Tân Trào để thống nhất lực lượng và ý chí toàn dân.

C. Kêu gọi toàn dân tham gia phong trào "Tuần lễ vàng" để ủng hộ chính quyền cách mạng.

D. Thành lập chính quyền Xô viết ở các địa phương để thử nghiệm mô hình nhà nước mới.

Câu 17. Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)?

A. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

B. Làm phong phú lí luận về mô hình xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn.

C. Tạo cơ sở cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

D. Khẳng định đường lối cải cách mở cửa là đúng đắn, sáng tạo.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nội dung nào sau đây là bài học xuyên suốt trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) được vận dụng trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

A. Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của các đoàn thể chính trị -xã hội để phát huy sức mạnh toàn dân.

B. Phát huy nội lực quốc gia, tranh thủ tận dụng những xu thế mới.

C. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến lược chung, đề ra chiến lược cách mạng phù hợp mỗi miền đất nước.

D. Kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, bỏ qua những bước quá độ.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

Từ khí thế của phong trào Đồng Khởi, ngày 20-12-1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Tuyên ngôn, Chương trình hành động của Mặt trận gồm 10 điểm:

“1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm - thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, tiến bộ.

3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải thiện dân sinh.

[…]

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc..

10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới”.

(Lê Mậu Hãn, Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr.168-169)

a) Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trong bối cảnh Mỹ trực tiếp đưa quân Đồng minh tham gia cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

b) Tuyên ngôn của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai miền đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang giữa hai phe đế quốc diễn ra gay gắt.

c) Theo tư liệu, một trong những nội dung của Tuyên ngôn, Chương trình hành động của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình thế giới.

d) Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh (1941) và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) đều có mối liên hệ mật thiết với Quốc tế Cộng sản và phong trào cách mạng thế giới.

Câu 2. Cho những thông tin trong bảng sau đây:

Thời gian

Văn kiện

1967

Tuyên bố Băng Cốc xây dựng ASEAN thành một cộng đồng hoà bình, thịnh vượng ở Đông Nam Á.

1997

Tầm nhìn ASEAN 2020 nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển phồn vinh, tăng cường vị thế ASEAN.

2003

Tuyên bố Ba-li II đẩy mạnh chuẩn bị cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN.

2007

Hiến chương ASEAN đã tạo cơ sở pháp lý (nguyên tắc, thể chế, tổ chức và hoạt động) thúc đẩy các hoạt động liên kết khu vực với mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

2009

Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) thông qua biện pháp, hoạt động cụ thể về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội.

2015

Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.

a) Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập sau quá trình nỗ lực, chuẩn bị lâu dài, phản ánh sự trưởng thành về mặt tổ chức và tư duy hội nhập của ASEAN.

b) Các văn kiện từ năm 1997 đến 2015 cho thấy ASEAN đã hiện thực hóa quá trình xây dựng Cộng đồng từ định hướng đến hành động, thể hiện sự thích ứng kịp thời trước trật tự thế giới mới đang dần kiến tạo.

c) Bảng thông tin trên đề cập đến các văn kiện thể hiện ý tưởng, mục tiêu, kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

d) Từ Tuyên bố Băng cốc (1967) đến Tuyên bố Ba-li II (2003), tổ chức ASEAN đã xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN.

Câu 3: Cho những thông tin trong bảng sau đây:

“Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3 512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài (FDI) tăng nhanh, đăng kí đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020”.

(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.31).

a) “Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu và dự trữ ngoại hối tăng mạnh”  biểu hiện thành công trong cải cách thể chế và chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam được đề ra từ sau năm 1975.

b) Năm 2020, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng, đứng vững trong bối cảnh khủng hoảng thương mại quốc tế trên toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19.

c) Theo tư liệu, quy mô GDP của Việt Nam không ngừng được mở rộng, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng.

d) Thành tựu về kinh tế trong công cuộc Đổi mới chứng tỏ sự vận dụng lí luận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào thực tiễn Việt Nam là đúng đắn, trở thành đường lối phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay