Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 13

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 13 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của tổ chức ASEAN trong giai đoạn 1976-1999?

  1. Giải quyết vấn đề chính trị, an ninh tại Cam-pu-chia.

B. Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực.

C. Ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

D. ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước.

Câu 2. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa to lớn là

  1. đánh tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của phương Bắc.

B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

C. lần đầu tiên Đại Việt xây dựng được chính quyền tự chủ.

D. lần đầu tiên Đại Việt giành được độc lập dân tộc.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 – 1930?

A. Lãnh đạo nhân dân tham gia phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

B. Phát triển lí luận cách mạng giải phóng nhân loại đúng đắn, sáng tạo.

C. Góp phần xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức.

D. Xây dựng học thuyết Mác – Lênin về vấn đề giải phóng dân tộc và xã hội.

Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), thắng lợi nào sau đây quân dân Việt Nam đã khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

B. Chiến thắng Núi Thành.

C. Chiến dịch Biên giới.

D. Chiến thắng Bình Giã.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921-1930)?

A. Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng

B. Sang phương Tây tìm đường cứu nước

C. Lựa chọn khuynh hướng giải phóng dân tộc

D. Thành lập tổ chức tiền thân của Đảng

Câu 6. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, lí luận giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá  không có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?  

A. Là cơ sở cho sự trưởng thành trong đấu tranh của giai cấp công nhân. 

B. Là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước đang đi tìm chân lí. 

C. Góp phần giúp cách mạng lựa chọn khuynh hướng cách mạng phù hợp.  

D. Thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển, thiết lập được chế độ xã hội mới.

Câu 7. Đối với các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trong thế kỉ XX, Hồ Chí Minh có  đóng góp nào sau đây? 

A. Góp phần hoạch định chiến lược đấu tranh phù hợp với điều kiện lịch sử dân tộc. 

B. Lãnh đạo nhân dân và trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. 

C. Xây dựng và phát triển các tổ chức và chính đảng cách mạng ở trong và ngoài nước. 

D. Vận động nhân dân thế giới ủng hộ và đóng góp vào việc bảo vệ nhà nước công nông.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam

A. Phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân.

B. Xác định thời cơ, tạo và chớp thời cơ.

C. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.

D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Câu 9. Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một biểu hiện của

A. xu thế hòa bình, ổn định trên thế giới.

B. xu thế cải cách, mở cửa trên thế giới.

C. xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.

D. xu thế thương mại hóa trên thế giới.

Câu 10. Trong thời kì 1945 – 1954, những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác dụng nào sau đây?

A. Trực tiếp đánh bại thực dân Pháp.

B. Xây dựng thành công nhà nước mới.

C. Nâng cao uy, tín địa vị của quốc gia.

D. Đánh bại chủ nghĩa thực dân của Mĩ.

Câu 11. Trong giai đoạn 1979 – 1991, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đối đầu, căng thẳng vì lí do nào sau đây?

A. Tác động từ cục diện hai cực, hai phe.

B. Tác động của chiến tranh thế giới.

C. Mặt trái của xu thế toàn cầu hoá.

D. Mâu thuẫn Đông – Tây xuất hiện.

Câu 12. Thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975) ở Việt Nam cho thấy quá trình

A. Liên tục chịu sự tác động trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh và xu thế toàn cầu hoá

B. Thực hiện liên tục nhiệm vụ cách mạng chủ nghĩa xã hội và giải phóng dân tộc

C. Liên minh công - nông - tư sản giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong cách mạng

D. Chủ động lựa chọn cách đánh là đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự của Đảng.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa công cuộc Cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam? 

A. Gây dựng nền móng chế độ xã hội chủ nghĩa. 

B. Lấy cải tổ văn hoá – xã hội làm trung tâm. 

C. Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý. 

D. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Câu 14. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 có giá trị nào sau đây? A. Chứng minh tính đúng đắn trong tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. 

B. Bước đầu Gây dựng cơ sở kinh tế, xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 

C. Giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thủ tiêu mâu thuẫn xã hội. 

D. Củng cố niềm tin trong nhân dân vào việc thay đổi mục tiêu, chế độ của Đảng.

Câu 15. Kế sách nào sau đây được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077)?

A. "Thanh đã".

B. “Đánh điểm, diệt viện”.

C. “Đánh nhanh, thắng nhanh".

D. “Tiên phát chế nhân".

Câu 16. Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là quốc gia nào?

  1. Lào.

B. Campuchia.

C. Việt Nam.

D. Mianma.

Câu 17. Một trong những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới đất nước là

A. thanh toán triệt để tình trạng nghèo đói.

B. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C. chấm dứt được tình trạng phân hóa xã hội.

D. giảm tỉ lệ người đói nghèo trong xã hội.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Đế quốc Anh giúp thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương.

B. Thực dân Pháp cấu kết với quân Trung Hoa Dân quốc chống phá.

C. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm xác lập và phát triển.

D. Thực dân Pháp thi hành không nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ ne vơ.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân  chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong  cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp  quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan  hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. 

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trích trong: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,  NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70). 

  1. Đoạn văn kiện khẳng định khái niệm xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân Việt Nam hiện đang xây dựng.

  2. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

c) Thực tiễn quá trình Đổi mới (1986 đến nay) cho thấy cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở Việt Nam là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. 

d) Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Trước thắng lợi vĩ đại của Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng ta đã kịp thời nắm lấy thời cơ có một không hai đó để phát  động cao trào tổng khởi nghĩa, dựa vào lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng ở thành thị và  nông thôn kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu não của địch ở thủ đô và các thành phố, xóa bỏ hoàn toàn hệ thống cai trị của địch ở nông thôn, giành chính quyền trong  phạm vi cả nước” 

(Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành  những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.48) 

a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giải quyết được thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách  mạng xã hội và mang tầm vóc thời đại. 

b) Thời cơ “có một không hai” nhắc đến trong đoạn tư liệu bắt đầu xuất hiện từ khi Nhật đầu hàng  Đồng minh đến khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương theo quy định. 

c) Lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng là một trong những biểu hiệu cho thấy thời cơ của Cách mạng tháng Tám (1945) đã chín muồi. 

d) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là điển hình của nghệ thuật phân tích thời cơ, chớp thời cơ và  đẩy lùi nguy cơ của Đảng hoàn thành ngay khi cách mạng thành công. 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai:

“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NiCs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật".

(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)

a. Thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia.

b. Đoạn tư liệu thể hiện xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

c. Hợp tác về kinh tế - chính trị làm suy yếu tiềm lực phát triển của từng nước.

d. Tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự của Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh khiến cho hai nước chịu nhiều tổn thất.

Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay