Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 9

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 9 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia nào sau đây?

A. Liên Xô, Trung Quốc

B. Nhật Bản, Pháp

C. Pháp, Liên Xô

D. Mỹ, Anh

Câu 2. Thực tiễn công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) để lại bài học nào?

A. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trong đó kinh tế làm trọng tâm

B. Đổi mới chính trị luôn đi trước mở đường cho đổi mới kinh tế

C. Triệt để áp dụng đầy đủ mô hình cải cách từ nước ngoài

D. Xây dựng sức mạnh tổng hợp, ngoại lực đóng vai trò quyết định

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh?

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Pháp.

Câu 4. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước (1920) có ý nghĩa nào?

A. Đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

B. Tiếp tục khẳng định sự kiên định của con đường cách mạng vô sản.

C. Đưa giai cấp công nhân Việt Nam trở thành người lãnh đạo cách mạng.

D. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Câu 5. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

A. Liên Xô.

B. Trung Quốc.

C. Xiêm.

D. Ấn Độ.

Câu 6.  Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức chính trị nào sau đây?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

B. Tâm tâm xã

C. Đông Dương Cộng sản đảng

D. Việt Nam Độc lập Đồng minh

Câu 7. Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pa-ri (1973) là gì?

A. Cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

B. Là dấu mốc đánh dấu thắng lợi cuối cùng của kháng chiến

C. Quy định thời gian rút quân đội nước ngoài trong 2 tháng

D. Thỏa thuận vấn đề tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực

Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

A. Tất cả các nước trong khu vực đã giành được độc lập.

B. Xu thế hợp tác khu vực trên thế giới đang diễn ra.

C. Sự xuất hiện và phát triển của xu thế toàn cầu hóa.

D. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785), quân Tây Sơn đã giành thắng lợi trong trận đánh nào sau đây?

A. Chi Lăng – Xương Giang.

B. Ngọc Hồi - Đống Đa.

C. Rạch Gầm – Xoài Mút.

D. Vạn Kiếp – Bình Than.

Câu 10. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các nước sáng lập tổ chức ASEAN phát triển kinh tế theo chiến lược nào sau đây?

A. Chỉ nhận viện trợ của phương Tây.

B. Tham gia Kế hoạch Mác-san của Mỹ.

C. Phát triển kinh tế hướng ngoại.

D. Phát triển kinh tế hướng nội.

Câu 11. Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sau sự kiện nào sau đây?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

C. Chủ nghĩa xã hội ở châu Âu đã mở rộng

D. Cách mạng tư sản Mỹ giành thắng lợi

Câu 12. Từ sau năm 1975 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, những quốc gia nào vẫn kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội dù bị cấm vận và bao vây kinh tế?

A. Việt Nam, Cu-ba

B. Cu-ba, Ba Lan

C. Việt Nam, Tiệp Khắc

D. Ru-ma-ri, Cu-ba

Câu 13. Trong những năm 1945–1954, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946–1947).

D. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953–1954.

Câu 14. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu phát động phong trào đưa thanh niên Việt Nam đến học tập tại quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 15. Ở Việt Nam, đấu tranh ngoại giao được nâng lên trở thành một mặt trận trong

A. cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

B. cuộc vận động trực tiếp giải phóng dân tộc (1939–1945).

C. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

D. thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976).

Câu 16.Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây là?

A. Lào

B. Xin-ga-po

C. Mi-an-ma

D. Xiêm

Câu 17. Quốc gia Đông Nam Á nào từng là thuộc địa của thực dân Anh?

A. Cam-pu-chia

B. Lào

C. Mã Lai Tây Á

D. Việt Nam

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia ở khu vực nào sau đây đã lựa chọn con đường đi theo chủ nghĩa xã hội?

A. Tây Âu.

B. Đông Âu.

C. Bắc Mỹ.

D. Nam Á.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị và trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Từ tháng 9-1945, với cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã kí nhiều sắc lệnh quan trọng, qua đó giải quyết được nhiều khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ Việt Nam kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước (14-9-1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài không tránh khỏi với thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, sát sao đến các hoạt động: cùng Trung ương Đảng hoạch định đường lối kháng chiến; dự họp và chỉ đạo nhiều nhiều chiến dịch quan trọng; trực tiếp chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959),...

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương. 

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nghiên cứu, hoạch định đường lối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

c) Một trong những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với phong trào cách mạng thế giới là tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam. 

d) UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam vì những cống hiến cho riêng Việt Nam. 

Câu 2.  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhận thấy những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hoá của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

(Tập biên bản của Đại hội đồng UNESCO, khoá họp ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 72-73)

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh của tất cả các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

b) UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nền văn hoá của mọi quốc gia trên thế giới. 

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hoá thế giới” vì có vai trò to lớn đối với Việt Nam và góp phần khẳng định bản sắc văn hoá các dân tộc trên thế giới.

d) Thế giới tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự trân trọng về tư tưởng, hành động và nhân cách cao thượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được các tổ chức quốc tế và nhân dân các nước thừa nhận. 

Câu 3.  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đặt bút kí vào bản Hiệp định Pa-ri lịch sử [27-1-1973], tôi vô cùng xúc động, tôi như thay mặt nhân dân và các chiến sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ đấu tranh trên tuyền tuyến và trong lao tù cắm ngọn cờ chiến thắng chói lọi. Vình dự đó đối với tôi thật quả to lớn. Tôi không có đủ lời để nói lên được lòng biết ơn vô tận đối với đồng bào và chiến sĩ ta từ Nam chí Bắc đã chấp nhận mọi hi sinh dũng cảm chiến đấu để có được thắng lợi to lớn hôm nay”.

(Nguyễn Thị Bình, Gia đình, bạn bè và đất nước – hồi kí, NXB Tri thức, Hà Nội, 2012, tr.131)

a) Hiệp định Pa-ri được kí kết là một thắng lợi ngoại giao của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

b) Hiệp định Pa-ri được kí kết phản ánh thành quả trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. 

c) Việc kí Hiệp định Pa-ri đã mở ra bước ngoặt đầu tiên, đưa tới sự chuyển biến về thế và lực có lợi cho cách mạng miền Nam Việt Nam.

d) Về bản chất, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc bằng thắng lợi của việc kí Hiệp định Pa-ri.

Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay