Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 2
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 2 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã lật đổ:
A. Chế độ thực dân
B. Nhà nước phát xít
C. Chính quyền vô sản
D. Chính quyền tư sản
Câu 2. Vào thế kỉ XV, nhà Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
A. Minh.
B. Thanh.
C. Tống.
D. Đường.
Câu 3. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
B. Đất nước độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị xoá bỏ.
D. Chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất thế giới.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của cộng đồng ASEAN?
A. Tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên
B. Củng cố vị thế là tổ chức quốc tế lớn nhất
C. Giải phóng các nước khỏi chủ nghĩa thực dân
D. Xây dựng một ngôi nhà chung trên thế giới
Câu 5. Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?
A. Kết thúc trật tự thế giới đơn cực.
B. Thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới.
C. Giúp Liên Xô xây dựng đất nước.
D. Thiết lập quan hệ đối ngoại với ASEAN.
Câu 6. Năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời đã:
A. Đánh dấu hoàn thành công cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
B. Chứng tỏ chế độ quân chủ chuyên chế đã hoàn toàn bị sụp đổ.
C. Đánh dấu sự phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. Đánh dấu hoàn thành công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.
B. Kết thúc mọi tranh chấp trên thế giới.
C. Quốc tế hóa chiến tranh xâm lược.
D. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 8. Trong những năm 1986-1995, Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đấu tranh giải phóng giai cấp.
B. Đánh đổ đế quốc và phong kiến.
C. Kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
Câu 9. Quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 cho thấy:
A. Nhân dân là lực lượng quyết định làm nên thành công của sự nghiệp cách mạng
B. Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước với nghệ thuật chiến tranh nhân dân
C. Phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong nhiều hình thức mặt trận dân tộc
D. Việc thay đổi mục tiêu chiến lược cách mạng của Đảng là đúng đắn và hợp thời
Câu 10. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?
A. Lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
B. Gia nhập tổ chức ASEAN.
C. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Sáng lập Mặt trận Liên Việt.
Câu 11. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) nhằm mục đích nào sau đây?
A. Bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa.
B. Giành chính quyền về tay địa chủ.
C. Xóa bỏ chế độ thực dân - phát xít.
D. Thủ tiêu mọi giai cấp trong xã hội.
Câu 12. Năm 1995, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Kí bản Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia.
C. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ.
D. Khôi phục quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Câu 13. Hồ Chí Minh được nhân dân thế giới tôn vinh vì lí do nào sau đây?
A. Con đường cách mạng của Người gắn với cuộc đấu tranh của các lực lượng tiến bộ
B. Nhân dân thế giới có chung nhiệm vụ, mục tiêu với sự nghiệp cách mạng của Người
C. Hồ Chí Minh đã cùng nhân dân thế giới thực hiện đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản
D. Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh là chuẩn mực chung cho toàn nhân loại
Câu 14. Trong những năm 1954-1960, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Thực hiện đổi mới toàn diện đất nước.
B. Khởi nghĩa chống chế độ phong kiến.
C. Chống lại chính sách xâm lược của Mỹ.
D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pa-ri.
Câu 15. Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN có triển vọng nào sau đây?
A. Có cơ hội nhất thể hoá về mặt chính trị.
B. Trở thành khu vực phát triển năng động.
C. Giải quyết triệt để “vấn đề Campuchia”.
D. Kết nạp thêm thành viên ngoài khu vực.
Câu 16. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 được đề ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Nền kinh tế bị khủng hoảng.
B. Nhà nước cách mạng non trẻ.
C. Chiến tranh lạnh vừa chấm dứt.
D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền
Câu 17. Thành tựu nào sau đây là của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa?
A. Có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
B. Đưa con người lên Mặt Trăng.
C. Hoàn thành công cuộc chống lạm phát.
D. Xoá bỏ được tình trạng tham nhũng.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam được đề ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng.
B. Trật tự hai cực I-an-ta hoàn toàn sụp đổ.
C. Xu thế đối đầu Đông – Tây vừa xuất hiện.
D. Các nước đều tập trung vào trí tuệ nhân tạo.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Thời gian | Nội dung |
Năm 1939 | Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. |
Năm 1942 | Tuyên bố về Liên hợp quốc ra đời. |
Năm 1943 | Hội nghị Tê-hê-ran khẳng định việc thành lập Liên hợp quốc. |
Năm 1945 | Liên hợp quốc ra đời. |
Năm 1977 | Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. |
a) Bảng thông tin thể hiện về những vấn đề liên quan đến Liên hợp quốc.
b) Liên hợp quốc ra đời xuất phát từ khát vọng hòa bình của nhân loại.
c) Mỹ, Anh, Liên Xô vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác với nhau trong vấn đề thành lập và duy trì hoạt động của Liên hợp quốc.
d) Việt Nam và Liên hợp quốc đều đóng góp cho sự phát triển thông qua việc khởi xướng và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp có nhiều loại hình căn cứ địa, hậu phương: hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ, ở cả rừng núi và đồng bằng, ở cả nông thôn và thành thị, từ cơ sở chính trị đến căn cứ địa, hậu phương, ở cả phía sau lưng ta và ở cả sau lưng địch trong lòng địch”.
(Vũ Quang Hiển, Đoàn Thị Yến (chủ biên), Nguyễn Minh Tuấn, Đào Thị Bích Hồng, Chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954 (Một số chuyên khảo), NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2021, tr.13).
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến các loại hình căn cứ địa và hậu phương trong Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
b) Hậu phương chiến lược trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là nơi đứng chân an toàn của cơ quan đầu não chỉ huy của nhân dân Việt Nam.
c) Thực tiễn cho thấy căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám (1945) và hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là nơi tập hợp, xây dựng khối đoàn kết.
d) Hậu phương chiến lược trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là nơi đối phương bất khả xâm phạm và rèn luyện, đứng chân, che giấu lực lượng trước và sau các trận đánh.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Thực hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới. Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm […]. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”.
(https://vietnamhoinhap.vn/vi/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-hien-nay 22223.htm)
a) Hội nhập quốc tế là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam.
b) Một trong những đóng góp của hội nhập quốc tế là thúc đẩy sự phát triển đất nước.
c) Sự kết hợp giữa bản chất ưu việt của thế chế chính trị với chính sách hội nhập phù hợp đã giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
d) Sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam có tác động qua lại với nhau và nâng cao sức mạnh quốc gia.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................