Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Lào Cai
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Lào Cai sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAO CAI
| ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về trật tự thế giới đa cực?
A. Một quốc gia có khả năng chi phối sự phát triển của thế giới.
B. Có sự tham gia của các quốc gia và trung tâm quyền lực.
C. Được kế thừa những hệ quả tích cực của trật tự thế giới hai cực.
D. Có sự phân cực rõ rệt giữa các nước theo chế độ chính trị - xã hội.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Xác lập trật tự thế giới mới của các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu, chi phối.
B. Hình thành trật tự thế giới hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ đứng đầu mỗi bên.
C. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở nước thắng trận thống trị nước bại trận.
D. Trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận đoàn kết, đồng thuận.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng về đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ kinh tế tư nhân.
B. Không ngừng được điều chỉnh và bổ sung qua nhiều kì Đại hội của Đảng.
C. Đường lối đổi mới lần đầu được thông qua tại Đại hội VI (1986) của Đảng.
D. Đổi mới đất nước không có nghĩa thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Câu 4. Trong quá trình chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1921 - 1929), Nguyễn Ái Quốc có sự sáng tạo nào sau đây?
A. Chủ nhiệm, kiêm chủ bút cho tờ báo Người cùng khổ để tuyên truyền cách mang.
B. Thành lập các tổ chức tiền cộng sản trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Xuất bản cuốn Đường Kách mệnh, bí mật gửi về nước để tuyên truyền cách mạng.
D. Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp để tố cáo những tội ác của thực dân Pháp.
Câu 5. Vào thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây?
A. Mông - Nguyên.
B. Anh - Mĩ.
C. Pháp - Đức.
D. Tống - Nguyên.
Câu 6. Văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN là
A. Tuyên bố Băng Cốc năm 1967.
B. Tầm nhìn ASEAN 2025.
C. Tuyên bố Ba-li năm 1976.
D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây là đúng về công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường, lấy kinh tế tư nhân là trọng điểm.
B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
C. Từng bước thực hiện chính sách đa nguyên về chính trị.
D. Luôn coi nhân tố thời đại là yếu tố nền tảng, quyết định.
Câu 8. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam giành thắng lợi đã
A. chấm dứt hoàn toàn thế bao vây của quân Pháp đối với căn cứ địa Việt Bắc.
B. hoàn thành nhiệm vụ giam chân quân Pháp trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
C. làm phá sản bước đầu kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 9. Những địa phương nào sau đây giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Thủ đô Hà Nội, Huế, Sài Gòn và Đồng Nai Thượng.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và Thanh Hóa.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
D. Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Quảng Nam.
Câu 10. Một trong những vai trò của Liên hợp quốc về bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội là
A. làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột.
B. tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
C. ra công ước về chống chạy đua vũ trang.
D. thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa trên thế giới.
Câu 11. Một trong những chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) là
A. củng cố, phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. hợp tác toàn diện với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.
C. củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mĩ.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải triển vọng của Cộng đồng ASEAN trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa?
A. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
B. ASEAN trở thành một liên minh chính trị, quân sự lớn mạnh ở châu Á.
C. Từ đầu thế kỉ XXI, vị thế của ASEAN đã nâng cao trên trường quốc tế.
D. ASEAN đã có cơ sở hợp tác tích cực trong nội khối và đối tác bên ngoài.
Câu 13. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã ra tuyên bố thành lập
A. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
C. Chính phủ lâm thời của công - nông - binh.
D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (NSG).
Câu 14. Năm 1991, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nổi bật nào sau đây?
A. Phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản.
B. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
C. Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
D. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đóng góp của phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh.
B. Đánh đuổi quân Xiêm và quân Minh.
C. Lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
D. Bước đầu xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước.
Câu 16. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn 1967 -1976 là
A. Thành lập Cộng đồng ASEAN.
B. Cam-pu-chia gia nhập ASEAN.
C. Hiệp ước Ba-li được kí kết.
D. Hiến chương ASEAN được thông qua.
Câu 17. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc xây dựng trong những năm 20 của thế kỉ XX có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tạo nên nhân tố đầu tiên có tính quyết định cho mọi thành công của cách mạng.
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.
C. Tạo cơ sở cho sự phát triển của phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
D. Tạo cơ sở cho sự phát triển của phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia nào sau đây?
A. Nhật Bản.
B. Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc.
D. Hàn Quốc.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, thời kì 1945 - 1954, nhất là giai đoạn từ tháng 9 - 1945 đến cuối năm 1950 có vị trí đặc biệt và có nhiều đặc điểm. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập, nhưng nền độc lập của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Việt Nam vẫn là nơi các thế lực đế quốc tranh giành ảnh hưởng, và dẫn đến kết cục là thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, buộc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải phát động một cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện”.
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Tập 10 (từ năm 1945 đến năm 1950), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr. 19)
a) Theo đoạn tư liệu, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, còn non trẻ, chưa được các nước trên thế giới công nhận.
b) Đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn 1945-1949 là nhân dân Việt Nam tự lực chiến đấu vượt qua vòng vây.
c) Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có sự tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.
d) Mặc dù thừa nhận nền độc lập của Việt Nam, nhưng thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu và hành động quay trở lại xâm lược.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sức mạnh ngoại giao là một dạng "sức mạnh mềm" và ngoại giao đóng vai trò quan trọng tạo dựng thêm thế và lực của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, ngoại giao đa phương ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Bên cạnh chủ thể chính của quan hệ quốc tế còn có các chủ thể khác là các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia,... Thực tiễn quốc tế cho thấy, các nước vừa và nhỏ vẫn có thể tham gia hiệu quả và có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO,.... Đó là kinh nghiệm bổ ích về hoạt động chính trị quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo”.
(Nguyễn Dy Niên, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2009, tr.336)
a) Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh tầm quan trọng của ngoại giao trong gia tăng thế và lực của đất nước.
b) Trong thời đại ngày nay, các quốc gia vừa và nhỏ luôn gặp những khó khăn khi tham gia các tổ chức quốc tế.
c) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động đối ngoại là phải tích cực, chủ động, theo sát tình hình, tận dụng thời cơ để nâng cao vị thế.
d) Hiện nay, ngoại giao của các quốc gia chỉ tập trung vào lĩnh vực chính trị, quốc phòng - an ninh. Ngoại giao thậm chí có thể đi trước mở đường cho đấu tranh chính trị và quân sự.
Câu 3: Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Thời gian | Sự kiện |
Năm 1945 | Hội nghị I-an-ta thoả thuận xong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc thắng trận ở châu Âu, châu Á. |
Năm 1947 | Thông điệp của Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man; Mỹ triển khai kế hoạch Mác-san (Kế hoạch phục hưng châu Âu). |
Năm 1949 | Mỹ thành lập khối quân sự NATO; Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). |
Năm 1955 | Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập khối quân sự Vác-sa-va. |
a) Đỉnh cao về sự đối đầu giữa hai cực, hai phe là cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài không có hồi kết.
b) Bảng thông tin trên phản ánh những sự kiện trong quá trình xác lập Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
c) Trong Trật tự thế giới hai cực I-an-ta, Mỹ là quốc gia duy nhất đã tận dụng được cơ hội, bứt phá vươn lên.
d) Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã làm căng thẳng chính trị và quan hệ quốc tế trong nhiều thế kỉ.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................