Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 1
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 1 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Từ năm 1991 đến nay, quốc gia nào sau đây phát triển đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa?
A. Liên Xô.
B. Liên bang Nga.
C. Thổ Nhĩ Kì.
D. Trung Quốc.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho cách mạng Việt Nam trong thời kì 1930 - 1945?
A. Lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Phác thảo và hoàn thành hai ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội cho dân tộc.
C. Lãnh đạo hoàn thành triệt để nhiệm vụ tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
D. Phác thảo và từng bước hoàn chỉnh, bổ sung đường lối chiến chiến lược cách mạng
Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây?
A. Ưu tiên quyền lợi cho các nước lớn mạnh.
B. Giúp đỡ các nước nghèo phát triển kinh tế.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các nước.
D. Chia đều nguồn tài chính cho tất cả quốc gia.
Câu 4. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Lãnh đạo nhân dân hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
B. Hoàn chỉnh hệ thống lí luận cách mạng xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh.
C. Hoàn thành xây dựng chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế.
D. Tham gia hoạch định đường lối trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới.
B. Làm sụp đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa.
C. Đưa giai cấp nô lệ lên nắm chính quyền.
D. Mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do cho nhân loại.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là vai trò của Liên hợp quốc?
A. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính.
B. Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
D. Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Xu thế khu vực hoá xuất hiện, ngày càng phát triển mạnh mẽ.
B. Các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa.
C. Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện, ngày càng phát triển mạnh mẽ.
D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu 8. Năm 1967, nước nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN?
A. Hà Lan.
B. Ấn Độ.
C. Hàn Quốc.
D. Thái Lan.
Câu 9. Thắng lợi bước đầu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy:
A. Độc lập dân tộc là tiền đề đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Chính sách lấy phát triển quân sự chỉ được thực hiện trong điều kiện hoà bình.
C. Nền văn hoá tiên tiến là nhân tố quyết định thành công của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D. Phát triển của giáo dục và chính trị là điều kiện tiên quyết đưa đến sự tăng trưởng của kinh tế.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Một số cuộc chiến tranh cục bộ đã và đang diễn ra.
B. Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh.
C. Hệ thống tài chính toàn cầu khủng hoảng và sụp đổ.
D. Chủ nghĩa thực dân trên thế giới hoàn toàn sụp đổ.
Câu 11. Trong Tổng khởi nghĩa năm 1945, nhân dân Việt Nam tiến hành hoạt động nào sau đây?
A. Đánh đuổi phát xít Nhật
B. Tham gia Hội nghị thành lập Đảng
C. Thành lập chính phủ công nông
D. Tiêu diệt phát xít Đức
Câu 12. Quốc gia nào sau đây là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Mi-an-ma.
B. Bru-nây.
C. Xin-ga-po.
D. Cam-pu-chia.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Lực lượng cách mạng được chuẩn bị chu đáo.
B. Chiến tranh lạnh đi đến giai đoạn cuối.
C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ.
D. Lực lượng vũ trang cách mạng chưa ra đời.
Câu 14. Đầu thế kỉ XX, hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đã:
A. Đưa ngoại giao trở thành mặt trận trong phong trào yêu nước.
B. Thúc đẩy phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
D. Tạo cơ sở pháp lí để nhân dân đấu tranh chống Mỹ xâm lược.
Câu 15. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào miền Nam.
B. Miền Bắc tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội.
C. Nhà nước Dân chủ Cộng hòa mới ra đời.
D. Quân Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương.
Câu 16. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống
B. Chiến tranh lạnh chấm dứt
C. Cục diện đối đầu Đông – Tây căng thẳng
D. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ
Câu 17. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Trong công cuộc cải cách, mở cửa đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Thuyết phục Mỹ từ bỏ âm mưu bá chủ thế giới.
B. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trời.
C. Phát triển quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia.
D. Khắc phục được hết tình trạng tham nhũng.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho những thông tin trong bảng liệu sau đây:
Thời gian | Sự kiện tiêu biểu |
1976 | Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba-li) đươc kí kết. |
1995 | Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN. |
1999 | Cam-pu-chia trở thành thành viên của tổ chức ASEAN. |
2007 | Hiến chương ASEAN được thông qua. |
2015 | Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển với ba trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị – An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. |
a) Bảng thông tin thể hiện các sự kiện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
b) Hiệp ước Ba-li (1976) và Hiến chương ASEAN (2007) là những văn kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
c) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng đồng ASEAN là hai tổ chức riêng biệt.
d) Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN làm chấm dứt sự đối đầu ở khu vực Đông Nam Á trong thời kì Chiến tranh lạnh và tác động của xu thế toàn cầu hoá.
Câu 2. Cho đoạn tự liệu sau đây:
“Trải qua hơn 40 năm, “Trật tự hai cực Ianta” đã từng bước bị xói mòn: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một “đột phá” đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, […]; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á – Phi – Mĩ latinh mà theo “khuôn khổ Ianta” thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước phương Tây; sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mĩ (trước đây Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của cả thế giới) v.v… ".
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.417).
a) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 thể hiện sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh lạnh.
b) Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực I-an-ta.
c) Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy sự phân tuyến triệt để giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
d) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trả lời phỏng vấn của một nhà báo Thụy Điển vào ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”; “Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”.
(https://tapchicongsan.org.vn/tin-tieu-diem/ /asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/hiep-dinh-gio-ne vo-nam-1954-moc-son-lich-su-cua-nen-ngoai-giao-viet-nam).
a) Tư liệu phản ánh về thiện chí hòa bình của Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ với thực dân Pháp.
b) Đấu tranh ngoại giao và quân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng dẫn tới thắng lợi của kháng chiến.
c) Để có hòa bình thực sự, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài và gian khổ.
d) Cơ sở để đi tới việc chấm dứt chiến tranh là thiện chí của các bên tham chiến và việc tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Pháp và Việt Nam.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................