Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 4
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 4 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Một trong những trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng
A. Kinh tế.
B. Nghệ thuật.
C. Du lịch.
D. Quân sự.
Câu 2. Giai cấp nào sau đây giữ vai trò lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười (1917) ở nước Nga?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Vô sản.
D. Địa chủ
Câu 3. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp trong bối cảnh nào sau đây?
A. Chủ nghĩa thực dân mới suy yếu, sụp đổ
B. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền
C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao
D. Công cuộc Đổi mới đất nước đã thành công
Câu 4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
B. Thực dân Pháp đem quân trở lại Đông Dương.
C. Mỹ bắt tay với Liên Xô xây dựng cộng đồng chung.
D. Các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập.
Câu 5. Vào thế kỉ XVIII, nhà Tây Sơn tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây?
A. Nguyên.
B. Xiêm.
C. Tần.
D. Hán.
Câu 6. Năm 1995, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào.
D. Khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Câu 7. Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
A. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.
B. Sự đa dạng về chế độ chính trị.
C. Bị chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. Quản trị lưu vực sông Hồng.
Câu 8. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam có nội dung nào sau đây?
A. Xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp
B. Duy trì nhà nước phong kiến tập quyền
C. Lấy phát triển văn hóa là trọng tâm
D. Đóng cửa với các nước châu Âu
Câu 9. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 là
A. Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân.
B. Thành lập nhà nước cách mạng mới.
C. Thực hiện chế độ Tổng thống tập trung quyền lực.
D. Xây dựng thể chế nhà nước Tam quyền phân lập.
Câu 10. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng.
B. Trật tự đa cực, nhiều trung tâm hình thành.
C. Chiến tranh lạnh hoàn toàn chấm dứt.
D. Đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Chính quyền đô hộ khủng hoảng trầm trọng.
B. Sự chỉ huy tài giỏi của các tướng quân.
C. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân.
D. Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh.
Câu 12. Một trong những tỉnh lị giành được chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là
A. Tây Ninh.
B. Bắc Giang.
C. Thái Nguyên.
D. Thái Bình.
Câu 13.Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858?
A. Có nghệ thuật quân sự độc đáo
B. Được sự giúp đỡ của Cuba
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
D. Chính quyền nhân dân được củng cố
Câu 14. Trong thời kì 1975 – 1986, Việt Nam không có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Duy trì quan hệ với Liên Xô.
B. Gia nhập khối liên minh châu Âu.
C. Kí kết nhiều văn kiện hợp tác.
D. Gia nhập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 15. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?
A. Đề nghị cải cách chế độ cai trị.
B. Tổ chức đấu tranh chống quân phiệt Nhật.
C. Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
D. Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 16. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Nhân dân miền Nam giành được chính quyền ở các đô thị lớn.
C. Toàn bộ thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ổn định, lớn mạnh.
D. Xu thế đa cực ra đời, chi phối sự phát triển của quan hệ quốc tế.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A. Tổ chức phong trào Đông du.
B. Tiến hành đấu tranh chống phát xít.
C. Tham gia Quốc tế Cộng sản.
D. Gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1975?
A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của các lực lượng xã hội mới với đường lối đúng đắn.
B. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đều mang tính chất dân tộc, dân chủ sâu sắc.
C. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.
D. Sự thống nhất trong ý chí và hành động của các lực lượng tham gia chiến đấu.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội, hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”.
(Nguyễn Phú Trọng: “Phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm đã có; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 1.014, tháng 5-2023, tr. 18).
a) Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam luôn coi trọng sự phát triển hài hòa về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
b) Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng thể hiện đạo lí và truyền thống tốt đẹp của nhân loại.
c) Những thành tựu của Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc và đổi mới đất nước đã giúp Liên hợp quốc thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỉ.
d) Đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo được ưu tiên bảo vệ trong chiến tranh và phát triển trong thời bình.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Họ [những thanh niên trong phong trào Đông Du] đến Nhật Bản với một tinh thần thực sự cầu thị nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý giá về sự thành công của Nhật Bản duy tân để trở về đánh Pháp, khôi phục Việt Nam, giành lại độc lập cho nước nhà. Với sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản, những thanh niên ưu tú Việt Nam lần lượt được thu xếp vào học tại các trường quân sự, chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn hoá ở Nhật Bản”.
(Hoàng Văn Hiển, Tiếp cận Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.52).
Đoạn tư liệu trên đề cập đến vai trò của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX.
b) Phong trào Đông Du do Phan Châu Trinh khởi xướng thể hiện tinh thần yêu nước.
c) Hoạt động đối ngoại của bộ phận thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX thể hiện tính chất cách mạng, góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. d) Phong trào Đông Du của thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX đã bước đầu xây dựng xây dựng mối liên hệ giữa phong trào yêu nước Việt Nam với cách mạng các nước châu Á và thế giới.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng của khu vực và thế giới, như: Liên hợp quốc (UN), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Đại hội đồng Liên minh nghị việnthế giới (IPU), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…”.
(Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật, 2024, tr.33).
Đoạn tư liệu trên đề cập đến những thành tựu Việt Nam đạt được trong lĩnh vực đối ngoại.
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là bước đầu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
c) Hoạt động đối ngoại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay).
d) Với việc Việt Nam là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế của khu vực và thế giới góp phần huy động các nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................